Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

Giáo dục bất ổn?

Quang Hùng: Thứ năm 20/02/2025, 18:18 (GMT+7)

Chuyện ngành giáo dục thường xuyên thay đổi sách giáo khoa, quy trình giảng dạy, cách tuyển sinh, môn học… nhiều năm nay đã trở nên quen thuộc. Nhưng liệu những thay đổi ấy có giúp giáo dục hoạt động ổn định hay luôn trong tình trạng “bất ổn”?

Những ngày qua, lại một lần nữa dư luận xã hội cũng như người trong cuộc những có tâm trạng, suy nghĩ trái ngược về quy định không được dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024 có hiệu lực từ ngày 14/22025.

Người ủng hộ, người đắn đo. Hầu như mọi bình luận đều hướng đến vấn đề dạy thêm của giáo viên, mà quên đi mất nhân vật chính trong vấn đề này, đó là học sinh. Chuyện học chính, hay học thêm thực chất đến nay, nó chính là hậu quả của việc thay đổi liên tục những quy định của ngành giáo dục trong nhiều năm qua.

Nhiều người hoài cổ thì vẫn nhắc lại chuyện cũ, khi “ngày xưa” họ vẫn chỉ cần một bộ sách giáo khoa truyền hết từ thế hệ này sang thế hệ khác, tất cả anh chị em trong nhà đều dùng chung một bộ sách như thế. Vừa tiết kiệm vừa thấy tính “kế thừa”, mà cũng vẫn… học được, và chả chết ai!!!

Thế nhưng, xã hội thay đổi, thời đại thay đổi, nền văn minh nhân loại cũng tiến bộ từng ngày, từng giờ. Việc đổi mới cách dạy, cập nhật thông tin mới trong giáo trình, sách giáo khoa là cần thiết. Nhưng, những thay đổi ấy của ngành giáo dục vì sao lại cho cả xã hội luôn có cảm giác “bất ổn”?

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Năm nào cũng vậy, học sinh và phụ huynh luôn trong tâm trạng nơm nớp, lo lắng, vò đầu bứt tai tìm kiếm, tham khảo thông tin để “đoán” ý đồ của ngành giáo dục trong tuyển sinh, xét tuyển hay thậm chí là thay đổi sách giáo khoa, thay đổi phương pháp dạy và học.

Từ chuyện “đơn giản” như chứng chỉ tiếng Anh, mỗi năm lại bị “dọa” áp dụng một kiểu. Năm ngoái thì có thông tin không sử dụng chứng chỉ IELTs, năm nay thì lại vẫn áp dụng cho tiêu chuẩn đăng ký đại học, nhưng mỗi trường lại một khác, một tiêu chuẩn riêng, khiến học sinh và phụ huynh quay như chong chóng. Rồi cả chuyện phải đạt bao nhiêu điểm mới đủ tiêu chuẩn???

Đó là chỉ tính riêng cái chứng chỉ ngoại ngữ, một điều kiện đủ để các con có thể vào đại học.

Mỗi năm học sinh lại phải 'chờ' để có hướng dẫn từ ngành giáo dục về sách giáo khoa, hay quy trình dạy và học mới (Ảnh minh họa)

Mỗi năm học sinh lại phải "chờ" để có hướng dẫn từ ngành giáo dục về sách giáo khoa, hay quy trình dạy và học mới (Ảnh minh họa)

Tiếp đến là sách giáo khoa. Như đã nói, thời đại mới, sách giáo khoa cũng phải thay đổi theo. Nhưng có vẻ như chúng ta thay đổi nhiều quá, mỗi năm lại một bộ sách hoàn toàn mới, thậm chí có những năm, chỉ còn vài tháng nữa là đến ngày khai giảng, ngành giáo dục vẫn chưa thể “quyết” được năm nay sách giáo khoa sẽ… đi đường nào? Đến mức trẻ vào năm học mới vẫn phải học tạm “cầm chừng” để chờ sách mới (?).

Bây giờ, chắc hẳn nhiều phụ huynh học sinh khi nhìn vào sách giáo khoa của con em mình, muốn kiểm tra bài của con, hay muốn hiểu con học thế nào cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí chẳng thể hiểu con đang học cái gì?

Ngày nay, phụ huynh và học sinh có rất nhiều lựa chọn, học trường công hoặc trường tư thục. Mỗi hệ thống lại có cách giáo dục riêng. Trường tư, trường quốc tế thường giúp trẻ có những suy nghĩ độc lập, tự tin trong giao tiếp và những kỹ năng xã hội rất tốt, nhưng kiến thức cơ bản so với trường công lại không “dày dặn” bằng.

