Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Kiến thức học chậm không sao, nhưng kỹ năng sinh tồn không thể chậm

Hải Hà - Vũ Loan: Thứ hai 19/05/2025, 06:17 (GMT+7)

Chỉ vài tuần nữa là học sinh bước vào kỳ nghỉ hè nhưng đã liên tiếp xảy ra một số vụ đuối nước thương tâm, tai nạn giao thông liên quan đến học sinh. Bởi vậy, cần chú trọng đến dạy các kỹ năng đảm bảo an toàn cho trẻ:

Tổng Bí thư Tô Lâm mới đây yêu cầu ngành giáo dục, các địa phương chuẩn bị điều kiện để dạy 2 buổi mỗi ngày miễn phí ở bậc Tiểu học, THCS, từ năm học 2025-2026. Nhiều ý kiến cho rằng, buổi học thứ 2 trong các nhà trường nên dạy kỹ năng sinh tồn cho trẻ em, nhằm giúp các em nhận thức được các rủi ro và có kỹ năng đảm bảo an toàn cho bản thân

Hình ảnh các em học sinh mệt mỏi sau các giờ học hay vội vàng ăn bữa chiều để kịp các buổi học thêm tại các trung tâm rất dễ dàng bắt gặp ở bất cứ đâu tại các đô thị như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Đa phần các lớp học kỹ năng sống được sắp xếp vào cuối tuần hoặc “chờ” đến dịp nghỉ hè, trong khi đây là nhu cầu rất thiết thực của nhiều học sinh:

"Con thấy học ở trên trường lý thuyết hơi nhiều quá nên học kỹ năng sống nó sẽ áp dụng thực tế nhiều hơn".

"Con thích học mấy môn thể thao như bơi lội, chơi bóng rổ. Con cũng muốn nhà trường xếp thêm một số tiết thể dục nữa vào buổi chiều để cho học sinh có thể học tập và trải nghiệm thêm".

Học sinh mệt mỏi sau giờ học chính khóa, vội vã ăn uống để kịp giờ học thêm (Ảnh minh họa: ChatGPT)

Học sinh mệt mỏi sau giờ học chính khóa, vội vã ăn uống để kịp giờ học thêm (Ảnh minh họa: ChatGPT)

Chỉ vài tuần nữa là học sinh bước vào kỳ nghỉ hè nhưng đã liên tiếp xảy ra một số vụ tai nạn đuối nước thương tâm, tai nạn giao thông liên quan đến học sinh. Bởi vậy, theo chị Lan Hương, ở Ba Vì, Hà Nội cần chú trọng đến dạy các kỹ năng đảm bảo an toàn cho trẻ:

"Bây giờ các bạn đang trong mùa hè, thì các bạn đi bơi rất nhiều, đặc biệt là các bạn ở quê hay có sông Hồ, ao suối, nhà trường cũng nên được tập trung vào dạy kỹ năng mềm, kỹ năng sống, học bơi này hay có  thêm những hoạt động khác ở trên trường, các bạn sẽ tập trung ở lại trường, cùng nhau hoạt động ngoại khóa, chứ không phải là tụ tập đi chơi không an toàn nữa".

Theo chị Hồng ở quận Hà Đông, học sinh ở các đô thị hiện nay đa phần chỉ tập trung vào học văn hóa, ít tham gia các hoạt động trong gia đình và thiếu những kỹ năng tự phục vụ bản thân:

"Theo mình, nên kết hợp cả dạy cả kiến thức vào buổi chiều để giảm tải buổi học chính và kết hợp dạy cả các kỹ năng mềm. Ví dụ như là hướng dẫn giúp đỡ bố mẹ việc nhà này hoặc kỹ năng về thoát hiểm hoặc các nguy hiểm khi ra tham gia giao thông ngoài đường, kỹ năng phòng chống cháy nổ. Những kỹ năng các bạn được học ở trường sẽ tốt hơn".

