Đã có thể 'đổ xăng trước - trả tiền sau'
Mới đây, Pvoil – 1 doanh nghiệp kinh doanh xăng đầu lớn tại Việt Nam đã tiên phong đưa vào triển khai tiện ích Mua xăng dầu trước - Trả tiền sau.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Giải pháp nào để tháo gỡ những khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện cho các dự án giao thông trọng điểm?
Trong 8 tháng đầu năm 2023, Bộ Giao thông và vận tải đã giải ngân đạt hơn 49.700 tỷ đồng, tiếp tục duy trì tỷ lệ giải ngân ở mức cao, đạt 52% kế hoạch năm và đạt 95% so với kế hoạch các chủ đầu tư đăng ký. Trong đó, riêng Ban Quản lý dự án (QLDA) Thăng Long đã giải ngân được 5.600 tỷ đồng. Ban QLDA 6 giải ngân được hơn 7.000 tỷ đồng (trong tổng số hơn 9.558 tỷ đồng), đạt hơn 64% kế hoạch.
Từ thực tế triển khai một số dự án giao thông, ông Phạm Đình Trình, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án 6 Bộ GTVT cho biết, về cơ bản, nguồn vốn đối với dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đã được Quốc hội, Chính phủ bố trí đầy đủ, kịp thời, đáp ứng tiến độ dự án; các thể chế thực hiện các dự án giao thông đã cơ bản hoàn thiện và đầy đủ.
Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện đang gặp một số, khó khăn vướng mắc liên quan đến thể chế. Cụ thể là có sự “vênh” nhau về tỷ lệ lập bản đồ phục vụ cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích đất cho giao thông (tỷ lệ 1/2000, 1/5000) và tỷ lệ lập bản đồ trong các dự án tiền khả thi, khả thi của dự án giao thông (tỷ lệ 1/5.000, 1/10.000).
"Theo quy định của Luật lâm nghiệp thì xác định vị trí ranh giới để chuyển mục đích sử dụng rừng phải chi tiết chính xác. Trong khi đó, các dự án giao thông của chúng ta phải thực hiện qua rất nhiều bước, bước tiền khả thi thì mới xác định được cơ bản về hướng tuyến, còn tất cả các công trình rồi trong bước khảo sát thiết kế kỹ thuật thì chúng ta mới xác định chính xác.
Do đó, trong quá trình thực hiện bước khả thi, tiền khả thi và bước triển khai thì cái này nó có sự vênh nhau khối lượng mà bây giờ phải làm nó dẫn đến kéo dài các thủ tục làm cho tiến độ thi công chậm" ông Phạm Đình Trình cho biết.
Cũng theo ông Trình, hiện nay vẫn còn có sự bất cập trong các quy định về mẫu hồ sơ lựa chọn nhà thầu và đánh giả hiệu quả của của các dự án chỉ định thầu nên khiến các chủ đầu tư không tránh khỏi lúng túng khi buộc phải lựa chọn Mẫu hồ sơ nhà thầu theo Thông tư 11 năm 2015 nhưng quy trình, trình tự đấu thầu thực hiện theo Thông tư 08 năm 2022.
Năm 2022, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội đã đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công là 93 %, trong 9 tháng đầu năm nay đạt tỷ lệ từ 68-70 %. Dự kiến đến cuối năm 2023, đơn vị này phấn đấu đạt tỷ lệ 95%.
Ông Đỗ Đình Phan, Phó giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội cho biết, bên cạnh những kết quả đã đạt được, đơn vị này gặp không ít khó khăn làm ảnh hướng đến chất lượng giải ngân vốn đầu tư công các dự án công trình giao thông trên địa bàn thủ đô.
Trong đó, khó khăn đầu tiên mà đơn vị gặp phải là trong công tác quy hoạch, rà soát quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch sử dụng đất để triển khai công tác lập chỉ giới đường đỏ và trong công tác giải phóng mặt bằng.
Ông Phan nhấn mạnh: "Thứ nhất, về quyền giải phóng mặt bằng, liên quan đến việc xác định nguồn gốc đất, vì quản lý đất đai của địa phương trên 30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội cũng có nhiều bất cập, chậm xác định giá đất, chậm trong xây dựng các khu tái định cư và tái định cư bằng quỹ nhà đất, tái định cư khu tái định cư và chậm trong di chuyển mộ chí. Ngoài ra, công tác di chuyển công trình ngầm nổi dầy đặc, công trình dây điện nước, thông tin hạ tầng gặp không ít khó khăn".
Bên cạnh đó, Hà Nội vốn có mật độ dân cư đông, lượng phương tiện đi lại rất lớn, nên đơn vị còn gặp nhiều khó khăn trong xây dựng phương án tổ chức thi công khi vừa đảm bảo điều kiện thi công, vừa khai thác và tổ chức giao thông trên cùng một nút giao.
Đơn phải thực hiện vận chuyển vật liệu xây dựng và triển khai thi công trong thời gian từ 21h đêm đến 5 giờ sáng hôm sau để hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.
