Để cha mẹ không phải bất đắc dĩ giao xe cho con
Đằng sau những vụ tai nạn gần đây do người chưa đủ tuổi điều khiển xe máy gây ra là vi phạm của các phụ huynh khi để con em mình có cơ hội điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam đã đưa ra cam kết mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế là đến năm 2050 sẽ đưa mức phát thải ròng về 0. Hiện nay, rất nhiều chương trình hành động, giải pháp cụ thể đã được triển khai, rõ ràng nhất là việc thúc đẩy tăng trưởng xanh cũng như hình thành nền kinh tế xanh.
PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với TS. Hồ Quốc Tuấn - Giảng viên cao cấp Đại học Bristol Vương Quốc Anh xung quanh nội dung này.
PV: Thưa tiến sĩ, ông có thể định nghĩa một cách cụ thể các khái niệm tăng trưởng xanh, kinh tế xanh?
TS. Hồ Quốc Tuấn: Trước khi giải thích về kinh tế xanh, tăng trưởng xanh thì chúng ta cần quay lại mô hình tăng trưởng trước đây là hình thành các cơ sở sản xuất tạo ra sản phẩm với giá rẻ nhưng lại gây ô nhiễm môi trường. Nói cách khác là doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận nhưng lại gây ô nhiễm.
Tăng trưởng xanh là hướng các doanh nghiệp vẫn tạo ra lợi nhuận, đóng góp cho xuất khẩu và nền kinh tế nhưng lại bền vững với môi trường, giảm phát thải. Khi chúng ta có càng nhiều doanh nghiệp xanh như thế thì sẽ hình thành nền kinh tế xanh.
Đây là mục tiêu mà nhiều nước trên thế giới đang hướng tới và Việt Nam khi ký cam kết COP26 cũng đưa ra các mục tiêu giảm khí thải đến năm 2030, 2050, và đây cũng là lý do mà chúng ta đang hướng tới tăng trưởng xanh, kinh tế xanh.
PV: Nhiều ý kiến cho rằng chính thói quen trong sản xuất của các doanh nghiệp sẽ là rào cản đáng kể cho tăng trưởng xanh hay kinh tế xanh. Quan điểm của ông như thế nào và đâu là những cái khó mà chúng ta sẽ phải đương đầu nếu muốn “xanh hoá”?
TS. Hồ Quốc Tuấn: Thói quen chính là một rào cản nhưng rào cản lớn hơn theo tôi chính là nguồn vốn. Lấy ví dụ 1 nhà máy sản xuất có những thiết bị đốt lò có tính ô nhiễm cao, khi chuyển sang kinh tế xanh thì phải đầu tư những lò đốt bằng điện, như vậy cần phải có tiền để đầu tư, và việc tiếp cận các nguồn vốn xanh hiện nay tương đối khó khăn.
Ngoài ra, để tiếp cận được vốn này thì doanh nghiệp phải đáp ứng được một số tiêu chí nhất định như làm sao để được chứng nhận giảm được khí thải carbon trong quá trình hoạt động… điều này chỉ có thể đạt được chỉ khi có những quy chuẩn từ các Bộ ngành về mức độ phát thải, hạn ngạch được cho phép.
Các Bộ ngành cần phải đưa ra được tiêu chí thì doanh nghiệp mới có thể phấn đấu để có chứng nhận giảm phát thải ra môi trường cho riêng mình. Chỉ khi đó doanh nghiệp mới có thể tiếp cận với nguồn vốn xanh.
Tuy vậy, chúng ta vẫn còn thiếu các quy định pháp lý cho việc này nên không ít doanh nghiệp hiện nay vẫn đang bối rối.
PV: Chúng ta đã khá chậm so với thế giới khi mới bắt đầu nói về tăng trưởng xanh, kinh tế xanh. Song cũng không thể phủ nhận rằng Chính phủ và nhiều địa phương trong đó có TP.HCM đang rất quyết tâm để thay đổi. Theo ông, đâu là mô hình, hướng đi phù hợp với Việt Nam ?
TS. Hồ Quốc Tuấn: Xung quanh chúng ta có Singapore và Trung Quốc là 2 quốc gia đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh của nền kinh tế. Cả 2 nước này đều có nguồn lực lớn hơn Việt Nam khá nhiều, ví dụ như Singapore có thể xây dựng các trung tâm dữ liệu liên quan đến các dự án xanh với mức đầu tư 5 triệu USD.
Hay tại Trung Quốc thì có những mô hình hoạt động quy mô của 1 tỉnh nhưng lại xấp xỉ với cả nền kinh tế của nước ta, và họ triển khai nhiều mô hình cấp tỉnh như vậy để thí điểm các dự án xanh.
Chúng ta có thể học hỏi từ họ nhưng cần phải biết là quy mô nền kinh tế và nguồn lực tài chính chúng ta hạn chế hơn nhiều. Do vậy cần phải có cách làm riêng của Việt Nam, ở đó cần tận dụng sự hỗ trợ từ các nước Châu Âu hoặc Mỹ để có thể tiếp cận với các nguồn vốn xanh. Trên thực tế, các nước này đều có những cam kết hỗ trợ đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam
Ngoài ra, các tổ chức tài chính trong nước cũng có thể cam kết, thực tế đã có 1 số ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài ở Việt Nam dành ra nguồn vốn để cho vay xanh. Vấn đề là cần phải có các chính sách được thực thi nhanh hơn, thậm chí là thí điểm các sandbox như ở TP.HCM để giúp các doanh nghiệp bắt đầu thử nghiệm và bắt đầu điều chỉnh theo điều kiện thực tế nước ta.
Theo tôi, chúng ta vừa học mô hình của các nước xung quanh nhưng cũng đồng thời phải có cách làm của riêng mình.
PV: Xin cám ơn ông!
Đằng sau những vụ tai nạn gần đây do người chưa đủ tuổi điều khiển xe máy gây ra là vi phạm của các phụ huynh khi để con em mình có cơ hội điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Bất cứ điều gì trong cuộc sống hàng ngày, từ những vấn đề lớn lao đến những câu chuyện vụn vặt đều ẩn chứa những triết lý của sự tồn tại và phát triển. Chẳng hạn như, món Phở của người Nam Định, tại sao lại trở thành món ăn quốc dân, và dễ dàng phổ biến, dù không hẳn là món ăn ngon nhất?
Từ những trang sách khô khan, các em học sinh trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1, TP.HCM) đã bước ra thế giới thực, khám phá vườn thú ở Thảo Cầm Viên. Một buổi học đầy màu sắc, nơi kiến thức được truyền tải qua những trải nghiệm sống động.
Chúng ta phải hành động nhất quán quyết liệt đấu tranh không khoan nhượng với các hành vi vi phạm an toàn giao thông; hướng tới chiến lược giao thông an toàn, thông suốt, không có người tử vong vì tai nạn giao thông…
Để tăng nguồn cung cho thị trường, Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại trong 5 năm.
Vừa qua, TP.HCM đã tổ chức lấy ý kiến tham vấn về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với 5 dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hoá công trình đường bộ hiện hữu bằng hình thức BOT theo Nghị quyết 98 của Quốc hội.
Trái ngược với sự ồn ào náo nhiệt của những ngõ phố xung quanh, ngõ Hàng Chỉ gần như lúc nào cũng yên tĩnh và gần như không thay đổi nhiều qua thời gian, khiến người ta có cảm giác thời gian nơi đây như ngưng đọng...