Cô Nguyễn Thị Lan, giáo viên THCS ở tỉnh Quảng Bình ủng hộ yêu cầu học 2 buổi trên ngày từ năm học tới. Tuy nhiên, kế hoạch sắp xếp các môn học, thời gian học cho học sinh phải tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của mỗi nhà trường. Cô giáo Nguyễn Thị Lan cho rằng:  

"Buổi sáng, các em có thể học các môn văn hóa khá căng thẳng, buổi chiều, mình nên xếp các môn giáo dục kỹ năng sống, các môn nghệ thuật, thể dục, hoạt động trải nghiệm, qua đó tạo tinh thần, tư tưởng thoải mái cho các em học sinh. Việc tham gia các hoạt động nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe cho các em học sinh, các em được đến trường được giao lưu, qua đó tạo tinh thần đoàn kết học hỏi các em học sinh".

Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh học cách bảo vệ bản thân an toàn trong mùa hè (Ảnh minh họa: ChatGPT)

Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh học cách bảo vệ bản thân an toàn trong mùa hè (Ảnh minh họa: ChatGPT)

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã thiết kế theo mô hình có môn học hoạt động trải nghiệm trong nhà trường. Nhưng để hoạt động trải nghiệm này hiệu quả, TS.Võ Thế Quân, Chủ tịch Hội đồng trường Trường THPT Đông Đô cho rằng, cần phải phối hợp với các giờ học giáo dục kỹ năng mềm, kỹ năng sống cho học sinh. Giáo dục các kỹ năng sống là nhiệm vụ rất quan trọng của ngành giáo dục vào đào tạo hiện nay:

"Hiện nay, bên cạnh các kiến thức văn hóa, giáo dục kỹ năng là cực kỳ quan trọng. Thậm chí là kỹ năng mềm hiện nay nó có giá trị thực tiễn, có ảnh hưởng tới sự thành đạt của học sinh sau khi trưởng thành, sau khi bước vào cuộc sống còn nhiều hơn là nội dung kiến thức mà các em tiếp thu được ở trường phổ thông. Cho nên việc giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh được trở thành một nội dung quan trọng trong nhà trường phổ thông".

Mỗi địa phương, mỗi vùng miền có những điều kiện vị trí địa lý khác nhau và môi trường sống khác nhau. Bởi vậy, TS Nguyễn Ngọc Linh, công tác tại Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương cho rằng, cần xây dựng những chương trình nhu cầu giáo dục kỹ năng sống dựa trên điều kiện thực tế:

"Tôi nghĩ rằng, chủ trương này là vô cùng đúng đắn và quan trọng và rất mong các địa phương, các nhà trường sắp xếp để cho các chương trình đào tạo các kỹ năng này cho các em nhanh chóng đi vào thực tiễn càng sớm càng tốt. Các nhà trường, sở giáo dục đào tạo của các địa phương cần nghiên cứu những đặc thù trong địa phương, đô thị của mình để xây dựng những kỹ năng quan trọng giúp cho các em thích nghi với chính môi trường sống tại địa phương của mình".

Theo PGS Nguyễn Kim Hồng, Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Tp.HCM, hiện nay, giáo dục các kỹ năng sống đang được lồng ghép trong các môn học. Tuy nhiên, nếu năm học tới thực hiện ngày học 2 buổi, thì việc dãy các kỹ năng sống trong các trường cần phải chuẩn bị:

"Nếu có thêm 1 buổi học thì hoàn toàn có thể tổ chức các lớp học rất khác biệt, điều đầu tiên phải có phòng học, có lớp học ngày 2 buổi. Việc giảng dạy kỹ năng cho học trò ngày càng chuẩn chỉ hơn. Phải có chương trình, định hướng rất cụ thể trong quá trình giảng dạy cho học trò bậc tiểu học và THPT. Có một đội ngũ chuyên giảng dạy kỹ năng sống".

Dẫn kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, PGS Nguyễn Kim Hồng cho biết, từ hơn 20 năm trước, Singapore đã có những buổi dạy kỹ năng nói chuyện, kỹ năng hợp tác … cho học sinh. Trong khi đó, các quốc gia châu Âu, các kỳ học đều tổ chức các buổi trải nghiệm từ 3-7 ngày dành cho các học sinh, không có sự tham gia của phụ huynh, nhằm nâng cao kỹ năng tự lập, kỹ năng lên kế hoạch, làm việc nhóm cho học sinh.        

