Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Giải pháp "hồi sinh" các dòng sông ô nhiễm

Nguyễn Yên: Thứ năm 09/02/2023, 07:00 (GMT+7)

Chính quyền và người dân đô thị đều có chung quan điểm ủng hộ chủ trương cải tạo các sông trong nội đô bởi chúng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Tuy nhiên, để những dòng sông được hồi sinh cần cải tạo, thay đổi theo hướng xem xét toàn diện nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, phục hồi lại giá trị ban đầu chứ không thể cống hóa, lấp và xóa bỏ đi dòng sông.

Đây cũng là nhiệm vụ đặt ra đối với Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với việc đưa ra giải pháp "hồi sinh" các dòng sông ô nhiễm. Dưới góc nhìn của VOV Giao thông, cần những bước đi rõ ràng, hiệu quả để những mục tiêu trong quy hoạch được hiện thực hóa.

Chính quyền thành phố đã có nhiều dự án làm sạch sông Tô Lịch, nhưng tất cả chỉ dừng lại ở đề xuất hoặc thí điểm.

Chính quyền thành phố đã có nhiều dự án làm sạch sông Tô Lịch, nhưng tất cả chỉ dừng lại ở đề xuất hoặc thí điểm.

Đã có rất nhiều ý kiến, dự án cải tạo, ý tưởng khôi phục các dòng sông đô thị mà thu hút nhiều sự quan tâm nhất của dư luận là đề xuất biến sông Tô Lịch thành công viên văn hóa hay cống hóa sông Kim Ngưu…

Tuy nhiên, ngay khi còn là ý tưởng đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều và tới nay vẫn chưa tìm được giải pháp nào thực sự khả thi...

Từ nhiều năm trước, Hà Nội đã đưa ra và thực hiện một số giải pháp để giảm ô nhiễm và làm sạch hệ thống sông, hồ nội đô. Tuy nhiên, những giải pháp đã thực hiện cũng chưa đem lại hiệu quả rõ rệt. Trong khi hàng ngày, 90% của khoảng 400.000m3 nước thải sinh hoạt và hơn 1.000m3 rác thải không hề được xử lý, đổ thẳng vào các ao hồ, sông ngòi.

Trong khi đó, đa số các phương án xử lý ô nhiễm chỉ được triển khai trong một khu vực hoặc một khoảng thời gian nhất định nên thiếu hiệu quả trên diện rộng và kết quả không duy trì được dài lâu.

Do đó, cải tạo các dòng sông đô thị cần một quy hoạch tổng thể, với các giải pháp đồng bộ từ chính sách, hình thức quản lý và công nghệ kỹ thuật.

Ngày 27/12/2022, Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đây được xem là văn bản rất quan trọng, đánh dấu lần đầu tiên có Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia.

Một mục tiêu quan trọng của quy hoạch này là phấn đấu đến năm 2030 thu gom, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường đạt từ 30% tổng lượng nước thải tại đô thị loại II trở lên và 10% từ đô thị từ loại V trở lên. Qua đó giúp nhiều dòng sông bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm sẽ được phục hồi

Mà để giải quyết vấn đề ô nhiễm nhằm hồi sinh dòng chảy thì ngay từ trong quy hoạch vừa nêu cần xác định các nhóm giải pháp cụ thể:

Giải pháp trọng tâm đầu tiên là phải kiểm soát được ô nhiễm từ sớm, từ xa và ngay tại nguồn xả ra sông, sau đó mới tính tới các mục đích khác như phát triển du lịch, giao thông…bằng cách bổ sung các quy định về quy chuẩn xử lý nước thải ra sông, hồ để ngăn chặn tái ô nhiễm dòng chảy đồng thời phân định rõ, quy trách nhiệm với việc tổ chức và quản lý hệ thống sông ngòi, kênh rạch với từng cơ quan, từng địa phương.

Thứ 2 là dù cải tạo thế nào thì cũng phải làm cho những dòng sông này có dòng chảy bởi tất cả các dòng sông tất yếu phải có dòng chảy, phải có giải pháp bổ cập nước thường xuyên cho dòng sông; đưa nước sạch vào tạo dòng chảy, tạo cảnh quan cho sông,…;

Nếu không có dòng chảy mà hàng ngày lại bị đổ thêm hàng trăm ngàn mét khối nước thải sinh hoạt thì những dòng sông nội đô làm sao "sống" nổi?

Giải pháp chính hiện nay chỉ là nạo vét bùn, kè bờ chống lấn chiếm, trong khi hàng trăm nghìn mét khối nước thải chưa qua xử lý vẫn xả thẳng ra sông ngòi, kênh, rạch. Hình ảnh ghi nhận tại sông Nhuệ.

Giải pháp chính hiện nay chỉ là nạo vét bùn, kè bờ chống lấn chiếm, trong khi hàng trăm nghìn mét khối nước thải chưa qua xử lý vẫn xả thẳng ra sông ngòi, kênh, rạch. Hình ảnh ghi nhận tại sông Nhuệ.

Tiếp theo, quy hoạch phải nhìn thấy và đánh thức được các giá trị về cảnh quan, văn hóa, giá trị khai thác kinh tế của các con sông đô thị như các phương án để dòng sông trở thành các điểm du lịch, văn hóa.