Còn trường công, từ xưa vẫn vậy, mục tiêu vẫn là kiến thức trong sách giáo khoa được ưu tiên hàng đầu, những kỹ năng xã hội có nhưng vẫn chỉ chỉ thứ yếu, điểm số sẽ là điều quan trọng nhất!

Thế nên, với phụ huynh, dù con có học ở hệ thống nào đi chăng nữa, nỗi lo lắng “tụt hậu” của con em mình vẫn luôn thường trực trong suy nghĩ, chẳng ai muốn con em mình học kém, rồi ảnh hưởng tới mục tiêu tương lai. Ấy vậy là dù ở đâu họ cũng muốn con mình cần phải được bổ sung kiến thức, cách này hay cách khác. Có cầu, ắt có cung.

Có lẽ việc cấm học thêm, dạy thêm là điều thiếu thực tế nhất trong bối cảnh hiện nay. Xét đến yếu tố thay đổi đến chóng mặt của sách giáo khoa, quy trình giảng dạy, quy trình tuyển sinh các cấp học…

Mỗi ngày con em chúng ta ra khỏi nhà, trên lưng một đống sách vở nặng đến hàng chục kilogram và phụ huynh ở nhà thì vẫn trong tâm trạng bất ổn về tương lai của con em mình, khi chẳng biết liệu chúng học như thế đã đủ cho hành trang vào đời hay chưa?

Chúng ta định “hành” trẻ đến bao giờ?

 

Quang Hùng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Người lao động nói gì trước quy định ở trọ tối thiểu 4m2/ người?

Người lao động nói gì trước quy định ở trọ tối thiểu 4m2/ người?

Theo quy định vào 30/3, các phòng trọ phải đạt chuẩn diện tích sàn tối thiểu 4m2/ người, không thì sẽ bị dừng hoạt động do không đảm bảo các yếu tố phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn.

Khích lệ con gái 6 tuổi lái ô tô, bố bị phạt gần 30 triệu

Khích lệ con gái 6 tuổi lái ô tô, bố bị phạt gần 30 triệu

Hành vi nguy hiểm này không chỉ vi phạm quy định về an toàn giao thông mà còn tiềm ẩn rủi ro lớn cho chính cháu bé và những người xung quanh. Ngay sau khi xác minh, cơ quan chức năng đã mời người đàn ông lên làm việc và ra quyết định xử phạt lên đến 30 triệu đồng.

Biến cao tốc thành suối, giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện điều kiện sống

Biến cao tốc thành suối, giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện điều kiện sống

Từng bị chôn vùi dưới lớp bê tông và dòng xe cộ tấp nập, dòng suối Cheonggyecheon hồi sinh ngoạn mục, trở thành một không gian xanh mát ngay giữa lòng thủ đô Seoul, Hàn Quốc.

Sau vụ cột khói khổng lồ giữa Hà Nội: Bao giờ di dời các cơ sở gây ô nhiễm?

Sau vụ cột khói khổng lồ giữa Hà Nội: Bao giờ di dời các cơ sở gây ô nhiễm?

Người dân cũng rất băn khoăn về lộ trình di chuyển công ty Công ty Cổ phần Dệt Hà Nội và một số cơ sở công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm nằm giữa khu dân cư đông đúc của Hà Nội sẽ được thực hiện như thế nào?

Ý chí giữa vòng vây

Ý chí giữa vòng vây

Giữa mưa bom bão đạn, giữa muôn trùng hiểm nguy của khói lửa chiến tranh, đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh đã được hình thành.

Km số 0, phố đi bộ và quản trị đô thị

Km số 0, phố đi bộ và quản trị đô thị

Cộng đồng mạng xã hội những ngày vừa qua tranh luận rất nhiều về chuyện km số 0 của Hà Nội. Nhưng, thực chất ý nghĩa của km số 0 là như thế nào?

Đánh thuế 20% lãi bất động sản: Có giảm tình trạng kê khai hai giá khi giao dịch?

Đánh thuế 20% lãi bất động sản: Có giảm tình trạng kê khai hai giá khi giao dịch?

Mới đây, đề xuất thu thuế 20% trên phần lãi từ chuyển nhượng bất động sản thay cho mức 2% trên tổng giá trị giao dịch nhận được nhiều sự quan tâm. Mục tiêu là công bằng hơn, chống lách thuế.