Học sinh thực hành kỹ năng thoát hiểm và sơ cứu tại sân trường – bước đầu hình thành sự tự tin và chủ động trước rủi ro (Ảnh minh họa: ChatGPT)

Học sinh thực hành kỹ năng thoát hiểm và sơ cứu tại sân trường – bước đầu hình thành sự tự tin và chủ động trước rủi ro (Ảnh minh họa: ChatGPT)

Hiện nay cả nước có khoảng 25 triệu trẻ em, chiếm 25,5% dân số. Giáo dục kỹ năng sống hiện nay đã được đưa vào trong trường học nhưng thời lượng còn ít, chưa có tính hệ thống, trong khi số lượng trẻ em gặp tai nạn thương tích đang ở mức.

Bởi vậy, cần nâng cao thời lượng, chất lượng giáo dục kỹ năng sinh tồn trong trường học thời gian tới.  Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông: Giáo dục kỹ năng sinh tồn cần tăng cả về lượng và chất

 

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm cả nước có hơn 370 nghìn trẻ em dưới 16 tuổi bị tai nạn thương tích, trong đó có 6.600 trường hợp tử vong, nhóm tuổi từ 5-14 chiếm 36,9%. Năm 2023, TP.HCM có hơn 19 nghìn trường hợp trẻ em gặp tai nạn thương tích, Đồng Nai đã xảy ra 12 nghìn trường hợp tai nạn thương tích. Trong đó chủ yếu là tai nạn giao thông và tai nạn đuối nước, tai nạn do hỏa hoạn…

Nhiều chuyên gia y tế đánh giá, tai nạn thương tích để lại nhiều hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến thể chất, tâm lý của trẻ và thậm chí tử vong; ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ nhân lực của cả nước trong tương lai. Bởi vậy, bên cạnh giáo dục kiến thức văn hóa, giáo dục kỹ năng sinh tồn trong nhà trường là nội dung quan trọng các cần thực hiện trong năm học tới.

Ngành giáo dục cũng cần sớm xây dựng một khung chương trình giáo dục kỹ năng sinh tồn chung cho các bậc học. Chương trình giáo dục kỹ năng này cũng cần phù hợp với điều kiện thực tế, môi trường sống của từng địa phương và nhu cầu của học sinh. Cùng với đó, các nhà trường xây dựng đội ngũ giáo viên phụ trách nội dung dạy kỹ năng sinh tồn, hoặc xây dựng những cơ chế phối hợp với các trung tâm, các chuyên gia chuyên về lĩnh vực này.

Giáo dục kỹ năng sinh tồn đem lại nhiều lợi ích đối với con trẻ. Giáo dục kỹ năng trong buổi học thứ 2 sẽ giúp giảm tải việc học kiến thức, với những áp lực về điểm số. Khi được tham gia các hoạt động thể chất, trong không gian ngoài trời, được đùa vui với bạn bè, sẽ giúp các em giải tỏa được căng thẳng, lo âu tăng sự gắn kết với bạn bè, từ đó hạn chế các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu…Ngoài ra, khi được vận động thể chất, việc tiếp thu các kiến thức văn hóa cũng sẽ hiệu quả hơn.

Trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước giúp trẻ em tự bảo vệ bản thân trong mùa hè đầy rủi ro (Ảnh minh họa: ChatGPT)

Trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước giúp trẻ em tự bảo vệ bản thân trong mùa hè đầy rủi ro (Ảnh minh họa: ChatGPT)

Qua những bài học thực tiễn, giúp hình thành tính tự tin, tăng tính độc lập, rèn luyện sự linh hoạt và khả năng thích nghi cho học sinh. Các em có thể nhận diện được những rủi ro và ứng dụng kỹ năng thoát hiểm trong rừng, các vụ cháy hay ở các vùng nước nguy hiểm, kỹ năng xử lý tình huống để đảm bảo an toàn cho bản thân và bạn bè. Nhất là trong bối cảnh, tỷ lệ trẻ em đuối nước và gặp tai nạn giao thông rất cao tại Việt Nam.

