Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Làm gì trước thực trạng hàng giả, hàng nhái dịp cuối năm?

Trọng Nghĩa - Trọng Điển: Thứ tư 04/01/2023, 14:22 (GMT+7)

Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đang cận kề nên hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua sắm, tiêu dùng được đẩy mạnh. Đây cũng là thời điểm tiềm ẩn nguy cơ gia tăng vi phạm trong lưu thông, kinh doanh hàng hóa. Vậy các sở, ngành có những động thái gì trước thực trạng hàng giả, hàng nhái cuối năm?

Thời điểm cuối năm lợi dụng nhu cầu sản xuất tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp tăng mạnh nên hoạt động buôn lậu, hàng gian, hàng giả diễn biến phức tạp tại các trung tâm thương mại, chợ truyền thống.

Ghi nhận của phóng viên tại chợ An Đông, Quận 5, (TP.HCM), nhiều mặt hàng túi xách, quần áo, mắt kính được gắn mác hàng hiệu như Dior, Gucci... nhưng giá thì ‘rẻ bèo’ khi chỉ từ vài trăm nghìn cho đến chưa đến 4 triệu đồng. Người bán sôi động, người mua cũng hào hứng:

"Những sản phẩm này chỉ đắt ở nhãn hiệu thôi, và giá của nó vài chục triệu. Tuy nhiên, nếu sử dụng hàng Fake thì giá của nó chỉ vài triệu thôi và nó rất phù hợp với nhu cầu của mình".

"Mình hay mua hàng fake nhất là túi xách, túi xách mình mới mua thì giá hãng của nó tới vài chục triệu nhưng với thu nhập của mình thì mình mua hàng fake, giá nó chỉ có vài triệu thôi".

"Chỉ cần nhập từ khóa món đồ mà chúng ta cần tìm thì chúng ta sẽ ra được món hàng hiệu mà được bán với giá học sinh sinh viên, chỉ có vài trăm nghìn thôi, cho nên nó rất là thu hút mình".

Báo cáo của Ban chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, 9 tháng đầu năm 2022, các lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, xử lý 12.275 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu; 82.678 vụ gian lận thương mại, gian lận thu.

Lực lượng QLTT làm việc với đại diện một cửa hàng xe máy trong chợ Tân Thành, quận 5. Ảnh: SGGP

Lực lượng QLTT làm việc với đại diện một cửa hàng xe máy trong chợ Tân Thành, quận 5. Ảnh: SGGP

Mới đây, trên địa bàn TpHCM, Cục Nghiệp vụ QLTT - Tổng Cục QLTT phối hợp với Cục QLTT đã tiến hành kiểm tra 12 cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy tại chợ Tân Thành (quận 5), phần lớn hàng hóa kinh doanh đều không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu giả mạo nhiều nhãn hiệu lớn. Ước tính số lượng vi phạm lên tới hàng chục nghìn sản phẩm.

Trước đó, ngày 30/11, Cục Nghiệp vụ QLTT phối hợp Cục QLTT TPHCM bắt quả tang 5 kho chứa và xưởng sản xuất, pha chế hàng chục nhãn hiệu dầu gội, sữa tắm giả các thương hiệu tại huyện Bình Chánh.

Dự báo, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả từ nay đến cuối năm có chiều hướng gia tăng trên tất cả các lĩnh vực.

Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cho biết, trong thời gian tới đơn vị sẽ yêu cầu các lực lượng xác định tuyến, địa bàn, đối tượng, mặt hàng trọng điểm liên quan đến buôn bán hàng giả, hàng nhái để tập trung thực hiện có hiệu quả kế hoạch đấu tranh, phòng chống kịp thời.

"Yêu cầu các anh em phải nắm chắt địa bàn, đối tượng đang hoạt động trên địa bàn của mình. Đánh giá được các mặt hàng trọng điểm, nắm bắt được tình hình diễn biến linh hoạt lựa chọn một hoặc một số nội dung có trọng tâm, trọng điểm, để làm sao đánh đúng đánh trúng để làm sao xử lý nghiêm được các vi phạm. Bên cạnh đó, phối hợp tốt với các lực lượng chức năng trên địa bàn, đặc biệt là người dân, thương mại điện tử và hậu kiểm về an toàn thực phẩm là những vấn đề chúng tôi rất quan tâm", ông Nguyễn Tiến Đạt cho biết.

Kho chứa và xưởng sản xuất dầu gội giả tại TP HCM mà lực lượng QLTT phát hiện, xử lý. Ảnh: Báo Pháp luật

Kho chứa và xưởng sản xuất dầu gội giả tại TP HCM mà lực lượng QLTT phát hiện, xử lý. Ảnh: Báo Pháp luật

Về phía Tổng Cục Hải quan, ông Nguyễn Văn Thọ - Phó Cục trưởng Tổng cục Hải quan đề nghị cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng chia sẻ thông tin với cơ quan chức năng Bên cạnh đó cũng tăng cường công tác tập huấn nghiệp vụ nhằm sớm phát hiện hàng giả, hàng kém chất lượng.

"Tôi xin đề nghị cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng chủ động chia sẻ thông tin với các cơ quan chức năng. Đồng thời cũng cần tăng cường công tác phối hợp tập huấn về kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện mặt hàng giả các dấu hiệu làm giả hàng hóa để trong quá trình tác nghiệp các cơ quan chức năng phát hiện ra hàng hóa hàng giả một cách kịp thời", ông Thọ nói.

Ngoài việc tăng cường kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý các cửa hàng vi phạm quy định về chất lượng hàng hóa,trong thời điểm cuối năm, TP.HCM cũng đã tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi tập trung, nhằm kích cầu mua sắm cũng như đảm bảo hàng hóa chất lượng đến tới tay người tiêu dùng bằng mức giá phải chăng nhất.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ – Giám đốc Sở công thương TP.HCM chia sẻ: "Tính đến thời điểm hiện tại chúng tôi đã có 6 000 chương trình đăng ký tham gia với TP.HCM, gia tăng hơn so với những năm trước. Thông qua các hoạt động này người tiêu dùng được tiếp cận với hàng hóa có chất lượng và giá cả phù hợp. Doanh nghiệp được bán những đơn hàng lớn của mình và cũng là một trong những hoạt động gia tăng tổng cầu để kích thích kinh tế TP.HCM trong giai đoạn cuối năm".

Các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã và đang tiến hành ký kết các hiệp định thương mại đối với các đối tác quốc tế để kiểm soát tối đa hàng giả. Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng cần nhận thức rõ tác hại của hàng giả và xây dựng ý thức phân biệt hàng gian, tẩy chay hàng giả. Có như vậy thì dù bao nhiêu hàng giả, kém chất lượng được sản xuất thì cũng ‘bít đường’ tiêu thụ.

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra hàng hóa tại Trung tâm thương mại Saigon Square. Ảnh: Nhân dân

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra hàng hóa tại Trung tâm thương mại Saigon Square. Ảnh: Nhân dân

Cuộc đấu tranh đối với vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là công việc không chỉ của riêng một tổ chức hay cá nhân mà phải là công việc của toàn xã hội mà trước hết doanh nghiệp cần bảo vệ chính mình, người tiêu dùng cần thông thái hơn trong đánh giá và lựa chọn sản phẩm, có động thái phù hợp.

Bên cạnh đó Bộ ngành cần sớm hoàn thiện các quy định của pháp luật, phối kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan thực thi pháp luật, nâng cao ý thức của tổ chức và cá nhân. Có làm được như vậy thì mới từng bước đẩy lùi được vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang tràn lan hiện nay.

Đây cũng là góc nhìn của bài bình luận: Chống hàng gian, hàng giả: Cuộc chiến chưa có hồi kết.

Hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến các hoạt động gian lận thương mại lại hoạt động rầm rộ ở khắp trong Nam ngoài Bắc. Không chỉ ở vùng biên, cửa khẩu; đường mòn, lối mở khu vực biên giới mà trong nội thị của các thành phố, thị xã, thị tứ cũng diễn ra công khai, tấp nập.

Do nhu cầu mua sắm, tiêu dùng dịp Tết luôn tăng đột biến; có khi dẫn đến khan hàng, cháy hàng. Hàng gian, hàng giả, hàng trốn thuế, hàng không rõ nguồn gốc vì thế cơ hội thừa sức tung hoành, khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang.

