Cảng cạn Tân Cảng Long Bình chính thức hoạt động
Sáng 29/3, tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCSG) tổ chức công bố cảng cạn Tân Cảng Long Bình (TCLB).
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Tình trạng uống rượu bia quá độ đến mức nguy hại tăng cao báo động qua các năm, làm gia tăng nhiều vấn đề xã hội.
Đáng chú ý, chỉ trong hơn 1 tháng qua, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận 30 trường hợp ngộ độc các loại, trong đó có một số bệnh nhân ngộ độc rượu cấp tính, ngộ độc rượu ngâm các loại lá gây chảy máu, suy thận.
Và theo thống kê của Bộ Y tế, nguyên nhân các vụ ngộ độc từ rượu ngâm thực vật chiếm khoảng 36%, rượu ngâm động vật và phủ tạng khoảng 10%.
Phóng viên VOV Giao thông có cuộc trao đổi với TS. BS. Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam về những nguy hiểm của việc lạm dụng các loại dược liệu, động vật ngâm rượu hiện nay.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
PV: Việc lạm dụng, sử dụng rượu ngâm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh có thể mang đến những nguy cơ nào cho sức khỏe?
TS. BS. Trương Hồng Sơn: Thống kê có đến hơn 1.700 loại rượu ngâm, thường ở Việt Nam chúng ta hay thấy là rượu rắn, rượu ngâm bìm bịp, táo mèo,… Đông y coi rượu là một vị thuốc, khi ngâm với các loại động vật, thực vật có thể hỗ trợ, bồi bổ sức khỏe như: làm khí huyết lưu thông, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hoặc dùng để xoa bóp. Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học rất là thấp cho nhiều loại.
Thực ra rượu ngâm có thể có một số nguy hiểm với sức khỏe. Động vật có thể nhiễm một số ký sinh trùng, trong quá trình sơ chế, dù đã làm sạch nhưng có thể vẫn còn ký sinh trùng, có thể xâm nhập cơ thể và gây bệnh cho người uống.
Thứ hai, một số loại động vật, như rắn chẳng hạn, khi ngâm nguyên con vẫn có thể còn nọc độc và có thể gây hại cho những người có tổn thương về niêm mạc, có thể ngộ độc nếu dùng nhiều, hàm lượng cao.
Và bản chất của rượu khi dùng số lượng lớn cũng gây hại. Rượu trực tiếp liên quan đến 30 mã bệnh, có liên quan 300 mã bệnh. Rượu thường hấp thu rất nhanh, uống khi đói thì khoảng 20% lượng rượu sẽ hấp thụ trực tiếp vào dạ dày và có thể đến não trong chưa đến 1 phút.
Thứ hai, cơ thể trong 1 tiếng đồng hồ chỉ chuyển hóa được khoảng 10g alcohol, tương đương với 1 ly rượu 25ml loại 40 độ. Nếu chúng ta uống nhanh, uống nhiều thì sẽ gây ra tình trạng quá tải, mà nếu uống trong thời gian dài thì nó thể ảnh hưởng chức năng gan, xơ gan, hệ thống thần kinh, tiêu hóa, sinh sản, tim mạch, có thể tăng thêm một số bệnh ung thư, đặc biệt ung thư đường tiêu hóa.
Uống rượu mà hút thuốc chẳng hạn, thì nó có thể tác động theo kiểu “hiệp đồng”, làm cho các chất độc tăng thêm khả năng xâm nhập.
PV: Ngoài việc sử dụng rượu có nguồn gốc và đảm bảo vệ sinh, ông có lời khuyên gì với người dân trong mùa lễ hội Xuân, thời điểm việc sử dụng rượu có thể tăng cao?
TS. BS. Trương Hồng Sơn: Sử dụng rượu ngâm phải rất cân nhắc. Nếu một số người thích vị rượu ngâm, thứ nhất là nên ngâm các loại thực vật, tránh sử dụng các loại động vật. Thứ hai, nếu uống thì chỉ nên uống lượng cồn số lượng nhỏ, khuyến nghị hiện nay là một ngày không nên uống quá 2 đơn vị cồn, tương đương dưới 80ml rượu, và phải chia ra, mỗi giờ không quá 1 đơn vị cồn.
Nhiều người có thói quen uống rượu mà không ăn gì cả, như vậy ảnh hưởng đến dạ dày rất nhiều. Trong khi uống rượu, chúng ta cũng nên uống nước, uống một ly rượu thì nên có một ly nước. Lúc ấy chúng ta có cảm giác no hơn và tránh uống quá nhiều.
Chúng ta cũng nên giữ ấm, đặc biệt ở miền Bắc, vì uống rượu khi trời lạnh có thể gây hạ thân nhiệt.
PV: Xin cảm ơn ông.
Sáng 29/3, tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCSG) tổ chức công bố cảng cạn Tân Cảng Long Bình (TCLB).
Người dân xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa đã chính thức gửi đơn khiếu nại đến chính quyền các cấp về việc đất nông nghiệp bị biến thành khu đô thị.
Mới đây, Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM có đề xuất lắp mái che dọc vỉa hè đường Lê Lợi, quận 1, TP.HCM để tạo bóng mát che mưa, nắng và hình thành không gian đi bộ. Đề xuất này hiện đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Vì sao tuyến đường huyết mạch nối Thủ đô Hà Nội lên khu vực Tây Bắc lại bị một số tài xế rỉ tai nhau, gọi là cung đường “ma ám”? Nguyên nhân thực sự của thực trạng này là gì?
Sáng 29/3, tại Hà Nội, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tổ chức hội thảo “Tăng cường vai trò của báo chí trong giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa” và Lễ trao giải thưởng báo chí “Nữ phóng viên tiên phong vì môi trường”.
Sự bức bối về hạ tầng giao thông tĩnh đã làm phát sinh những mâu thuẫn mới, rất căng thẳng trong đời sống thị dân. Một trong số đó là “mâu thuẫn đỗ xe”.
Khoảng 10h sáng nay (30/3), nhiều thính giả gọi đến đường dây nóng VOV Giao thông thông tin vụ va chạm nghiêm trọng giữa 2 xe tải, khiến 1 tài xế tử vong trên đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây.