Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Kỳ vọng vào quy hoạch chung của TP.HCM

Huy Hoàng: Thứ tư 29/11/2023, 11:02 (GMT+7)

TP.HCM đang tiến hành các bước cần thiết để điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040 tầm nhìn đến năm 2060. Quá trình này nhận được nhiều đóng góp quan trọng của các chuyên gia, nhà khoa học cũng như các Bộ ngành địa phương liên quan.

Mục tiêu trọng tâm là đưa TP.HCM trở thành một thành phố toàn cầu với tính cạnh tranh cao, phát triển không gian đô thị đồng bộ hài hoà và bảo tồn các giá trị truyền thống.- Ảnh tư liệu: Tuổi trẻ

Mục tiêu trọng tâm là đưa TP.HCM trở thành một thành phố toàn cầu với tính cạnh tranh cao, phát triển không gian đô thị đồng bộ hài hoà và bảo tồn các giá trị truyền thống.- Ảnh tư liệu: Tuổi trẻ

Căn cứ vào các Nghị quyết của Bộ Chính trị, của Quốc Hội cũng như các chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ cũng như lãnh đạo Thành Uỷ, UBND TP.HCM, Sở Quy hoạch và kiến trúc TP.HCM đang khẩn trương cùng với các đơn vị liên quan xây dựng dự thảo đề án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040 tầm nhìn 2060. Trong đó đặt mục tiêu trọng tâm là đưa TP.HCM trở thành một thành phố toàn cầu với tính cạnh tranh cao, phát triển không gian đô thị đồng bộ hài hoà và bảo tồn các giá trị truyền thống.

Chia sẻ thêm về đề án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM lần này, ông Nguyễn Đỗ Dũng – Tổng giám đốc công ty tư vấn quốc tế NCT, đại diện liên danh tư vấn cho biết không có nhiều thành phố trên thế giới có điều kiện thuận lợi để trở thành đô thị vùng ngập nước, đô thị vùng kênh rạch, đô thị biển, đô thị nông nghiệp, đô thị di sản… như TP.HCM.

Không chỉ vậy, ở lần điều chỉnh này, TP.HCM được quy hoạch trở thành trung tâm kinh tế của vùng, trung tâm thu hút đầu tư, khởi nghiệp, khoa học công nghệ và điểm đến du lịch trọng yếu của vùng.

Ngoài ra, TP.HCM phải đóng vai trò là điểm kết nối giữa các vùng sinh thái, phát huy tiềm lực sẵn có để phát triển xanh và bền vững.

"Điểm nhấn đầu tiên là khung phát triển đô thị được định hình rất rõ với việc mở rộng cấu trúc đô thị, hình thành các thành phố trong thành phố, cân bằng giữa phát triển và bảo tồn thiên nhiên. Điểm đột phá thứ hai là giao thông với chiến lược kết nối để trở thành trung tâm.

Về vấn đề thích ứng biến đổi khí hậu thì chúng tôi đã đưa ra một loạt hệ thống hạ tầng xanh để nâng cao năng lực, giảm thiểu rủi ro, đồng thời nâng cao chất lượng sống cho người dân và cuối cùng là tạo ra các khu vực bản sắc, đặc trưng. Chúng tôi tin sau này đây sẽ là một thành phố với rất nhiều lựa chọn cho các chuyên gia, người dân, người lao động đến đây không chỉ làm việc mà còn để sinh sống, du lịch", ông Nguyễn Đỗ Dũng cho biết.

Đánh giá cao quá trình tiếp thu, nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh của Sở Quy hoạch kiến trúc TP.HCM cùng liên danh tư vấn cho đề án giữa kỳ lần này, song kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu – Phó chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam, Chủ tịch hội kiến trúc sư TP.HCM cho rằng bản điều chỉnh quy hoạch cần lưu ý đến yếu tố quy hoạch chung của vùng để tạo sự phát triển toàn diện, hài hoà cho tất cả các địa phương của TP.HCM và các tỉnh lân cận: "Hiện nay tất cả các khu đô thị ở Long An đã bao chúng ta rồi, họ có lợi thế đất rẻ hơn nên sẽ phát triển rất nhanh, do đó chúng ta cần có nhìn nhận chính xác để không bị rơi vào tình trạng 1 số vùng của TP.HCM trở thành vùng trũng về kinh tế xã hội văn hoá".