Nhiều chuyên gia cho rằng, ngoài việc giáo dục các kỹ năng sinh tồn, các cơ sở giáo dục cũng cần có kế hoạch, tăng cơ hội và thời gian cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm. Bởi chỉ khi các em được thực hành trực tiếp, các kỹ năng đó mới được hình thành vững chắc và lâu dài. Khi được trang bị những kỹ năng sống đầy đủ, các em học sinh sẽ tự tin, độc lập và tự chủ hơn trong cuộc sống sau này.

Trung bình mỗi ngày có hàng chục trẻ em tử vong vì tai nạn thương tích ở Việt Nam, nếu sớm được trang bị những kỹ năng sinh tồn, sẽ giúp các em được bảo vệ khỏi những rủi ro không đáng có. Đây là một trong những quyền quan trọng của trẻ em mà Việt Nam đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện môi trường sống, học tập an toàn cho các em trong gia đình, nhà trường và xã hội.

Hải Hà - Vũ Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nới “phanh” để lăn đều bánh xe vận tải

Nới “phanh” để lăn đều bánh xe vận tải

Nghị định 168 có những quy định về thời gian lái xe hướng đến đảm bảo ATGT và bảo vệ quyền lợi của chính tài xế, để họ được làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh bị vắt kiệt sức lao động. Tuy nhiên, doanh nghiệp và lái xe đang bị bó buộc trên thực tế khi triển khai quy định này.

Nhếch nhác con đường gốm sứ

Nhếch nhác con đường gốm sứ

Hơn một thập kỷ trước, Con đường gốm sứ ven sông Hồng từng là niềm tự hào của Hà Nội – một biểu tượng nghệ thuật gắn liền với đại lễ 1000 năm Thăng Long.

Ngày 19/5, khởi công xây dựng cầu Tứ Liên nối Tây Hồ với Đông Anh

Ngày 19/5, khởi công xây dựng cầu Tứ Liên nối Tây Hồ với Đông Anh

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội có văn bản gửi UBND TP. Hà Nội về việc tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa).

Tốc độ 80 km/h phải đảm bảo khoảng cách an toàn bao nhiêu, vi phạm bị phạt thế nào?

Tốc độ 80 km/h phải đảm bảo khoảng cách an toàn bao nhiêu, vi phạm bị phạt thế nào?

Thính giả Trung Kiên (Hà Nội) hỏi: “Xin hỏi thế nào là khoảng cách an toàn giữa các ô tô đang di chuyển. Khoảng cách an toàn được quy định ra sao? Nếu xe ô tô không bảo đảm khoảng cách an toàn sẽ bị xử phạt như thế nào?”.

Nắng nóng đầu hè, người Hà Nội rủ nhau tắm sông

Nắng nóng đầu hè, người Hà Nội rủ nhau tắm sông

Ngay những ngày đầu mùa hè, nhiệt độ ở miền Bắc đã lên cao. Như thường lệ thì những người yêu thích bộ môn bơi lội, đặc biệt là bơi sông, hồ lại rủ nhau tìm đến những khúc sông, hồ quen thuộc để bơi lội, giải nhiệt…

Trung Quốc kỳ vọng đội tàu “tóc bạc” sẽ khuyến khích người cao tuổi đi du lịch và tiêu tiền nhiều hơn

Trung Quốc kỳ vọng đội tàu “tóc bạc” sẽ khuyến khích người cao tuổi đi du lịch và tiêu tiền nhiều hơn

Trung Quốc đã triển khai một đội tàu “Tàu Tóc Bạc” được thiết kế riêng nhằm đảm bảo sự thoải mái và an toàn cho người cao tuổi, với mục tiêu khuyến khích nhóm dân số này đi lại và chi tiêu nhiều hơn, trong bối cảnh nước này đang đối mặt với sự suy giảm dân số và nền kinh tế tăng trưởng chậm.

Dùng GPLX giả, bị phạt tới 20 triệu đồng

Dùng GPLX giả, bị phạt tới 20 triệu đồng

Thính giả Linh Chi (Hà Nội) hỏi: "Việc sử dụng bằng lái xe giả bị xử phạt như thế nào chiếu theo quy định hiện nay?"