Vì rất dễ mua nhầm và lãnh hậu quả cay đắng nhưng đành ngậm ngùi cho qua vì biết thưa kiện ai. Nói điều này để thấy, thị trường mua bán hàng hóa lên đến cả trăm tấn mỗi ngày ở mỗi địa phương hiện diễn ra tấp nập, đủ chủng loại.

Người dân không thể cứ giao dịch mua bán lại phải tìm hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ mới quyết định lấy món hàng. Mà tất cả chỉ trông đợi vào cơ quan quản lý nhà nước thẩm định, cho phép.

Do vậy ở đâu,cơ quan quản lý thị trường và lực lượng chức năng lơ là, chủ quan là hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường. Người tiêu dùng lãnh đủ.

Vấn đề lúc này là khi Tết nguyên đán Quý Mão 2023 đã cận kề, lượng hàng hóa tiêu thụ dự báo là rất lớn. Ngành quản lý thị trường và các lực lượng phòng chống gian lận thương mại từ Hà Nội, TP.HCM và các địa phương phải siết chặt kiểm tra, giám sát hàng hóa được bày bán trên thị trường. Khi phát hiện là xử lý ngay, không có vùng cấm để răn đe, cảnh tỉnh. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng biên phòng, cửa khẩu để giám sát, theo dõi hành trình đi đến của từng chuyến hàng, xe hàng. Không cho hàng lậu, hàng giả có cơ hội len vào.

Trong nội địa, thường xuyên đến từng cửa hàng, cửa hiệu, khu chợ để kiểm tra, đánh giá; yêu cầu người bán chấp hành các điều kiện về kinh doanh hàng hóa rõ nguồn gốc, đúng nhãn mác; đảm bảo chất lượng, giá cả phải chăng. Các địa phương tạo điều kiện tốt nhất để các cửa hàng, cửa hiệu nhập hàng hóa về nhanh chóng, thuận lợi; không gây khó dễ, làm phiền.

Đảm bảo đủ sức cung ứng hàng hóa kịp thời khi nhu cầu của người mua lên cao. Có điều kiện hơn thì tổ chức các gian hàng khuyến mãi, giảm giá; các gian hàng o đồng cho người có hoàn cảnh khó khăn, người thất nghiệp; đem niềm vui quà tết đến với họ trong năm mới.

Đối với các hành vi tiếp tay, có dấu hiệu bao che cho hàng gian, hàng giả lộng hành; nhất là nạn tiêu cực, vòi vĩnh, sách nhiễu cố tình làm khó người kinh doanh dịp cuối năm của lực lượng chấp pháp nếu có phải bị xử lý thích đáng.

Với mỗi người tiêu dùng, dù bận rộn đến đâu cũng tự nhắc nhở mình và gia đình đề cao cảnh giác với hàng giả, hàng kém chất lượng vào dịp tết. Từ tâm thế này khi đi mua sắm,  trao đổi, cần quan sát, đánh giá, thẩm định kỹ lưỡng trước khi quyết định trả tiền. Có điều kiện thì tìm đến các cửa hàng, cửa hiệu có uy tín, được cơ quan quản lý cấp phép để mua sắm; tránh hời hợt, ham rẻ có thể mua phải hàng quá hạn, hàng phế phẩm.

Các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp vì trách nhiệm bản thân và cộng đồng nên dũng cảm nói không với hàng gian, hàng giả, giúp bảo vệ hàng hóa trong nước cũng như đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Ai cố tình chắc chắn sẽ bị xử lý đến nơi đến chốn.

Gian lận thương mại, thực sự là một “ cuộc chiến”, đòi hỏi sự nỗ lực, chung tay của cơ quan quản lý, người dân và doanh nghiệp để lập lại trật tự; bảo đảm quyền lợi cho người sản xuất chân chính phát triển;người tiêu dùng được hưởng lợi hàng hóa chất lượng, giá cả phù hợp.

Trọng Nghĩa - Trọng Điển/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Hôm nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng cho 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.

Nhận diện bức tranh kinh tế những tháng đầu năm

Nhận diện bức tranh kinh tế những tháng đầu năm

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn, bất ổn với nhiều yếu tố phức tạp, khó lường, quý 1-2024, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 5,66%, cao nhất các quý 1 kể từ năm 2020. Tuy nhiên, bức tranh kinh tế không tránh khỏi những gam màu xám.