TP.HCM phải đóng vai trò là điểm kết nối giữa các vùng sinh thái, phát huy tiềm lực sẵn có để phát triển xanh và bền vững. Ảnh: Thanh niên

TP.HCM phải đóng vai trò là điểm kết nối giữa các vùng sinh thái, phát huy tiềm lực sẵn có để phát triển xanh và bền vững. Ảnh: Thanh niên

Là một nhà khoa học tâm huyết với TP.HCM nhiều năm qua, tiến sĩ khoa học kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng bản điều chỉnh quy hoạch lần này cần tạo ra được những bước đột phá thực sự để TP.HCM cất cánh nhưng cũng cần giải quyết tốt hơn nhu cầu an sinh cho người dân.

Ông Ngô Viết Nam Sơn cho rằng ở giai đoạn này bên cạnh tập trung đầu tư cho khu vực phía Đông thì TP.HCM nên điều chỉnh phát triển về phía Tây Bắc thay vì phía Nam chưa được hoàn thiện hạ tầng: "TP đang có vấn đề nhà ở cho người dân đang rất thiếu, việc phát triển nhà giá rẻ cho người dân trong định hướng tăng gấp đôi dân số lại càng lớn. Do đó hướng phát triển chính cho nhà cao tầng mật độ cao nên ở vùng đất cao trong bối cảnh nước biển dân và biến đổi khí hậu. Không phải đơn giản là làm đô thị mà phải tạo ra việc làm cho người dân, dự án ở đâu việc làm ở đó".

Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cũng cho rằng trong quy hoạch mới cần nâng và đảm bảo tỷ lệ cây xanh phải đạt tối thểu 10m2/người thay vì 5m2/người như hiện nay, trong đó cần chú trọng việc tối ưu mảng xanh dọc sông Sài Gòn lẫn đất cây xanh tại các địa phương. Song song đó, với yếu tố du nhập đa vùng miền nên TP.HCM cũng cần tạo ra 1 khu vực đa bản sắc cũng như định hình rõ nét khu vực di sản để bảo tồn lịch sử.

"Tôi cho rằng tối thểu phải có một khu trung tâm lịch sử được giới hạn trong ranh giới các tuyến đường CMT8, Nguyễn Thị Minh Khai, kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè và đường Lê Thánh Tôn. Việc có một trung tâm di sản này sẽ bảo tồn tất cả những công trình đã giữ, không cho đập để xây công trình mới, bên cạnh đó đất trống nếu có xây lên phải hài hoà với không gian chung. Tất cả đô thị, siêu đô thị trên thế giới đều có khu trung tâm lịch sử", Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho biết

Từ góc độ hạ tầng, PGS TS Nguyễn Hồng Tiến – Nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật Bộ Xây Dựng cho rằng bản điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM cần phải giải quyết các điểm nghẽn lâu nay là ùn tắc giao thông, giải quyết ngập úng, xử lý môi trường, rác thải nước thải.

Ông Tiến cho rằng việc phát triển đô thị theo hướng TOD là phù hợp song cần chỉ rõ mức độ tương ứng cũng như tính khả thi của từng hạng mục và cần tối ưu hoá công năng của giao thông công cộng: "Chúng ta phải sử dụng giao thông công cộng đa phương tiện như đường sắt đô thị, xe buýt nhanh, xe buýt điện và cả vận tải hành khách sông tham gia vào giao thông công cộng".

