Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

Hồi sinh các con sông: Khẩn trương nhưng không nên nóng vội

GS.TS Đào Xuân Học: Thứ ba 18/02/2025, 12:32 (GMT+7)

Làm sống lại các dòng sông là vấn đề cấp bách được Hà Nội và Chính phủ đặc biệt quan tâm. Cải thiện chất lượng nước các dòng sông chính là cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đô thị và cải thiện mỹ quan cho thủ đô.

Tuy nhiên, lựa chọn giải pháp cũng cần có sự tính toán, nghiên cữu kỹ để đảm bảo hiệu quả về lâu dài.

Một đoạn sông Tô Lịch chảy qua địa bàn huyện Thanh Trì với làn nước đen đặc và bốc mùi hôi thối nồng nặc, từ xa đã cảm nhận được. Ảnh: Quang Hùng

Một đoạn sông Tô Lịch chảy qua địa bàn huyện Thanh Trì với làn nước đen đặc và bốc mùi hôi thối nồng nặc, từ xa đã cảm nhận được. Ảnh: Quang Hùng

Tác động từ quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá dẫn đến mực nước các sông hạ thấp, nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, việc cải tạo môi trường các dòng sông của Hà Nội là nhu cầu tất yếu và cấp bách.

Tuy nhiên, từ bài học của Hàn Quốc về cải tạo sông Hàn lần 1 thất bại và lần 2 rất thành công, chúng ta rất cần có quy hoạch tổng hợp, đa mục tiêu – Cải tạo môi trường, tăng nguồn nước, tăng dòng chảy mùa kiệt, chống lũ lụt và gắn kết với quy hoạch chung của vùng và của thành phố - Giao thông, xây dựng, vui chơi giải trí và văn hoá, lịch sử của Thủ đô, nhằm tạo dựng hình ảnh hài hòa, gắn kết giữa thiên nhiên và con người.

Để phòng chống ngập lụt cho thành phố Hà Nội, trong Quyết định số 937 củ Chính phủ và Quyết định số 4673 năm 2012 của UBND thành phố Hà Nội đều đề cập  dự án trạm bơm Yên Sở với công suất bơm tiêu 145m3/s. Đến thời điểm hiện tại, trạm bơm tiêu Yên Sở đã hoàn thành giai đoạn 2 với tổng công suất  90m3/s và bốn con sông của thành phố Hà Nộ hiện đã tạm đáp ứng yêu cầu dẫn nước.

Tuy nhiên, khi nâng công suất của trạm bơm Yên Sở thêm 55m3/s vào giai đoạn 3, các sông cần phải được cải tạo để nâng thêm năng lực dẫn nước. Với đề xuất bổ cập thêm nước sông Hồng vào sông Tô Lịch, thành phố Hà Nội cần phải tính đến nội dung này để tránh tình trạng vừa làm xong đã bị phá đi làm lại.

Hiện nay, tổng lưu lượng nước dự kiến trong sông Tô Lịch đến trạm bơm là 0,81m3/s. Nếu theo phương án đề xuất bổ cập nước do Sở Xây dựng Hà Nội, mực nước trên sông Tô Lịch chỉ tăng thêm được khoảng 10 cm, chưa đáp ứng được nhu cầu tạo dòng chảy cho riêng sông Tô Lịch.

Trong khi đó, đối với phương án đề xuất của Sở Tài Nguyên và môi trường, lấy nước từ sông Hồng ở phía trên khu vực Bạch Đằng để cấp nguồn cho sông Kim Ngưu, sông Lừ và sông Sét về định tính tương đối khả thi. Tuy vậy, phương án tuyến dẫn nước, lưu lượng nước cần  được xem xét kỹ hơn.

Hiện nay, việc tách nước thải ở các sông đang được thực hiện và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2030 nên việc bổ cập vài mét khối nước vào sông Tô Lịch khi chưa tách được nước thải sẽ không giải quyết được tình trạng ô nhiễm hiện nay.

Với những lý do trên, Thành phố Hà Nội nên cho phép lùi thời gian làm sống lại các con sông tới năm 2030 (phù hợp với thời gian hoàn thành việc tách nước thải và xử lý), để có đủ thời gian nghiên cứu, làm quy hoạch tổng thể, tính toán kỹ lưỡng lưu lượng cần cấp cho mỗi sông để tạo dòng chảy, đảm bảo đa mục tiêu, rồi chuẩn bị dự án đầu tư và thi công hoàn thành dự án vào năm 2030. Đây cũng là thời điểm dự kiến dự án xây dựng hai đập dâng ở sông Hồng (sau cống Xuân Quang) và ở sông Đuống (sau cống Long Tửu) đang được xây dựng.

