Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Lấp lỗ hổng né thuế thương mại điện tử xuyên biên giới (Bài 4): Công nghệ - "Cánh cửa" chống thất thu thuế

Nhóm PV: Thứ bảy 29/04/2023, 21:32 (GMT+7)

Sự tăng trưởng nhanh chóng, bùng nổ cùng nhiều hình thức mới đặt ra thách thức với cơ quan thuế để đuổi kịp tốc độ phát triển của hoạt động này. Cần những giải pháp gì để tiếp tục siết “chảy máu” doanh thu sang các nhà cung cấp nước ngoài?

Như chúng tôi đã đề cập trong bài 3 của loạt phóng sự: "Lấp lỗ hổng né thuế từ nền tảng xuyên biên giới", sau một thời gian loay hoay với việc thu thuế các phương thức kinh doanh mới, nhiều “ông lớn” Facebook, Google, Apple… đã “rút ví” thực hiện nghĩa vụ ngân sách với Việt Nam.

Điều này đã được thể hiện qua số thu ngân sách trong năm 2022 và quý 1/2023, cùng với số nhà cung cấp nước ngoài đăng ký kê, khai nộp thuế Thông qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài tăng mạnh.

Thế nhưng, sự tăng trưởng nhanh chóng, bùng nổ cùng nhiều hình thức mới đặt ra thách thức với cơ quan thuế để đuổi kịp tốc độ phát triển của hoạt động này. 

Ảnh minh họa: Người lao động

Ảnh minh họa: Người lao động

"Việc tổ chức thu thuế không phải khó khăn chỉ riêng Việt Nam mà các quốc gia vùng lãnh thổ trên thế giới cũng gặp khó khăn này. Tôi thấy rằng Việt Nam đã đi đúng hướng và chúng tôi tin tưởng vào những giải pháp này".

"Những định hướng của chúng ta là đúng và cái này cũng đã được đề cập trong chiến lược cải cách thuế đến năm 2030 mà Thủ tướng Chính phủ đã công bố trong quyết định số 588, trong đó đặc biệt chú trọng đến ứng dụng cơ sở dữ liệu lớn Big Data, công nghệ AI trí tuệ nhân tạo".

"Những kết quả mà chúng ta đạt được cho thấy là chúng ta đang đi đúng định hướng thế nhưng cần tiếp tục đầu tư vào công nghệ để việc thu thuế ngày càng siết hơn".

Hướng đi đúng, nhưng cần mạnh tay quyết liệt hơn nữa. Điều này hoàn toàn có cơ sở bởi tiềm năng tăng trưởng của lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới là rất lớn như Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc từng nhận định: "Trong tương lai, đến năm 2025, dự báo doanh thu của sàn thương mại điện tử là hơn 52 tỷ USD - Đây là nguồn thu ngân sách rất lớn và buộc chúng ta phải nâng cao công tác quản lý một cách chủ động".

Trước tốc độ tăng trưởng nhanh chóng cùng nhiều phương thức mới của hoạt động thương mại điện tử, luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật S&B Law cho rằng, để hạn chế thất thu thuế ở mảng này trước hết cần tích cực cập nhật, điều chỉnh để xây dựng một cơ sở pháp lý tốt: "Tích cực rà soát, cập nhật và điều chỉnh các quy định về chính sách thuế cho phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như thực tiễn của Việt Nam.

Bên cạnh đó, là sự vào cuộc đồng bộ của các bộ ngành địa phương, đặc biệt là hệ thống các ngân hàng thương mại, cũng như các cổng trung gian thanh toán trong việc thu thập thông tin, trao đổi dữ liệu".

Nhiều giải pháp được đề xuất, song theo PGS-TS. Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế và Hải quan (Học viện Tài chính), để quản lý thuế của “ông lớn” công nghệ,  điều cốt lõi là áp dụng các phần mềm công nghệ cao nhất. Bởi nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới là dựa trên công nghệ và internet nên khi triển khai các giải pháp cần gắn với công nghệ:

"Xuất phát từ đặc điểm vốn có của hoạt động kinh doanh thương mại điện tử là sử dụng công nghệ thông tin kỹ thuật số và Internet để thực hiện các giao dịch. Như vậy thì chúng ta tăng cường công nghệ để kiểm soát. Nhưng hiện nay vấn đề cốt yếu nhất là công nghệ của chúng ta cần phải tiếp tục đầu tư vì nó chưa đáp ứng để kiểm soát được các hoạt động thương mại điện tử", PGS-TS. Lê Xuân Trường cho biết. 

Để quản lý thuế của “ông lớn” công nghệ,  điều cốt lõi là áp dụng các phần mềm công nghệ cao nhất

Để quản lý thuế của “ông lớn” công nghệ,  điều cốt lõi là áp dụng các phần mềm công nghệ cao nhất

Từ đó, các cơ quan thuế cần phải ứng dụng mạnh hơn những công nghệ tự động để quản lý được các hoạt động trên thương mại điện tử. Đây cũng là ý kiến được ông Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính-Ngân sách Quốc hội góp ý: "Chúng ta phải rất cần chú trọng trong chuyện đẩy mạnh chuyển đổi số đồng bộ, để có được các cơ sở dữ liệu về số, khi có đầy đủ cơ sở dữ liệu số thì sẽ quản lý cũng dễ hơn, nhưng mà đặc biệt là đối với vấn đề mình quan đến chuyện quản lý thông tin thuế và chia sẻ các hệ thống dữ liệu dùng chung thì tôi cho đây là cái sẽ rất cần thiết. Thứ hai các cơ quan thuế mặc rất tích cực trong chuyện chuyển đổi số, nhưng bây giờ cần phải ứng dụng mạnh hơn những công nghệ tự động để quản lý được các hoạt động trên thương mại điện tử".

Dùng công nghệ để “khắc chế” công nghệ cũng là giải pháp được nhiều nước trên thế giới áp dụng và triển khai hiệu quả được PGS-TS. Lê Xuân Trường dẫn chứng thực tế: "Nhiều nước trên thế giới đã tập trung vào giải pháp công nghệ. Như Hàn Quốc, người ta có phần mềm dò tìm giao dịch tự động để  tìm những giao dịch đáng ngờ để tổng hợp lại, phân tích sâu thêm. Từ đó, cơ quan thuế và cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp tục có biện pháp để kết luận là nội dung đó là đúng để giao dịch thương mại tử và có đúng là đã không kê khai hay không. Thứ 2 là chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo cái cách mà cơ quan thuế Singapore đã giới thiệu về quy định pháp luật thuế của Singapore như thế nào để chúng ta làm người ta giới thiệu pháp luật của Việt Nam một cách nó dễ hiểu nhất trên hệ thống".

Nói đến các quốc gia, TS Trần Trung Kiên, Khoa Tài chính công, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước, Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng, quản lý thuế thương mại xuyên biên giới cần có sự thoả thuận, hợp tác giữa các nước: "Quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới thì chúng ta không nỗ lực đơn phương được  bởi xuyên biên giới phải có sự quan tâm lớn không chỉ một quốc gia mà ít nhất là từ hai quốc gia trở lên. Như vậy, phải có những thỏa thuận, nỗ lực,  hợp tác giữa các quốc gia với nhau. Ví dụ như chúng ta với quốc gia láng giềng, ASEAN có thể đề ra một khuôn khổ chung về những nguyên tắc  quốc tế về hợp tác chia sẻ thông tin đó".