Về tầm nhìn phát triển đô thị, TS KTS Ngô Trung Hải – Nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị quốc gia cho rằng TP.HCM cần hướng đến mục tiêu trở thành 1 đô thị toàn cầu bởi hiện nay không có 1 đô thị nào ở Việt Nam đủ hi vọng trở thành hình mẫu tương tự: "Tôi khao khát TP.HCM phải có quyết tâm trở thành đô thị lớn trên thế giới và duy trì khát vọng trong thời kỳ rất dài. Tuyến đường kết nối từ cảng Cần Giờ với Cảng Long An, nối với Thị Vải Cái Mép ra phía Đông Bà Rịa Vũng Tàu cũng như sân bay Long Thành…đấy sẽ là tuyến sau này tạo ra khu thương mại tự do như Penang của Malaysia, hoàn toàn trong khả năng".

Ông Trần Ngọc Chính – Nguyên Thứ Trưởng Bộ Xây Dựng đánh giá rất cao việc TPHCM chọn sông Sài Gòn là điểm nhấn đặc biệt trong lần điều chỉnh quy hoạch chung lần này bởi ý nghĩa và vai trò rất quan trọng đối với quá trình hình thành, phát triển của vùng đất Sài Gòn Gia Định này: "Sông Sài Gòn là một công viên lớn, một dòng sông mang ý nghĩa lịch sử, văn hoá và chính nó sẽ làm sống động cho TP.HCM. Do đó chúng ta phải dựa vào để tổ chức cảnh quan cũng như lấy đó để nuôi sống thành phố, cải thiện không khí, cảnh quan thiên nhiên lẫn môi trường".

Trân trọng tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học cho bản điều chỉnh quy hoạch chung lần này, ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TPHCM bày tỏ: "Chúng ta phải khẳng định rõ nét về vị trí, vai trò của TP.HCM ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cả nước cũng như đầu mối đại diện của Việt Nam trong khu vực và thế giới. Nó không chỉ là kết nối về giao thông, logistics mà cần được khẳng định bằng sức mạnh mềm. Chúng ta sẽ kiến tạo những không gian mới, những động mới và đề xuất những cơ chế chính sách, cách làm để quy hoạch thực sự khả thi".

Sông Sài Gòn uốn lượn như một 'dải lụa' qua trung tâm TP.HCM. Ảnh: Lao động

Sông Sài Gòn uốn lượn như một "dải lụa" qua trung tâm TP.HCM. Ảnh: Lao động

Để quy hoạch chung của TP.HCM không dừng ở quy hoạch

Bên cạnh việc triển khai các nhiệm vụ kinh tế xã hội được giao thì TP.HCM cũng đang rất khẩn trương để hoàn thành bản điều chỉnh quy hoạch chung của mình. Đây được xem là 1 nhiệm vụ quan trọng để giúp TP.HCM trở thành một siêu đô thị với mức tăng trưởng 2 con số, là đầu mối giao thông, là trung tâm logistics, là nơi hội tụ bản sắc văn hoá vùng miền với điểm nhấn là con sông Sài Gòn thi vị.

Dù mới ở giai đoạn giữa kỳ và cần hoàn thiện nhiều hơn, song bản điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM lần này đã cơ bản tìm được lời giải cho những bài toán hóc búa lâu nay. Qua đó hướng đến sự đột phá trong tăng trưởng, bảo tồn các giá trị truyền thống cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

Điều mà nhiều người quan tâm chính là TP.HCM sẽ làm gì để hiện thực hoá được bản điều chỉnh quy hoạch chung này, hay nói cách khác là làm sao đưa những nội dung trong quy hoạch vào thực tiễn càng nhiều càng tốt, hạn chế thấp nhất tình trạng quy hoạch “treo” hay cài cắm lợi ích nhóm sau mỗi lần điều chỉnh quy hoạch.

Để làm được vậy, TP.HCM cần xây dựng một bản kế hoạch thực hiện với từng đầu việc, mốc thời gian hoàn thành cụ thể. Song song đó là cơ chế giám sát, đôn đốc thường xuyên để đảm bảo thực hiện đúng chất lượng và tiến độ của quy hoạch. Trong quá trình đó triệt để áp dụng yếu tố công nghệ hay phát huy tối đa tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức.