Để khi những con sông này được cải tạo thì những người hưởng lợi đầu tiên là những người dân sống ở hai bên bờ sông; từ đó người dân nhận thấy rõ những lợi ích và có động lực giữ gìn “dòng sông sạch”

Để có được những dòng chảy trong xanh trở lại còn đòi hỏi các giải pháp triển khai phải đồng bộ: nhiều ngành, nhiều địa phương, nhiều quy hoạch có liên quan nhau. Như nhiều đô thị trên thế giới đã thực hiện các biện pháp tổng thể, từ hệ thống pháp luật đến xây dựng hệ thống quản lý, điều phối rác thải, xử lý nước thải tiên tiến và thành công giúp sông ngòi đỡ ô nhiễm hơn.

Thêm vào đó, các giải pháp cải tạo sông nội đô trong Quy hoạch tài nguyên nước phải đặt trong quy hoạch tổng thể liên kết với các ngành khác như: tiêu thoát lũ, cấp nước, phát triển không gian và bảo vệ môi trường, các yếu tố cảnh quan, lịch sử, địa lý, văn hóa.

Trước mắt từ nay đến năm 2025, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ nghiên cứu xây dựng đề án thí điểm xã hội hóa phục hồi sông Nhuệ, sông Đáy, sông Bắc Hưng Hải và Ngũ Huyện Khê trình Chính phủ xem xét, phê duyệt làm căn cứ triển khai.

Đây là bước đi cụ thể nhằm triển khai Quy hoạch tài nguyên nước. Mà nếu làm quyết liệt, hiệu quả các giải pháp với quy hoạch đồng bộ thì chúng ta hoàn toàn có thể phục hồi các con sông trong nội đô; người dân đô thị sẽ không còn phải khắc khoải: Đến bao giờ những “dòng sông chết” hết ô nhiễm? 

Nguyễn Yên/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Chuyên gia Trung Quốc: Làm đường sắt cao tốc, Việt Nam đừng phá hủy núi non, sông hồ

Chuyên gia Trung Quốc: Làm đường sắt cao tốc, Việt Nam đừng phá hủy núi non, sông hồ

Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam của Đại học Công nghiệp Chiết Giang, có trụ sở tại Hàng Châu, được thành lập vào năm 2012. Đây hiện là trung tâm nghiên cứu về Việt Nam đầu tiên được thành lập tại một trường đại học tổng hợp có tầm ảnh hưởng ở Trung Quốc.

Bảo hành bằng… biển

Bảo hành bằng… biển

Trong thời gian qua, khi các cơ quan đảm bảo an toàn giao thông xoá những dòng chữ không phù hợp trên biển báo giao thông ở một số tuyến đường cao tốc do tập đoàn Sơn Hải thi công thì đã có nhiều ý kiến tranh luận.

Chủ nhà trọ, nhà ở cho thuê chủ động đảm bảo các quy định PCCC

Chủ nhà trọ, nhà ở cho thuê chủ động đảm bảo các quy định PCCC

Để đảm bảo an toàn PCCC tại các nhà trọ, nhà ở cho thuê, không chỉ cần sự vào cuộc của lực lượng chức năng, mà còn cần ý thức tự giác chấp hành các quy định PCCC từ các chủ nhà trọ và từng người thuê trọ.

Tai nạn xe 2 bánh vẫn quá nhiều, cách nào kéo giảm?

Tai nạn xe 2 bánh vẫn quá nhiều, cách nào kéo giảm?

Hơn 70 triệu mô tô xe máy tham gia giao thông, trung bình mỗi năm tăng thêm từ 7-10 triệu chiếc xe.60% các vụ TNGT liên quan đến xe máy trong 10 tháng đầu năm nay.

Kiểm soát, ngăn chặn hàng lậu, hàng dễ cháy nổ trên tàu dịp Tết

Kiểm soát, ngăn chặn hàng lậu, hàng dễ cháy nổ trên tàu dịp Tết

Trong dịp cao điểm cuối năm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, trên cơ sở dự báo nhu cầu đi lại của hành khách sẽ tăng cao, Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt đã cân đối xây dựng kế hoạch sửa chữa phương tiện nhằm đưa tối đa phương tiện ra vận dụng để tổ chức chạy tàu.

TPHCM lại phải ‘chạy nước rút’ giải ngân vốn đầu tư công

TPHCM lại phải ‘chạy nước rút’ giải ngân vốn đầu tư công

Tính đến cuối tháng 10, TP.HCM đã giải ngân 17.200 tỷ đồng trong tổng số 79.263 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư công, chỉ đạt khoảng 22% và thấp hơn nhiều so với kế hoạch đề ra. Trong số 63.000 tỷ đồng còn lại, có 32.000 tỷ đồng dùng cho nhóm các dự án cần giải phóng mặt bằng.

Giá vàng giảm nhưng giao dịch vàng tại ‘chợ đen’ vẫn tăng

Giá vàng giảm nhưng giao dịch vàng tại ‘chợ đen’ vẫn tăng

Khi giá vàng liên tiếp 'lao dốc', trên các hội nhóm, diễn đàn về vàng, hoạt động mua bán diễn ra tấp nập. Giá thu mua vàng 'chợ đen' cao hơn hẳn giá niêm yết của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.