Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Hạ tầng giao thông thuỷ với du lịch: “Nước lên, thuyền cũng lên”

Nguyễn Sử: Chủ nhật 01/09/2024, 06:14 (GMT+7)

Hiện nay trên địa bàn TP.HCM có 13 cảng thủy nội địa và 229 bến thủy nội địa đang hoạt động, trong đó có 19 bến hàng hóa, 71 bến hành khách, hai bến hành khách kết hợp hàng hóa, 14 bến neo đậu, và 25 bến khách ngang sông.

Thời gian qua, thành phố cũng đã triển khai nhiều tuyến đường thủy, tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm thành phố, nhằm tạo thuận lợi trong việc vận chuyển hành khách kết hợp du lịch đường sông.

Tuy nhiên, để có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa ngành du lịch sông nước của thành phố, thì hạ tầng giao thông đường thủy đóng vai trò quan trọng như thế nào? PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Kim Toản - Giám đốc Công ty Thường Nhật đơn vị vận hành khai thác buýt sông  Saigon WaterBus.

Buýt sông 2 tầng (Saigon WaterGo) đưa người dân và du khách thưởng ngoạn, khám phá toàn cảnh sông Sài Gòn

Buýt sông 2 tầng (Saigon WaterGo) đưa người dân và du khách thưởng ngoạn, khám phá toàn cảnh sông Sài Gòn

 PV: Thưa ông, hiện nay thành phố cũng đang có chủ trương đẩy mạnh phát triển du lịch đường thủy. Vậy ông đánh giá như thế nào về vai trò của hạ tầng giao thông đường thủy trong việc phát triển ngành du lịch sông nước?

Ông Nguyễn Kim Toản: Ở đây chúng ta đang nói tới vận chuyển hành khách bằng đường thủy, tức là giao thông, nhưng là giao thông vận chuyển hành khách. Đường thủy của chúng ta đã phát triển rất mạnh mẽ về vận tải, với các thủy lộ kết nối các vùng sông nước của miền Nam Việt Nam. Nhờ đường sông mà sản lượng vận tải rất lớn, đây là một thế mạnh của sông nước miền Nam.

Giờ đây, chúng ta phát triển luôn mảng vận chuyển hành khách, và đặc biệt trong vận chuyển hành khách trên sông thì cái mặt định tính của vận chuyển sông nước là du lịch tĩnh. Bất cứ ai khi bước xuống thuyền đều có cảm giác như đi du lịch rồi. Chúng tôi gọi cái mặt định tính của vận chuyển hành khách trên sông là du lịch tĩnh, và khi chúng ta phát triển nó, dù gọi là du lịch hay vận chuyển, thì vô hình dùng ngành du lịch cũng sẽ phát triển

 

Hoạt động ẩm thực trên sông

Hoạt động ẩm thực trên sông

PV: Sau thời gian dài hoạt động, các tuyến buýt trên sông chúng ta thấy lượng hành khách đi lại chủ yếu là những đối tượng nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Kim Toản - Giám đốc Công ty Thường Nhật, đơn vị vận hành khai thác buýt sông Saigon WaterBus..

Ông Nguyễn Kim Toản - Giám đốc Công ty Thường Nhật, đơn vị vận hành khai thác buýt sông Saigon WaterBus..

Ông Nguyễn Kim Toản: Qua 6 năm, buýt đường sông hằng ngày đều đặn đưa khách từ bến này đến bến nọ. Sản lượng hành khách gia tăng từng năm.

Chúng tôi thống kê thấy rằng phần lớn trong số đó là khách du lịch, gồm bà con trong thành phố, bà con khắp mọi vùng đất nước, và bạn bè quốc tế đến đây biến Buýt đường sông trở thành một điểm nhấn về du lịch sông nước của thành phố.

PV: Với đặc thù của TP.HCM, có lợi thế là hệ thống mạng lưới sông ngòi rất dày đặc, rất thuận tiện cho việc phát triển du lịch đường thủy. Vậy ông thấy hiện nay thành phố chúng ta còn có những hạn chế, bất cập nào trong việc phát triển mạng lưới giao thông thủy cũng như phát triển du lịch sông nước?

Ông Nguyễn Kim Toản: Trong phương thức giao thông đường thủy, mặt định tính của nó là du lịch tĩnh. Do vậy, nếu muốn phát triển ngành du lịch của thành phố, chúng ta phải phát triển ngành giao thông thủy ở mảng vận chuyển hành khách bằng đường thủy.

Chúng ta cũng biết rằng để vận chuyển hành khách bằng đường thủy thì cần phải có hạ tầng cảng bến. Đường thủy, so với tất cả các phương thức khác, có lợi thế là chúng ta chỉ cần khai thông những dòng sông, làm những cửa mở ra sông là đã có thể đưa vào khai thác.

Tuy nhiên, có những bất cập về chính sách. Thành phố luôn muốn phát triển chương trình sông nước bằng cách làm sao cho thành phố có thật nhiều bến thủy. Đặc biệt, Sở Giao thông Vận tải của thành phố đã đề xuất quy hoạch gần 500 bến thủy.

Bất cập thứ nhất là công tác quy hoạch của mình quá chậm; đến giờ này, những bến thủy được quy hoạch pháp lý đầy đủ gần như rất ít. Thứ hai, quy định về việc được phép xây dựng bến gặp khó khăn ở vấn đề đất là của ai và đất đó có được quy hoạch hay không.

Tàu khách quốc tế cập cảng Nhà Rồng - Khánh Hội, TP.HCM.

Tàu khách quốc tế cập cảng Nhà Rồng - Khánh Hội, TP.HCM.

Chúng ta lại có quy định rằng đất hành lang bờ sông không thuộc về ai mà do Nhà nước quản lý, nên các đơn vị sở hữu bến làm sao có khả năng sở hữu đất được vì đất này là đất hành lang bờ sông.

Còn như chúng tôi là đất dự án, tức là đã có dự án thì chúng tôi lại chờ tiếp quy hoạch. Như vậy, bây giờ thành phố muốn phát triển chương trình giao thông thủy và du lịch đường thủy, kết nối tất cả các cảnh quan sông nước, các vùng văn hóa lịch sử của thành phố qua sông nước, và kết nối luôn cả chương trình đất liền và biển đảo, ví dụ như những chương trình thuyền từ TP.HCM ra Côn Đảo chẳng hạn, thì phải giải quyết vấn đề hạ tầng.

Tức là bến thủy đặt ở đâu phải được phép có không gian, vùng nước kỹ thuật để tàu cập bến, và có không gian để hành khách dễ dàng tiếp cận bằng đường bộ đến để sử dụng đường thủy, thì mới được

PV: Xin cảm ơn ông. 

Nguyễn Sử/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội sẵn sàng hộ đê, sơ tán người dân ven các sông Hồng, Đà, Đuống

Hà Nội sẵn sàng hộ đê, sơ tán người dân ven các sông Hồng, Đà, Đuống

Trước diễn biến mưa kéo dài, mực nước sông tiếp tục lên nhanh, Sở NN&PTNT Hà Nội đã có công văn đề nghị các quận, huyện, thị xã triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều; sẵn sàng sơ tán người dân trong trường hợp khẩn cấp.

Hà Nội: Nước sông lên nhanh, nhiều tuyến phố ngập nước

Hà Nội: Nước sông lên nhanh, nhiều tuyến phố ngập nước

Hôm nay (10/9), PV VOV Giao thông đã ghi nhận rất nhiều thông tin về hàng loạt các điểm ngập, ùn tắc trên địa bàn Thủ đô.

Chủ vườn quất Tứ Liên thuê người Nigeria chuyển cây tránh ngập, 100.000/người/giờ

Chủ vườn quất Tứ Liên thuê người Nigeria chuyển cây tránh ngập, 100.000/người/giờ

Một nhóm thanh niên người Nigeria được chủ một nhà vườn quất ở Tứ Liên, Hà Nội thuê chuyển cây khỏi vườn bị ngập nước.

Cấm xe vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ do ngập

Cấm xe vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ do ngập

Sáng 10/9, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, khu vực Km191 đến Km191+500 tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngập cả 2 chiều, các xe đi lại sẽ không đảm bảo an toàn.

Dừng chạy tàu qua cầu Long Biên

Dừng chạy tàu qua cầu Long Biên

Đường sắt dừng chạy tàu qua cầu Long Biên để đảm bảo an toàn hành khách. Tàu sẽ đón, trả khách tại ga Gia Lâm.

Nước sông Hồng dâng cao, nhiều hoa màu ở bãi giữa mất trắng

Nước sông Hồng dâng cao, nhiều hoa màu ở bãi giữa mất trắng

Mưa lớn ở thượng nguồn đổ về khiến nước sông Hồng dâng rất cao, hoa màu của người dân trồng ở bãi giữa bị dòng nước nhấn chìm.

Hà Nội hạn chế xe qua cầu Chương Dương

Hà Nội hạn chế xe qua cầu Chương Dương

Hiện nay, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), mực nước sông Hồng dâng cao, dòng chảy xiết, ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng công trình cầu.