Phân loại rác để đổ ở đâu?
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
PV: Chào anh Toàn, từ đâu mình có ý tưởng làm giỏ từ vỏ mì tôm vậy anh?
Anh Toàn: Cái ý tưởng thì xuất phát từ thời đi học lận, có tham gia vô chỗ đan lát, làm lục bình nhưng mà cái ý tưởng nó chưa có hình thành ngay lúc đó liền.
Cho tới hồi lúc đi công tác là tới 2014, ở trường mới có căn tin, người ta bán mì nhưng mà cái vỏ mì người ta bỏ, người ta cứ vô bịch rồi để phía sau trường rồi rác lại người ta đem người ta làm rác không hà. Toàn mới đi ra đi vô Toàn thấy, Toàn mới thử làm. Thử một cái đầu tương đối là cũng được được, rồi cái ý tưởng mới chính thức hình thành luôn.
PV: Theo anh Toàn thì công đoạn nào là khó nhất?
Anh Toàn: Se với đan là khó nhất. Phải se làm sao mà cái ống nó đều băng lại với nhau hết mà phải đầu lớn đầu nhỏ thì mới nối lại được. Ở trên mạng thì người ta chỉ se bằng giấy. Giấy thì lại không đầu lớn đầu nhỏ mà se đều.
Giấy thì người ta dán bằng hồ còn ni lông thì mình không dán được bằng gì hết trơn, buộc lòng mình mới nghiên cứu là mình phải se một đầu lớn, một đầu nhỏ. Cái đầu tiên mà tập làm thì tới mấy tháng mới được một cái. Sau này làm thuần thục rồi thì một cái mất chừng một tuần đổ lại hoặc là hơn, tùy cái thời gian mình rãnh.
PV: Ngoài vỏ mì tôm thì em được biết anh còn thử sức với nhiều loại khách như gói snack, túi cà phê. Anh có thể chia sẻ rõ hơn?
Anh Toàn: Bao mì tôm là chính nhưng mà mấy bọc snack là cũng có. Nói chung là cái gì ni lông mà có thể tái lại được, se lại được, bền là tái sử dụng được hết. Thí dụ như mình thiết kế cái túi mình cần màu nào đó thì mình sưu tầm. Có thể cũng là loại mì đó nhưng mình se, mấy lấy cái khúc đó, lấy cho đúng cái màu.
Cái túi vừa vừa, size nó là 20 18 15 là phải 245 cái bao mì trở lên mới được cái túi đó. Size đó là size trung bình đó nhe. Căn tin của trường nhiều lắm, số lượng một tuần như vậy người ta thu lại tới 4-5 cái bọc lớn, một số phụ huynh có vỏ mì là người ta xách vô người ta cho.
PV: Sau khi xác lập kỷ lục năm 2018 với 44 chiếc túi xách, hiện tại bộ sưu tập đã tăng lên 110 chiếc rồi. Anh Toàn có ý định bán chúng cho những ai có nhu cầu không?
Anh Toàn: Có nhiều người điện để mua nhưng mà Toàn không có bán. Cái mục đích của mình không phải mình làm để bán sản phẩm. Thứ nhất là mình giáo dục. Cái thứ hai nếu mà bán ý tưởng được thì bán ý tưởng chứ không bán sản phẩm.
PV: Anh thấy là việc làm của mình tác động như thế nào đến việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là khu vực trường của mình anh?
Anh Toàn: Nói chung là giáo dục được nhiều lắm. Học sinh ý thức được, nó tái sử dụng được. Ngoài cái vỏ mì ra thì ví dụ như các cái hộp giấy cũng tái sử dụng làm nên những sản phẩm ứng dụng ngược lại, mình thấy cái đó có hiệu quả, mấy cái đó vừa sức với mấy bé.
Cái mục đích của mình là muốn nhắc mọi người luôn cố gắng giữ gìn, bảo vệ môi trường sống của mình trước. Rồi những cái gì tái sử dụng được, tiết kiệm cho chi phí cuộc sống của mình thì mình cứ tái sử dụng để mình tiết kiệm. Mục đích chỉ có vậy thôi.
PV: Cảm ơn anh Toàn với những chia sẻ vừa rồi.
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục; trong đó đề xuất nhiều quy định về điều kiện tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài; mức thu, sử dụng và quản lý học phí; …
Dịp Tết Nguyên đán, Ga Sài Gòn trở thành một "điểm nóng" giao thông với dự kiến khoảng 8.000-10.000 lượt khách/ngày. Đây là thách thức không nhỏ với các nhân viên Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn (Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt).
Có một thời, người ta từng gọi dốc Đoàn Kết là dốc đề pa, bởi độ dốc của nó lý tưởng cho các tay lái luyện bài khởi hành ngang dốc.
Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.
Là một trong những quốc gia sớm ký công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhưng hiện nay, quyền trẻ em tại Việt Nam là chuyện vẫn còn nhiều điều để bàn. Đặc biệt là việc bảo vệ trẻ em trên mạng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng, chưa có giới hạn trong việc tiếp cận, truy cập của trẻ em.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang gặp nhiều thách thức; việc thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm; quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm.