TP.HCM: Cháy nhà 3 tầng, 1 người chết
Căn nhà 3 tầng ở quận Tân Phú bất ngờ bốc cháy khiến một người chết, 2 người bị thương. Các nạn nhân đều trẻ tuổi.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Dự báo số ca mắc với biến thể BA.5 sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, đồng thời các biến thể mới liên tục xuất hiện hoặc tiến hóa có khả năng làm giảm miễn dịch và có thể làm dịch bệnh bùng phát trở lại.
Tuy nhiên, hiện đang xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch ở một bộ phận người dân, điều này dấy lên lo ngại dịch chồng dịch.
Tấm biển hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 tại khu vực hồ Hoàn Kiếm đã được xếp gọn vào một góc cột đèn, những chai dung dịch sát khuẩn tại lối vào siêu thị BRG Hàng Trống cũng được dẹp bỏ, tại nhiều tiệm ăn quanh phố cổ từ chủ, tới nhân viên phục vụ và khách hàng đều đã bỏ khẩu trang.
Đặc biệt tại khu vực phố đi bộ hiện đã nhộn nhịp trở lại, nhưng đa số du khách đều không đeo khẩu trang. Một số bạn trẻ lý giải:
"Nên bỏ đeo khẩu trang ở nơi công cộng, em cảm thấy không lo ngại như trước, bởi mọi người đã tiêm phòng nhiều mũi nên không nguy hiểm và bọn em cũng đã tiêm 3 mũi vắc xin".
"Buổi tối không nên đeo khẩu trang để hít được không khí thoải mái và dễ chịu hơn".
Tâm lý lơ là, coi nhẹ dịch bệnh không chỉ xuất hiện ở những nơi công cộng, công tác phòng dịch tại nhiều khu dân cư dường như cũng đang bị buông lỏng, nhiều tổ Covid cộng đồng không còn hoạt động. Bà Nguyễn Thị Mai, thành viên tổ Covid cộng đồng tại Hà Nội chia sẻ:
"Bây giờ không còn nữa, không giải tán nhưng cũng chẳng sinh hoạt gì cả, vì giờ có Covid đâu mà hoạt động. Giờ chỉ có tổ bảo vệ và tổ 02 để đảm bảo an ninh trật tự khu phố thôi".
Trong khi đó, ghi nhận của phóng viên tại một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội cho thấy, công tác phòng chống dịch Covid vẫn được duy trì và luôn trong tư thế sẵn sàng ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ.
Ngay từ cổng viện đến các khu vực tiếp đón và trong khuôn viên các bệnh viện vẫn duy trì các bảng hướng dẫn biện pháp phòng dịch, đa số người bệnh đều thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang và sát khuẩn. Bà Nguyễn Thị Loan, quận Ba Đình, HN cho biết:
"Đang Covid tôi không bao giờ bỏ khẩu trang, lúc nào cũng đeo, chỉ khi về đến nhà mới bỏ ra thôi, phải chấp hành. Vì bây giờ dịch bệnh đang nhiều, dịch nọ chồng dịch kia, bản thân sức khỏe của mình thì mình phải giữ. Ngoài cộng đồng tôi thấy nhiều người không đeo, dịch bệnh đang quay lại thế này mà nhiều người không đeo khẩu trang rất nguy hiểm".
Tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn các biện pháp kiểm soát dịch đã được nới lỏng so với trước, song tại tất cả các điểm ra vào, khu khám bệnh đều có lực lượng hướng dẫn, nếu bệnh nhân có triệu trứng ho, sốt sẽ được được đưa vào khu vực khám sàng lọc Covid-19 và điều trị kịp thời.
Theo TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng, Trưởng khoa Khám bệnh, trong 2 tuần qua bệnh viện ghi nhận khoảng hơn 10 ca Covid nhưng đều ở thể nhẹ không phải điều trị nội trú, các bệnh cúm A và sốt xuất huyết có chiều hướng tăng song vẫn kiểm soát tốt.
"Ở Bệnh viện Xanh Pôn những bệnh nhân ho, sốt khám một khu riêng, chúng tôi sẽ cho vào phòng khám truyền nhiễm ngay ở dưới tầng 1 và sẽ làm xét nghiệm tại chỗ, bệnh nhân nếu có triệu trứng nhẹ và trung bình theo dõi ở nhà được chúng tôi sẽ cho về nhà để theo dõi cách ly tại nhà, trường hợp bệnh nhân cần nằm viện chúng tôi sẽ chuyển lên khu vực nằm viện trên tầng 4, tòa nhà A3".
Theo các chuyên gia y tế, hiện Covid-19 đang âm thầm leo thang tại Hà Nội và trên cả nước, ngày hôm qua 2/8 cả nước đã ghi nhận 2.000 ca mắc mới, tăng gần 640 ca so với ngày trước đó, cao nhất trong hơn 2 tháng qua và có 1 trường hợp tử vong.
Trong khi đó, bệnh đậu mùa khỉ đang có nguy cơ cao xâm nhập vào nước ta, các dịch bệnh truyền nhiễm khác như sốt xuất huyết, cúm A, tay chân miệng cũng đang lây lan nhanh. PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng khuyến cáo:
"Cần tăng cường giám sát, theo dõi các ổ dịch Covid-19 và khuyến cáo người dân việc giữ các biện pháp dự phòng như tiêm chủng, đeo khẩu trang ở những nơi đang có dịch, những nơi có tiếp xúc gần cần tiếp tục thực hiện. Đặc biệt, những người có nguy cơ cao phải có những biện pháp dự phòng".
Bộ Y tế nhận định, các biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 có khả năng tiếp tục xuất hiện, đồng thời sẽ làm giảm miễn dịch theo thời gian, nguy cơ dịch chồng dịch có thể xảy ra nếu địa phương và mỗi người dân không chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Căn nhà 3 tầng ở quận Tân Phú bất ngờ bốc cháy khiến một người chết, 2 người bị thương. Các nạn nhân đều trẻ tuổi.
Mỗi ngày tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh, TP. Thủ Đức (TP.HCM) tấm lòng của của các thành viên nhóm thiện nguyện Nhất Tâm mang lại sự ấm áp cho những bệnh nhân, thân nhân, y bác sĩ và những người có hoàn cảnh khó khăn như anh xe ôm, chú bảo vệ, cô bán vé số....
Lực lượng chức năng đã ngăn chặn nhiều trường hợp thanh thiếu niên không đội mũ bảo hiểm, tụ tập điều khiển xe với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, nẹt pô, bấm còi gây náo loạn đường phố, cá biệt có trường hợp còn đem theo cả gậy rút 3 khúc.
Bộ GTVT đang lấy ý kiến góp ý các bộ, ngành dự thảo Thông tư cho phép tự động giãn chu kỳ kiểm định xe cá nhân dưới 9 chỗ ngồi.
Diễn tập chữa cháy và cứu nạn trong hầm sông Sài Gòn là hoạt động thường niên, nhằm chuẩn bị kịch bản giảm thiểu thấp nhất thiệt hại khi có sự cố; nâng cao trình độ nghiệp vụ chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn và phối hợp giữa các đơn vị.
Đăng kiểm phương tiện cơ giới và kiểm định, thẩm duyệt thiết kế PCCC, ở góc độ nào đó có nét tương đồng, bởi đều liên quan mật thiết đến sự an toàn tính mạng, an toàn tài sản.
Thời gian gần đây, cuộc sống của người dân ở P. Định Công (Q. Hoàng Mai, Hà Nội) bị đảo lộn khi xuất hiện một hàng rào tường bê tông dài 2-3km, cản trở việc đi lại của người dân nơi đây.