Khi đó, nếu phương án dâng mực nước sông Hồng lớn hơn 4,5m hoàn thành thì phương án lấy nước tự chảy vào các sông nội đô sẽ rất chủ động và thuận lợi về mọi khía cạnh. Tuy nhiên, tất cả các phương án đề xuất đều cần phải tính toán vốn đầu tư, chi phí giải phóng mặt bằng và chi phí quản lý vận hành thì mới có căn cứ để lựa chọn. 

Trong trường hợp, Thành phố vẫn quyết tâm phải làm gấp một phần nào đó, cần cân nhắc sao cho phù hợp với phương án về lâu dài – phương án lấy nước tự chảy sau khi đập dâng nước ở sông Hồng đi vào hoạt động. Trước mắt có thể dùng  máy bơm, nhưng đường dẫn nước nên chảy không áp, phù hợp về cao trình để sau này có thể lấy nước tự chảy từ sông Hồng mà không cần phải sửa chữa nhiều.

Ngoài ra, thành phố Hà Nội cũng cần giao trách nhiệm quản lý và làm sống lại các con sông cần quy về một đầu mối, tránh tình trạng mỗi Sở lại phụ trách một vài con sông, khó đảm bảo sự thống nhất trong triển khai thực hiện.

Cùng với đó, các Sở ban ngành có liên quan, người dân cùng nhau phối hợp, triển khai thực hiện mới có thể cải thiện chất lượng các dòng sông góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và thúc đẩy du lịch, phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội.

GS.TS Đào Xuân Học/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Người lao động nói gì trước quy định ở trọ tối thiểu 4m2/ người?

Người lao động nói gì trước quy định ở trọ tối thiểu 4m2/ người?

Theo quy định vào 30/3, các phòng trọ phải đạt chuẩn diện tích sàn tối thiểu 4m2/ người, không thì sẽ bị dừng hoạt động do không đảm bảo các yếu tố phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn.

Khích lệ con gái 6 tuổi lái ô tô, bố bị phạt gần 30 triệu

Khích lệ con gái 6 tuổi lái ô tô, bố bị phạt gần 30 triệu

Hành vi nguy hiểm này không chỉ vi phạm quy định về an toàn giao thông mà còn tiềm ẩn rủi ro lớn cho chính cháu bé và những người xung quanh. Ngay sau khi xác minh, cơ quan chức năng đã mời người đàn ông lên làm việc và ra quyết định xử phạt lên đến 30 triệu đồng.

Hệ thống KRX sắp vận hành: Cơ hội nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Hệ thống KRX sắp vận hành: Cơ hội nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Mới đây, đại diện Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM cho biết, Hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) dự kiến sẽ chính thức chuyển đổi hệ thống bắt đầu từ ngày 30/4-4/5 và đi vào hoạt động chính thức vào ngày 5/5 tới.

Tự ý thay đổi màu xe ô tô: Bị phạt tới 12 triệu và phải khôi phục như cũ

Tự ý thay đổi màu xe ô tô: Bị phạt tới 12 triệu và phải khôi phục như cũ

Thính giả Tống Minh (Hà Nội) hỏi: "Tôi có người bạn thay đổi màu sơn ô tô nhưng không qua thủ tục đăng ký, kiểm tra. Vậy bạn tôi có thể bị xử phạt như thế nào?"

Sau vụ cột khói khổng lồ giữa Hà Nội: Bao giờ di dời các cơ sở gây ô nhiễm?

Sau vụ cột khói khổng lồ giữa Hà Nội: Bao giờ di dời các cơ sở gây ô nhiễm?

Người dân cũng rất băn khoăn về lộ trình di chuyển công ty Công ty Cổ phần Dệt Hà Nội và một số cơ sở công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm nằm giữa khu dân cư đông đúc của Hà Nội sẽ được thực hiện như thế nào?

Biến cao tốc thành suối, giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện điều kiện sống

Biến cao tốc thành suối, giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện điều kiện sống

Từng bị chôn vùi dưới lớp bê tông và dòng xe cộ tấp nập, dòng suối Cheonggyecheon hồi sinh ngoạn mục, trở thành một không gian xanh mát ngay giữa lòng thủ đô Seoul, Hàn Quốc.

Ý chí giữa vòng vây

Ý chí giữa vòng vây

Giữa mưa bom bão đạn, giữa muôn trùng hiểm nguy của khói lửa chiến tranh, đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh đã được hình thành.