Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Góp ý dự thảo Luật Đất đai 2023: Đừng làm cho có, cho đủ

Huy Hoàng: Thứ ba 28/03/2023, 20:48 (GMT+7)

Chưa bao giờ Luật Đất đai đứng trước đòi hỏi phải thay đổi nhiều như bây giờ. Và cũng chưa khi nào không khí vào cuộc đóng góp, xây dựng, sửa đổi Luật được sôi nổi, khẩn trương như hiện nay. Chính vì thế, việc tổ chức lấy ý kiến, tổng hợp, hoàn thiện dự thảo Luật không thể chỉ làm cho có, cho đủ.

Ảnh minh họa: Báo đấu thầu

Ảnh minh họa: Báo đấu thầu

Sau 5 lần ban hành, sửa đổi (vào các năm 1988, 1993, 1998, 2003, 2013) thì Luật Đất đai đã cho thấy được vai trò hết sức quan trọng khi từng bước cụ thể hóa được điều 54 của Hiến pháp nước ta “đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước”.

Tuy nhiên, việc phải sửa đổi khá nhiều lần cũng phần nào bộc lộ những hạn chế nhất định của một trong những Bộ Luật quan trọng nhất của hệ thống pháp luật nước ta.

Trong các đợt lấy ý kiến vừa qua, đã có hàng ngàn ý kiến từ các tổ chức, cá nhân trên cả nước tham gia đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này. Việc hầu hết các ý kiến tập trung nhiều vào các vấn đề nóng như thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư, xác định giá trị đất, tài sản hóa quyền sử dụng đất, minh bạch công khai quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất… Điều này cho thấy được mức độ quan tâm, sự tập trung, tinh thần trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dành cho đất đai.

Đây sẽ là cơ sở quan trọng để bộ phận của đơn vị soạn thảo có thể tổng hợp và hoàn chỉnh tốt nhất sản phẩm cuối cùng trước khi trình Quốc hội thảo luận, thông qua trong thời gian tới. Tuy nhiên, đây cũng chính là thử thách không hề nhỏ đối với các bên liên quan nếu không muốn tái diễn tình trạng “Luật vừa ban hành đã lỗi thời” như giai đoạn trước.

Từ thực tiễn Quốc hội nước nhà là số lượng đại biểu quốc hội chuyên trách còn hạn chế, đa số là kiêm nhiệm, số lần họp làm việc chính thức không nhiều nên việc chuẩn bị các dự thảo Luật cần được chuẩn bị kỹ càng, tổng hợp đầy đủ, chặt chẽ trước khi trình, thảo luận và thông qua.

Với 1 công cụ pháp lý rất quan trọng chỉ sau Hiến pháp như Luật đất đai thì người dân cả nước mong chờ vào tinh thần tôn trọng, trung thực, khách quan, gạn đục khơi trong ngay từ khâu lấy ý kiến cho đến tổng hợp, giải trình. Không chỉ vậy, quá trình triển khai không được bỏ sót bất kỳ một ý kiến đóng góp nào, bởi đó đều là tâm huyết, là trí tuệ của nhân dân.

Quan trọng hơn nữa là cần loại bỏ bằng được những thủ thuật cài cắm lợi ích thông qua quá trình xây dựng chính sách.

Chưa bao giờ Luật Đất đai đứng trước đòi hỏi phải thay đổi nhiều như bây giờ. Và cũng chưa khi nào không khí vào cuộc đóng góp, xây dựng, sửa đổi Luật được sôi nổi, khẩn trương như hiện nay. Chính vì thế, việc tổ chức lấy ý kiến, tổng hợp, hoàn thiện dự thảo Luật không thể chỉ làm cho có, cho đủ. Bởi bất kỳ một thái độ hời hợt, tắc trách nào cũng sẽ khiến mọi công sức, nỗ lực của cả xã hội “đổ sông đổ biển”.

