Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Giao thông

Hàng quán bủa vây hồ Hoàng Cầu: Xử lý thì dễ nhưng khó duy trì trật tự

Lê Tùng: Thứ năm 20/07/2023, 08:51 (GMT+7)

Hồ Hoàng Cầu nằm trên địa bàn giáp ranh của 3 phường là Thành Công, Ô Chợ Dừa, Trung Liệt và 2 quận là Ba Đình và Đống Đa (Hà Nội) dẫn đến công tác xử lý vi phạm gặp một số khó khăn nhất định.

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè khu vực hồ Hoàng Cầu đã diễn ra từ nhiều năm nay, nhưng vẫn chưa được cơ quan chức năng xử lý dứt điểm, khiến người dân sống quanh khu vực vô cùng bức xúc

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè khu vực hồ Hoàng Cầu đã diễn ra từ nhiều năm nay, nhưng vẫn chưa được cơ quan chức năng xử lý dứt điểm, khiến người dân sống quanh khu vực vô cùng bức xúc

Thời gian vừa qua, Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được phản ánh của người dân về tình trạng mất trật tự đô thị tại hồ Hoàng Cầu (Hà Nội); trật tự đô thị trở lộn xộn, các hàng quán ngang chiếm dụng vỉa hè, lòng đường và khu vực đi bộ ven hồ khiến người đi bộ không còn chỗ để di chuyển..

“Vệ sinh môi trường ở đó không đảm bảo, các hộ dân kinh doanh phần lớn xả thẳng xuống hồ làm ô nhiễm. Một số gia đình ở đó chiếm dụng hành lang đi bộ dưới hồ, làm cản trở giao thông, xả thẳng rác xuống hồ làm ô nhiễm môi trường ở đó. Cần có sự quản lý để lập lại trật tự vệ sinh môi trường”, ông Nguyễn Văn Chinh sống tại quận Đống Đa (Hà Nội) nói.

Có thể thấy, tình trạng lấn chiếm khu vực hồ Hoàng Cầu diễn ra từ nhiều năm nay, thế nhưng vẫn chưa được các cơ quan chức năng xử lý dứt điểm khiến nhiều người dân trong khu vực bức xúc.

Ghi nhận thực tế tại khu vực quanh hồ Hoàng Cầu, tình trạng ô tô, xe máy đỗ tràn lan vỉa hè, lòng đường cùng với hàng quán mọc lên như nấm chắn ngang vỉa hè, khiến khu vực này thường xuyên ùn tắc.

Người dân muốn đi bộ qua qua khu vực này phải lách người đi qua các hàng xe máy nối đuôi nhau, ném nép dưới lòng đường hoặc rón rén đi trên vỉa hè, bên cạnh những bàn ghế nhựa được bày la liệt chắn ngang lối đi.

Chị Nguyễn Thị Mai, trú tại phường Ô Chợ Dừa (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Vỉa hè thế này rất khó khăn cho các cháu nhỏ, ví dụ như con nhà mình, cháu bị chấn thương nên phải đi băng xe lăn nên rất khó khăn trong khi di chuyển”.

Mặt đường hồ Hoàng Cầu vốn đã rất eo hẹp, đừng nói đến việc người đi bộ không có chỗ để đi trên vỉa hè mà ngay cả người tham gia giao thông cũng phải 'nép vế' để di chuyển dưới lòng đường. Thông thoáng thì không sao, nhưng vào giờ cao điểm thì ùn tắc là điều khó tránh khỏi

Mặt đường hồ Hoàng Cầu vốn đã rất eo hẹp, đừng nói đến việc người đi bộ không có chỗ để đi trên vỉa hè mà ngay cả người tham gia giao thông cũng phải "nép vế" để di chuyển dưới lòng đường. Thông thoáng thì không sao, nhưng vào giờ cao điểm thì ùn tắc là điều khó tránh khỏi

Ngay cả đường đi bộ duy nhất là phần bờ kè dưới hồ vốn là nơi tập thể dục, đi bộ của người dân cũng bị các quán bia thi nhau lấn chiếm.

Cứ đến chiều, là các hàng quán tấp nập kê bàn ghế cho khách ngồi ngang nhiên lấn chiếm hết phần đường đi bộ ven hồ, khiến cả con đường gần như nghẽn lại. Từ bàn ghế, bếp nướng bốc khói nghi ngút đến tủ kệ được chủ quán mang ra, chắn ngang con đường như muốn khẳng định chủ quyền. Một số người dân bức xúc:

“Tôi ngày nào cũng đi qua con đường này, phương tiện giao thông đông mà còn chiếm cả lòng đường, không hiểu sao mà chính quyền không xử lý dứt điểm vấn đề này, để vậy rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông”.

“Bọn em cũng thường đi học về qua tuyến đường này, nhiều khi cũng muốn đi lại trên vỉa hè nhưng cũng chẳng còn đường mà đi”.

Hầu như ngày nào, cơ quan chức năng cũng đi nhắc nhở hàng quán xung quanh hồ Hoàng Cầu. Nhưng nhắc thì kéo bàn ghế vào mà vắng bóng lực lượng thì lại bê ra

Hầu như ngày nào, cơ quan chức năng cũng đi nhắc nhở hàng quán xung quanh hồ Hoàng Cầu. Nhưng nhắc thì kéo bàn ghế vào mà vắng bóng lực lượng thì lại bê ra

“Dễ dàng xử lý nhưng rất khó để duy trì trật tự”, Trung tá Vũ Hữu Thái, Phó Trưởng Công an phường Thành Công (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ với phóng viên sau khi xử lý vi phạm trật tự, lấn chiếm lòng đường vỉa hè tại khu vực hồ Hoàng Cầu.

