Sửa đổi quy định về đèn xanh, đèn vàng từ 2025
Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
MỨC ĐÓNG TỐI ĐA 1%
Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội soạn thảo, gồm 8 chương, 145 điều, gồm: những quy định chung; Chính sách hỗ trợ tạo việc làm; Hệ thống thông tin thị trường lao động; Dịch vụ việc làm; Bảo hiểm thất nghiệp...
Cụ thể, so với Luật Việc làm năm 2013 thì dự thảo Luật Việc làm sửa đổi lần này đã sửa đổi, bổ sung nhiều điểm mới. Chẳng hạn, về việc quản lý giờ làm thêm của học sinh, sinh viên, dự thảo Luật Việc làm sửa đổi quy định: học sinh sinh viên được làm việc nhưng không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học, không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ và phải thực hiện quy định của pháp luật về lao động.
Tại dự thảo Luật Việc làm sửa đổi lần này, Ban soạn thảo cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về phát triển kỹ năng nghề, theo hướng quy định về mục đích, nội dung phát triển kỹ năng nghề; Hoạt động hỗ trợ phát triển kỹ năng nghề và khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia.
Đặc biệt, tại dự thảo lần này, Bộ Lao động, Thương binh và xã hội đã đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, gồm 3 nhóm sau: Một là, người lao động có giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên. Hai là, người làm việc không trọn thời gian, có tổng mức tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố.
Bên cạnh đó, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Về mức đóng bảo hiểm thất nghiệp, dự thảo Luật Việc làm sửa đổi mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo hướng: Người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng; Người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp; Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi vừa Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và sẽ tiếp tục được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp thu, chỉnh lý để trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV dự kiến diễn ra vào tháng 5/2025.
NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC HỖ TRỢ NHIỀU HƠN
Việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ thu hút được những đối tượng nào, giải quyết chế độ gì cho người lao động? PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Hồng Quang, Phó trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xung quanh nội dung này.
PV: Thưa ông, tại dự thảo Luật Việc làm sửa đổi, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã đề xuất mở rộng đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Quan điểm của ông về đề xuất này như thế nào?
Ông Vũ Hồng Quang: Tổng Liên đoàn hoàn toàn nhất trí với việc mở rộng đối tượng tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp, vì đây cũng là một xu hướng mà chúng tôi cũng đề cập từ những giai đoạn đầu khi mà tham gia xây dựng dự thảo Luật Việc làm sửa đổi.
Chúng tôi vẫn theo đuổi ý tưởng này và theo thông tin mới nhất, thì với dự thảo đang chỉnh lý và đưa ra trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì cũng đã được đưa những đối tượng này vào bằng nhiều phương án khác nhau và chúng tôi sẽ tiếp tục tham gia, tiếp tục theo đuổi vấn đề này để có thể mở rộng diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp và hướng tới chế độ bảo hiểm thất nghiệp sẽ bao gồm nhiều cái hỗ trợ cho người lao động sẽ được phủ nhiều hơn và có tác động đến lưới an sinh xã hội của Việt Nam.
PV: Theo ông, nếu mở rộng đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp như thế thì dự kiến sẽ thu hút được lượng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?
Ông Vũ Hồng Quang: Chúng tôi cho rằng sẽ thu hút được để có thể đáp ứng được những yêu cầu mà Nghị quyết số 28 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra về việc đổi mới hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, rồi bảo hiểm thất nghiệp trong giai đoạn sắp tới, sẽ có đông đảo lực lượng người lao động tham gia và được thụ hưởng chính sách nếu có rủi ro xảy ra.
PV: Trước đây khi góp ý cho dự thảo Luật Việc làm sửa đổi, Tổng Liên đoàn Lao động VN đã đề xuất hoàn trả 50% tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động đến tuổi nghỉ hưu. Vì sao Tổng Liên đoàn Lao động VN lại đưa ra đề xuất này?