Khẳng định việc chia sẻ thông tin giữa các quốc gia là một trong những giải pháp quan trọng trong việc quản lý dòng tiền, chống thất thu thuế thương mại điện tử xuyên biên giới, PGS,TS. Phạm Thị Giang Thu, Trưởng Bộ môn Luật Tài chính Ngân hàng Đại học Luật Hà Nội gợi mở: "Cần có những kết nối thông tin tốt như chia sẻ thông tin giữa lực lượng hải quan các quốc gia trên phạm vi toàn cầu, cơ quan thuế trên phạm vi toàn cầu quản lí thu nhập của các chủ thể nếu họ có thu nhập xuyên biên giơi. Chúng ta hoàn toàn có thể kí kết những hiệp ước song phương, đa phương để giải quyết việc này. Những nơi nào người ta thấy là xuất xứ của giao dịch điện tử từ quốc gia có truyền thống về TMĐT thì Việt Nam có thể có kí kết song phương hoặc đa phương để quản lí".

Quản lý thuế thương mại xuyên biên giới cần có sự thoả thuận, hợp tác giữa các nước

Quản lý thuế thương mại xuyên biên giới cần có sự thoả thuận, hợp tác giữa các nước

Đáng lưu ý là nâng cao tinh thần chủ động hiểu biết về pháp luật đối với các cá nhân, tổ chức tại Việt Nam thông qua tuyên truyền.

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn thuế nhấn mạnh về tính hiệu quả của việc tuyên truyền để người nộp thuế nhận thức rõ hậu quả nặng nề từ việc trốn thuế: "Bên cạnh xử lý nghiêm minh thì cần làm tốt công tác tuyên truyền để người ta thấy rõ rằng nếu như tự nguyện tuân thủ pháp luật thì thuế nộp không nhiều. Đối với những cá nhân ở Việt Nam cung cấp dịch vụ ra nước ngoài cần thấy rằng nếu như bán thì rẻ nhưng nếu gian lận thì cái hậu quả mang đến nó rất là nghiêm trọng . Trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự trước pháp luật. Người nộp thuế phải tính toán rằng là cái thương hiệu của mình lớn, uy tín của mình lớn hay là việc trốn thuế để mang lại lợi ích trước mắt mà ảnh hưởng đến cái lâu dài".

Có thể thấy, sau một thời gian loay hoay với việc thu thuế các phương thức kinh doanh mới, đặc biệt là các nhà cung cấp thương mại điện tử có máy chủ đặt ở nước ngoài, nhiều “ông lớn” Facebook, Google, Apple… đã “rút ví” thực hiện nghĩa vụ ngân sách với Việt Nam. Tuy nhiên, làm sao để thu đúng, thu đủ lại là một câu chuyện khác bởi với đặc thù kinh doanh dựa trên nền tảng số là một loại hình kinh doanh mới.

Dù vậy, các chuyên gia cũng kỳ vọng, với sự quyết liệt, đổi mới như hiện nay, ngành Tài chính đang đi đúng hướng và ngân sách sẽ ngày càng tăng thu từ các hình thức kinh doanh mới như thương mại điện tử đa quốc gia này.

Nhóm PV/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm có hơn 6.000 người chết từ những vụ tai nạn giao thông liên quan tới tài xế ngủ gật. Nguyên nhân do thiếu ngủ chiếm tới 30% trên tổng số các vụ tai nạn giao thông trong một năm.

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Không khó để bắt gặp đủ các hàng quán bán đồ ăn sáng ở Hà Nội ngày nay. Lật giở về quá khứ, thói quen ăn sáng của người Hà Nội phải chăng là lê la quán xá hay đã biến thiên theo thời gian?

Truy đuổi trên đường

Truy đuổi trên đường

Việc quy định cụ thể hoạt động truy đuổi để ngăn chặn một số hành vi vi phạm TTATGT không chỉ gây áp lực cho lực lượng thực thi nhiệm vụ, mà còn trở thành lực cản trong việc ứng dụng công nghệ vào quản lý giao thông, an toàn xã hội.

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Thiếu cơ chế chia sẻ thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia khiến nhiều ý kiến đang băn khoăn về tính hiệu quả của việc xây dựng chính phủ số.

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Tại các khu – cụm công nghiệp, việc triển khai các mô hình “Cụm liên kết an toàn PCCC” như những cái “bắt tay” của các doanh nghiệp, để cùng chung sức đẩy lùi “bà hỏa”.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.