Theo Trung tá Vũ Hữu Thái, hồ Hoàng Cầu nằm trên địa bàn giáp ranh của 3 phường là Thành Công, Ô Chợ Dừa, Trung Liệt và 2 quận là Ba Đình và Đống Đa (Hà Nội) dẫn đến công tác xử lý vi phạm gặp một số khó khăn nhất định.

Có thể nhận thấy, khu vực này không có vỉa hèn, nên các hộ gia đình kinh doanh thường xuyên lấn chiếm phần đường ven hồ để làm nơi kinh doanh hoàng quán. Trung tá Vũ Hữu Thái cho biết: “Duy trì trật tự, chống tái lấn chiếm là điều khó khăn nhất, cũng không thể nào chốt 24/24 được. Sau khi lực lượng rút đi lại có chiều hướng tái lấn chiếm.

Chúng tôi sẽ tham mưu cho BCĐ 197 có sự tăng cường lực lượng đoàn thể, chính trị xã hội tham gia vào công tác duy trì, chống tái lấn chiếm. Sau giờ lực lượng chức năng nghỉ hoặc rút đi có lực lượng hỗ trợ tham gia giữ trật tự sẽ có tác dụng sâu hơn trong công việc giữ gìn trật tự đô thị”.

Dễ dàng xử lý nhưng rất khó để duy trì trật tự

Dễ dàng xử lý nhưng rất khó để duy trì trật tự

Cách đây vài tháng, TP. Hà Nội đã phát động chiến dịch ra quân nhằm xử lý và có nhiều chỉ đạo, biện pháp quyết liệt trong bảo đảm trật tự đô thị, chống lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Thế nhưng vẫn còn tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa” hoặc làm ngơ cho các vi phạm vẫn liên tục diễn ra.

Khi có lực lượng chức năng thì người dân chấp hành, khi vắng bóng thì lại tái lấn chiếm, gây ùn tắc giao thông, mất mỹ quan đô thị. Có thể thấy không chỉ riêng khu vực hồ Hoàng Cầu mà tại 1 số tuyến phố, tình trạng vỉa hè lộn xộn, nhếch nhác vẫn tiếp tục tái diễn như chưa hề có cuộc ra quân.

Đây cũng là bài toán đang cần lời giải của chính quyền đô thị Hà Nội để giúp lấy lại lòng tin của người dân và hình ảnh Hà Nội văn minh, xanh, sạch đẹp trong mắt khách du lịch…

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè quanh hồ Hoàng Cầu

Có mặt lực lượng chức năng thì chấp hành mà vắng thì tái lấn chiếm

Có mặt lực lượng chức năng thì chấp hành mà vắng thì tái lấn chiếm

Liệu đây có phải tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa”?

Liệu đây có phải tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa”?

 

Lê Tùng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Ga Cao Xá tham gia hành trình liên vận quốc tế

Khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Ga Cao Xá tham gia hành trình liên vận quốc tế

Sáng 2/5, tại Ga Cao Xá, Tổng công ty Đường sắt VN và UBND tỉnh Hải Dương tổ chức khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Cao Xá (xã Cao An, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) tham gia hành trình liên vân quốc tế sau 83 ngày cải tạo, nâng cấp giai đoạn 1.

Khi vạch sang đường 'húc' vào dải phân cách

Khi vạch sang đường "húc" vào dải phân cách

Trên đường Cổ Linh (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội), nếu sang đường ở nơi có vạch kẻ đường thì nhiều người dân sinh sống ở khu vực này phải trèo qua dải phân cách. Lý do là bởi, vạch sang đường "húc thẳng" vào dải phân cách giữa đường.

Tự giác đội mũ bảo hiểm bắt đầu từ chính... chiếc mũ

Tự giác đội mũ bảo hiểm bắt đầu từ chính... chiếc mũ

Trong tư tưởng và hành động của hầu hết cha mẹ đều có ý thức muốn bảo vệ con em mình, vậy nhưng, chiếc mũ bảo hiểm giúp giảm thiểu được chấn thương cho trẻ khi sự cố không may xảy ra lại đang bị xem nhẹ.

Điện rác hướng giải quyết bền vững, bảo vệ môi trường

Điện rác hướng giải quyết bền vững, bảo vệ môi trường

Người dân ở thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang vô cùng khổ sở vì mùi hôi và nước đen ngòm từ bãi rác rỉ ra ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày.

Nghĩa tình những chuyến xe chở nước ngọt miễn phí

Nghĩa tình những chuyến xe chở nước ngọt miễn phí

Vượt chặng đường dài trăm cây số, vào tận cùng con hẻm, mé sông... Các chuyến xe chở nước ngọt miễn phí cho bà con miền Tây vẫn đang ngày đêm ngược xuôi. Mạnh thường quân, nhà hảo tâm, bác tài xế... đã cùng viết lên những câu chuyện ý nghĩa về sự yêu thương và lòng trắc ẩn trong mùa hạn mặn!

Bảo tồn di tích, trách nhiệm không chỉ riêng ai

Bảo tồn di tích, trách nhiệm không chỉ riêng ai

Trong những năm qua, TP.HCM đã có nhiều kế hoạch bảo tồn các di tích song trên thực tế kết quả vẫn chưa được như mong muốn.

Mất ATGT từ mua bán lấn chiếm trên quốc lộ

Mất ATGT từ mua bán lấn chiếm trên quốc lộ

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, hành lang an toàn giao thông đường bộ… để dựng biển quảng cáo, bày bán, kinh doanh hàng hóa trên một số tuyến đường giao thông là câu chuyện không mới nhưng là căn bệnh khó chữa tại nhiều địa phương.