Quy hoạch và thực hiện quy hoạch không phải là việc một sớm một chiều mà là cả một quá trình kéo dài nhiều thập kỷ, chắc chắn sẽ có những ý kiến trái chiều trong quá trình triển khai cũng như những tác động nhất định đến đời sống của người dân.

Vì thế, người làm quy hoạch nói riêng và bộ máy chính quyền TP.HCM cần vững tâm với mục tiêu vì sự phát triển chung của thành phố, chỉ có vậy thì đồ án điều chỉnh quy hoạch chung của TP.HCM mới có thể đi vào thực tiễn, giao diện của đô thị mới có cơ hội được thay đổi.

Huy Hoàng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cấm xe máy, góc nhìn từ những người đã bỏ xe máy

Cấm xe máy, góc nhìn từ những người đã bỏ xe máy

Hà Nội sẽ hạn chế ô tô, xe máy chạy xăng vào 5 khu vực phát thải thấp trong thành phố. Muốn di chuyển, các phương tiện phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt, hoặc trả phí rất cao. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng định hướng việc tiến tới dừng hoạt động xe máy trong khu vực nội đô vào năm 2030.

Xe máy va chạm xe tải trên đường Cầu Diễn, một người tử vong

Xe máy va chạm xe tải trên đường Cầu Diễn, một người tử vong

Vụ va chạm đáng tiếc xảy ra vào sáng nay (30/10) trên đường Cầu Diễn (Hà Nội) khiến một người nữ điều khiển xe máy tử vong tại chỗ, giao thông qua khu vực cũng bị ảnh hưởng.

Tai nạn trên đường Cổ Linh, một người đi xe máy tử vong

Tai nạn trên đường Cổ Linh, một người đi xe máy tử vong

Vào khoảng 11h35 trưa nay (30/10), một vụ tai nạn giữa một xe máy và xe tải đã xảy ra tại đoạn Cổ Linh, cách ngã tư Thạch Bàn (Hà Nội) khoảng 50m theo hướng đi QL5B, khiến một người tử vong tại chỗ.

Mùa đông không lạnh với “Cộng đồng ấm”

Mùa đông không lạnh với “Cộng đồng ấm”

Cứ đến dịp cuối năm, khi không khí lạnh tràn về, một nhóm những người trẻ lại tụ họp với nhau, lên phương án hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là người vô gia cư, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa.

Thu gom rác ở Hà Nội không khác mấy so với hàng chục năm trước

Thu gom rác ở Hà Nội không khác mấy so với hàng chục năm trước

Với một thành phố gần chục triệu người như Hà Nội, rác sinh hoạt sẽ luôn là một vấn đề lớn. Nhưng, điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể nỗ lực để xử lý rác tốt hơn.

Giá rẻ, rủi ro cao: Cảnh báo từ thực tế mua sắm trên Temu

Giá rẻ, rủi ro cao: Cảnh báo từ thực tế mua sắm trên Temu

Những ngày qua, sàn thương mại điện tử Temu đã tạo nên một “làn sóng mới” trên thị trường Việt Nam với chiến lược giá rẻ đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, đằng sau sự hấp dẫn ấy lại là những rủi ro không nhỏ mà người tiêu dùng phải đối mặt.

Lấn chiếm sau GPMB tại dự án thi công đường Tam Trinh và Lĩnh Nam

Lấn chiếm sau GPMB tại dự án thi công đường Tam Trinh và Lĩnh Nam

PV VOV Giao thông ghi nhận phản ánh từ người dân về tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè và một số diện tích vừa được giải phóng mặt bằng phục vụ thi công xây dựng các tuyến đường Tam Trinh và Lĩnh Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai (Hà Nội) làm nơi kinh doanh buôn bán và tập kết vật liệu.