Rất cần một tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành; của các tổ chức, cá nhân và các tầng lớp nhân dân đóng góp các ý kiến sôi nổi, xác đáng trên tinh thần tự nguyện, đúng vai; làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến lĩnh vực đất đai bấy lâu nay.

Để Luật Đất đai sửa đổi sắp tới đây vừa chặt chẽ, khoa học lại sát với đời sống và có tầm nhìn dài hạn. Giải quyết tốt các tồn tại vốn có; đồng thời dẫn đường để đất đai thực sự là nguồn lực quý hiếm, giúp cho quốc gia, đất nước phát triển; người dân hưởng lợi tốt nhất các lợi ích trên từng mảnh đất của mình.

Ý kiến của bạn
TP.HCM: Cháy nhà 3 tầng, 1 người chết

TP.HCM: Cháy nhà 3 tầng, 1 người chết

Căn nhà 3 tầng ở quận Tân Phú bất ngờ bốc cháy khiến một người chết, 2 người bị thương. Các nạn nhân đều trẻ tuổi.

Người chồng mù nuôi vợ thiểu năng, con rối loạn thần kinh nhận cặp bò hỗ trợ từ thính giả VOV Giao thông

Người chồng mù nuôi vợ thiểu năng, con rối loạn thần kinh nhận cặp bò hỗ trợ từ thính giả VOV Giao thông

Thông qua chương trình Kết nối yêu thương, Kênh VOV Giao thông đã huy động được số tiền từ các nhà hảo tâm để mua tặng một “cặp bò” cho gia đình thính giả Trần Văn Quý đang gặp khó khăn tại Yên Bái.

Cán bộ vi phạm giao thông phải xử lý nghiêm: Cách nào thực hiện?

Cán bộ vi phạm giao thông phải xử lý nghiêm: Cách nào thực hiện?

Đối với người vi phạm là cán bộ đảng viên, Chỉ thị 10 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm TTATGT đường bộ trong tình hình mới nhấn mạnh: “Mọi cán bộ đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông phải bị xử lý nghiêm của Đảng, của từng ngành, của cơ quan đơn vị”.

TP.HCM: Khánh thành trung tâm phẫu thuật nhi và trung tâm sơ sinh

TP.HCM: Khánh thành trung tâm phẫu thuật nhi và trung tâm sơ sinh

Ngày 27/5, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM khánh thành thêm Trung tâm phẫu thuật nhi và Trung tâm sơ sinh. Hiện viện có 3 khối nhà hiện đại với 1.500 giường bệnh thay thế cho cảnh chật hẹp xuống cấp.

Nhức nhối nạn trộm cắp vật tư, thiết bị công trình giao thông

Nhức nhối nạn trộm cắp vật tư, thiết bị công trình giao thông

Thời gian qua, nhiều công trình giao thông ở TP.HCM liên tục bị trộm cắp, phá hoại thiết bị, vật tư. Mới đây nhất là tình trạng mất cắp tại dự án metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) và hàng trăm tấm đan đậy rãnh thoát nước dọc xa lộ Hà Nội bị đập phá.

Khẩn trương hình thành 3 đến 6 Trung tâm dự trữ thuốc hiếm

Khẩn trương hình thành 3 đến 6 Trung tâm dự trữ thuốc hiếm

Theo Cục Quản lý Dược, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Y tế đã và đang khẩn trương triển khai việc hình thành các trung tâm dự trữ thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung với dự kiến 3-6 trung tâm trên cả nước.

Đừng vô tình tạo thêm áp lực cho con trẻ

Đừng vô tình tạo thêm áp lực cho con trẻ

Sau mùa thi là “mùa khoe điểm, giấy khen”. Việc phụ huynh khoe điểm số, giấy khen của con lên mạng xã hội năm nào cũng gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Bởi có việc đăng ảnh, thông tin của con lên mạng xã hội tưởng vô hại nhưng vô tình tiềm ẩn nhiều hệ lụy không tốt.