Ông Vũ Hồng Quang: Chính vì những quy định của Luật, những vướng mắc, những hạn chế của Luật Việc làm năm 2013 mà chúng tôi đề xuất việc đó. Nhất là những đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp cả đời, nhưng người ta lại không thất nghiệp. Vì thế người ta không được hưởng những chế độ mà bảo hiểm thất nghiệp đề ra, thì chúng tôi có đề xuất như vậy.
Chúng tôi cũng đề xuất là nếu không được hưởng con số cố định 50% thì có thể nghiên cứu để cho người lao động được hưởng một tỷ lệ nhất định nào đó, hoặc nghiên cứu, đưa ra chính sách mới để hỗ trợ cho thân nhân của người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp cả đời nhưng không phải hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
Trong dự thảo mới nhất đang trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì vẫn giữ quan điểm không bảo lưu thời gian 144 tháng đóng bảo hiểm xã hội, nhưng lại có một điểm rất mới, đó là sẽ giao cho Chính phủ quy định chi tiết về đối tượng người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Từ căn cứ này thì khi Chính phủ quy định chi tiết thì chúng tôi cũng sẽ tiếp tục tham gia để có những quy định để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động có tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
PV: Xin cảm ơn ông.
CẦN THIẾT SỬA ĐỔI LUẬT VIỆC LÀM 2013
Việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, nếu trở thành hiện thực sẽ có những tác động xã hội như thế nào? PV VOV Giao thông đã có cuộc phỏng vấn Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Dũng, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định xung quanh nội dung này.
PV: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về tính cấp thiết của dự thảo Luật Việc làm sửa đổi?
ĐBQH Nguyễn Hải Dũng: Trong tờ trình của Chính phủ gửi đến Quốc hội chúng ta thấy có rất nhiều ly do mà chúng ta cần sửa đổi Luật Việc làm năm 2013. Chẳng hạn như bảo hiểm thất nghiệp chưa thống nhất với Luật Bảo hiểm xã hội vừa được Quốc hội thông qua năm 2024.
Bởi vì vấn đề già hóa dân số của chúng ta rất nghiêm trọng, trong báo cáo, tờ trình cũng xác định vấn đề già hóa dân số từ năm 2011, sớm hơn 6 năm so với dự đoán; những vấn đề về thông tin thị trường lao động cũng không được đầy đủ, toàn diện, nhất là những đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì cũng còn hạn chế.
So với Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 thì nhiều đối tượng thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng trong Luật Việc làm hiện nay thì những đối tượng đó chưa tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Do đó, việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp đang bị bó hẹp; chính sách, chế độ bảo hiểm thất nghiệp cũng chủ yếu thiên về trợ cấp thất nghiệp, chứ cũng chưa có đầy đủ như quy định trong Luật Việc làm, cho nên chưa phát huy được ưu thế, ưu việt của bảo hiểm thất nghiệp, cho nên rất cần thiết sửa đổi Luật Việc làm năm 2013.
PV: Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Việc làm sửa đổi lần này đó là Ban soạn thảo đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, trong đó có những đối tượng có giao kết hợp đồng từ một tháng trở lên. Quan điểm của ông như thế nào về đề xuất này?
ĐBQH Nguyễn Hải Dũng: Đây là một yêu cầu rất nhân văn và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Hiện nay khi người lao động giao kết với các doanh nghiệp thì họ không ký thỏa ước lao động, không đóng bảo hiểm xã hội. Nhưng vấn đề tiếp theo sau cái không ký hợp đồng lao động, cũng như không đóng bảo hiểm xã hội, thì rõ ràng người ta sẽ không tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Hiện nay chúng ta đang có khoảng 31,8% lực lượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Do đó yêu cầu mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp là một yêu cầu rất khách quan và cần thiết để thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 có 45% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Trước đây là những người có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì mới tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhưng hiện nay Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 cũng đã quy định hợp đồng từ một tháng trở lên cũng đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Do đó, Luật Việc làm cũng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hướng đến mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì những người có hợp đồng lao động từ một tháng trở lên cũng tham gia bảo hiểm thất nghiệp là phù hợp và tương thích với Luật Bảo hiểm xã hội.
PV: Theo ông, nếu dự thảo Luật Việc làm sửa đổi được ban hành sẽ có những tác động xã hội như thế nào?
ĐBQH Nguyễn Hải Dũng: Khi Luật Việc làm này ra đời và có hiệu lực thì thị trường lao động sẽ minh bạch, kết nối và thuận lợi cho người sử dụng lao động tìm kiếm lao động cũng như người lao động có thể tìm việc làm phù hợp.
Thứ 2, có cơ hội để phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng cách mạng công nghiệp 4.0, đáp ứng được những yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động.
Thứ 3, qua trợ cấp thất nghiệp thì đảm bảo đời sống trước mắt cho người lao động, sau đó quỹ trợ cấp thất nghiệp sẽ hỗ trợ tư vấn cho kể cả người lao động và người sử dụng lao động trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động, qua đó duy trì việc làm cho người lao động khi hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển, tạo thêm việc làm cho người lao động.
PV: Xin cảm ơn ông.
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, giai đoạn 2015-2023, tuy số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đã khoảng 6%/năm, song đến năm 2023, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp mới chỉ chiếm 31,5% lực lượng lao động lao động. Bởi vậy, để đạt mục tiêu đến năm 2030 khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp là một thách thức lớn.
Bên cạnh đó, theo Luật Việc làm hiện nay, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp chưa bao phủ hết các đối tượng có quan hệ lao động, nhất là những lao động có hợp đồng từ 1 - 3 tháng, trong khi đây là nhóm có nguy cơ mất việc làm cao và thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc...
Bởi vậy, Luật Việc làm sửa đổi đã đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, để khắc phục những bất cập nêu trên.
Bạn kỳ vọng gì vào dự luật này? Nếu được ban hành, các quy định mới của dự thảo luật sẽ có những tác động xã hội như thế nào?
Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOV Giao thông, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
----
Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” khung giờ FM91 chiều thứ Hai, thứ Tư và thứ Bảy hàng tuần trên FM 91MHz, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng podcast dành cho di động: Spotify, Apple Podcast.
Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.
Khoảng 15 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thời điểm này các nhà vườn tại làng đào Nhật Tân và làng quất Tứ Liên, quận Tây Hồ (Hà Nội) đang tất bật vận chuyển đào, quất phục vụ thị trường tết.
Trong năm qua, liên tiếp xảy ra tình trạng tài xế bị đột quỵ khi đang điều khiển phương tiện giao thông. Đây là tình trạng rất đáng lo ngại, bởi nếu là tài xế xe khách hoặc chở hàng cồng kềnh mà bị đột quỵ giữa hành trình sẽ gây nguy hiểm đến tín mạng nhiều người khác khi cùng tham gia giao thông.
Ngoài những người xấp xỉ tuổi nghỉ hưu thì hầu hết công chức, viên chức dôi dư đều sẽ bắt đầu tìm kiếm công việc mới bởi họ còn tuổi lao động và còn nhiệt tình cống hiến.
Nghị định 168 quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2025, với nhiều lỗi giao thông bị xử phạt nghiêm.
Sau 2 tháng khẩn trương triển khai, 1 quần thể công viên rộng lớn liền cạnh công viên Bờ sông Sài Gòn đã hoàn thành và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân TP.Thủ Đức nói riêng, TP.HCM nói chung.
Vừa qua, Kênh VOV Giao thông đã phát sóng bài viết “Bị chặn lối thoát nạn, hàng chục hộ dân số 9 Nguyễn Xiển kêu cứu”, phản ánh về những bức xúc của hàng chục hộ dân tại phường Thanh Xuân Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) khi lối thoát nạn của họ bị chiếm dụng.