Hệ thống chống ngập nghìn tỷ bất lực "nhìn" Cần Thơ ngập nặng
Nhiều năm nay, người dân đang sinh sống tại đô thị TP. Cần Thơ rất ngán ngẫm khi phải đối mặt với tình trạng ngập lụt trong suốt mùa mưa.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Việc sử dụng AI trong dạy và học cần được nhìn nhận thế nào? Ngành giáo dục cần có biện pháp ứng phó ra sao? PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội về nội dung này.
PV: Bà có đánh giá thế nào về việc học sinh sử dụng AI quá trình học và làm các bài tập hiện nay?
Bà Nguyễn Thị Việt Nga: Đầu tiên cần phải khẳng định sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) là xu hướng. Giới trẻ, đặc biệt học sinh là lứa tuổi nhanh nhạy nhất với những cái mới và luôn nắm bắt được xu hướng. Hiện nay, tôi thấy học sinh, sinh viên sử dụng AI trong quá trình học tập là không hiếm, nếu không muốn nói là hầu hết các em đều có thể sử dụng.
Tuy nhiên, sử dụng thế nào để đạt được mục đích học tập, sao cho khoa học và tránh được mặt trái của AI thì là một vấn đề cần đặt ra. Điều mà các giáo viên lo ngại nhất chính là sự thiếu trung thực, gian lận trong quá trình làm bài, đặc biệt là các bộ môn khoa học tự nhiên thì càng dễ có sự lạm dụng AI để giải bài thay cho việc học sinh phải tư duy và suy nghĩ.
Không chỉ khoa học tự nhiên mà cả khoa học xã hội. Một số giáo viên dạy lịch sử hay văn học cho biết cũng có tình trạng học sinh, sinh viên lạm dụng AI trong quá trình làm bài. Thậm chí, nhiều em còn lười đến mức bê nguyên bài soạn của AI vào bài thi hoặc bài kiểm tra, bài tập nộp cho giáo viên, mà giáo viên nhìn là biết ngay.
PV: Vậy cần những giải pháp gì để hạn chế tác động tiêu cực của AI trong việc dạy và học?
Bà Nguyễn Thị Việt Nga: Đầu tiên, không ai khác đội ngũ giáo viên phải là những người đi tiên phong trong việc sử dụng, ứng dụng công nghệ AI.
Thứ nhất, nếu giáo viên am hiểu công nghệ, biết về AI thì có thể phân loại được bài làm của học sinh, bài nào do các em tư duy, bài nào do AI làm hộ, bài nào có sự hỗ trợ của AI.
Thứ hai, khi biết về công nghệ và cách sử dụng, giáo viên có thể định hướng cho học sinh cách sử dụng AI như thế nào cho hợp lý và hiệu quả, tránh tình trạng học sinh dựa dẫm, ỷ lại và coi AI là công cụ làm thay, dẫn đến không tiếp nhận được một chút kiến thức nào. Đấy là điều rất đáng lo ngại.
Thứ ba, am hiểu công nghệ và AI sẽ giúp giáo viên dễ dàng ra bài thi, bài tập là thước đo đánh giá nhận thức của học sinh, sao cho AI không thể hoàn toàn làm thay các em được.
AI là một tiến bộ khoa học vượt bậc nhưng không phải là “chìa khóa” vạn năng, có những điều AI không thể thay thế con người. Giáo viên cần nắm được điều này để định hướng cũng như ra bài tập cho học sinh.
Ví dụ, có thể đưa các bài tập tranh luận trực tiếp, thảo luận trực tiếp trên lớp. Khuyến khích học sinh trình bày quan điểm, tư duy của mình. Khuyến khích học sinh với những bài tập làm việc nhóm và phản ứng nhanh, thay vì ra bài theo cách truyền thống để các em có thời gian sử dụng Chat GPT 100% cho bài tập của mình.
PV: Theo bà để việc sử dụng AI được hiệu quả trên phạm vi cả nước thì cần lưu ý những gì?
Bà Nguyễn Thị Việt Nga: Trong vài năm trở lại đây, trí tuệ nhân tạo từ chỗ rất xa lạ đã dần trở nên quen thuộc và đang tiến đến việc không thể thiếu trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn thiếu nhiều thứ để sử dụng công cụ này một cách hữu hiệu nhất.
Đầu tiên tôi nghĩ là hành lang pháp lý, chúng ta chưa hề có một đạo luật nào liên quan trí tuệ nhân tạo, một đạo luật nào chuyên về trí tuệ nhân tạo. Đạo luật này sẽ dẫn đến cách chúng ta ứng dụng, quản lý AI tốt hơn.
Thứ hai, sự tiếp nhận hiện nay vẫn chỉ dừng ở mức độ tự phát và thụ động, chưa có những chương trình bài bản, kế hoạch ở tầm chiến lược. Chính vì vậy, các ngành, đơn vị, cơ quan dù đã chủ động triển khai, nhưng vẫn thiếu sự kết nối ở tầm chiến lược.
Vì vậy, tôi mong muốn thứ nhất, Chính phủ sớm xây dựng một đạo luật riêng về trí tuệ nhân tạo. Thứ hai, các ngành, đặc biệt là ngành Giáo dục và Đào tạo, cần nhanh chóng có một chương trình hoàn chỉnh đối với giáo viên và học sinh. Trước tiên là đội ngũ giáo viên, làm thế nào để đội ngũ giáo viên là những người đi tiên phong trong lĩnh vực này, bởi đằng sau họ là học sinh và cả một sự nghiệp giáo dục. Cần có một chiến lược rất bài bản từ phía Bộ Giáo dục và Đào tạo.
PV: Xin cảm ơn bà!
Nhiều năm nay, người dân đang sinh sống tại đô thị TP. Cần Thơ rất ngán ngẫm khi phải đối mặt với tình trạng ngập lụt trong suốt mùa mưa.
Gần đây VOV Giao thông đã phản ánh về tình trạng từng đoàn xe nối đuôi nhau đi ngược chiều tại đoạn đường một chiều từ Ngõ 53 đến cầu Cống Mọc và ngược lại, gây xung đột giao thông và nguy cơ mất ATGT.
Thính giả Hà An hỏi: "Bây giờ gần đến thời điểm thu hoạch lúa, tôi thấy cứ vào khoảng thời gian này lại có tình trạng phơi lúa, rơm rạ trên đường. Xin hỏi hành vi này bị xử phạt như thế nào?"
Thời gian qua, nhiều chính sách, chương trình và chiến lược quan trọng được triển khai nhằm tăng cường quản lý chất thải nhựa và giảm thiểu ô nhiễm nhựa. Tuy nhiên, tới nay, việc ngăn chặn rác thải nhựa trên thực tế vẫn chưa đạt được như kỳ vọng.
Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, thành phố đang nghiên cứu xây dựng cầu Vàm Thuật nhằm kết nối quận 12 với quận Bình Thạnh, rút ngắn thời gian di chuyển vào trung tâm. Cây cầu sẽ nối trực tiếp từ đường Đặng Thùy Trâm, phường 13, quận Bình Thạnh sang đường Vườn Lài, phường An Phú Đông, quận 12.
Được thả mình trong bầu không khí trong lành, tràn ngập hương đất, hương cỏ, hương gió buổi sớm tinh mơ như món quà thiên nhiên đáng yêu dành cho chúng ta mỗi ngày. Tận hưởng hương vị của cỏ cây mỗi sớm cũng là một hành trình bộ hành thú vị trong chuyến Bộ hành qua phố hôm nay.
Có một vấn đề mà VOV Giao thông đã đề cập tương đối nhiều, với những khía cạnh khác nhau, đó là việc thu gom và xử lý rác sinh hoạt.