Năm 2023, Sở GTVT tỉnh Cần Thơ được giao 856 tỷ đồng vốn đầu tư công và đến giữa năm được bổ sung thêm 188 tỷ đồng. Tính đến thời điểm này, 10 dự án giao thông của Cần Thơ đã giải ngân được 732 tỷ đồng, tương đương 70,2%, kế hoạch đạt 95% đến cuối năm 2023.
Ông Nguyễn Hoàng Tùng, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Cần Thơ nhận định, một số dự án có điều chỉnh thiết kế so với thiết kế ban đầu do có liên quan đến các dự án giao thông thông minh. Do vậy, không thể tổ chức đấu thầu, ảnh hưởng đến dự án.
Tuy nhiên, khó khăn mà nhiều dự án gặp phải là quá trình xác định giá đất để giải phóng mặt bằng trong giai đoạn đầu tư dự án giai đoạn năm 2020 chưa chính xác, dẫn đến những khó khăn phát sinh khi triển khai thực hiện.
Ông Nguyễn Hoàng Tùng cho biết thêm: "Trong quá trình thực hiện, giá đất theo thị trường cao hơn so với giá tại thời điểm phê duyệt, dẫn đến tổng mức đầu tư tăng do chi phí giải phóng mặt bằng tăng. Khi đó, để tiếp tục triển khai, dự án cần phải điều chỉnh tổng mức đầu tư để tiếp tục, công tác GPMB gặp khó khăn, khi chưa bố trí đủ nguồn vốn để giải phóng mặt bằng, nên ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Bằng nguồn vốn được giao, Sở GTVT đã có kế hoạch để giải ngân nhưng ảnh hưởng đến tiến độ dự án".
Đại diện Công ty Phúc Thành Hưng, chủ đầu tư dự án BOT cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (thuộc Dự an cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020), giá trị giải ngân đến tháng 10/2023 nguồn vốn ngân sách nhà nước của dự án Diễn Châu Bãi Vọt đạt 1.335 tỷ trên tổng số 1.859 tỷ được giao, đạt tỷ lệ 71.82%.
Đầu tháng 11, doanh nghiệp dự án đang tiếp tục giải ngân sản lượng khoảng 150 tỷ đồng, tổng giá trị giải ngân đạt 80%. Dự án quyết tâm giải ngân 100% vốn ngân sách được giao trong năm nay.
Theo Đại biểu Quốc hội, GS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, để đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm, Chính phủ đã phê duyệt cơ chế đặc thù cho dự án vành đai 3 của TP.HCM và vành đai 4 của Hà Nội. Tuy nhiên, vẫn rất cần sự chủ động vào cuộc của chính quyền các địa phương:
"Quốc hội đã phê duyệt cơ chế đặc thù cho tách riêng việc giải phóng mặt bằng, khai thác mỏ vật liệu xây dựng và giao cho địa phương thực hiện các dự án quan trọng . Chính vì vậy, tiến độ GPMB của các dự án này rất nhanh, chỉ sau 1 năm đã đi vào đầu tư.
Tất nhiên khi đưa vào triển khai còn gặp những khó khăn, vướng mắc khác còn những phần về GPMB chưa giải quyết được, nguyên vật liệu chưa đảm bảo, cần tiếp tục thực hiện cơ chế chính sách đã được ban hành và vai trò dám nghĩ dám làm, quyết định của chính quyền địa phương".
Một số ý kiến cho biết, định mức đơn giá của Bộ GTVT còn thiếu, đơn giá nhân công ngành giao thông còn thấp hơn so với các ngành khác, quá trình thi công áp dụng nhiều công nghệ mới, nhưng quá trình triển khai vẫn áp dụng những định mức chi phí lạc hậu, chưa sát thực với chi phí thực tế hay việc áp dụng đơn giá cố định trong nhiều năm đối với những hợp đồng trọn gói cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ các dự án.
Mặc dù, Bộ GTVT có tốc độ giải ngân duy trì ở mức cao. Tuy nhiên từ nay đến cuối năm, đơn vị này đối mặt với thách thức nặng nề khi cần phải giải ngân tới trên 40 nghìn tỷ đồng thì rất cần sự nỗ lực, quyết liệt và sáng tạo của những người đứng đầu các đơn vị, các địa phương.
Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông: Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.
Từ năm 2016, khi Luật đầu tư công ra đời, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Bộ GTVT tăng dần qua các năm, năm 2020 là 97,5%, năm 2021, năm 2022 lần lượt là 92,34% và 96,2%, cao so với mức giải ngân vốn đầu tư công của cả nước, nhưng đều chưa đạt được kế hoạch đề ra.
Năm 2023, Bộ GTVT được Thủ tướng Chính phủ giao lượng vốn lớn nhất từ trước đến nay với trên 94 nghìn tỷ đồng, gấp 1,7 lần so với năm 2022. Tính đến hết tháng 9/2023, Bộ đã giải ngân được khoảng 56.600 tỷ đồng, đạt 60% kế hoạch năm, cao hơn cùng kỳ năm 2022 cả về giá trị và tỷ lệ.
Tuy nhiên số vốn còn lại phải giải ngân là rất lớn. Do vậy, cần những giải pháp quyết liệt, đồng bộ từ Bộ giao thông vận tải và chính quyền các địa phương, các nhà thầu… nhằm đẩy mạnh giải ngân trong những tháng cuối năm.
Đối với những vướng mắc về giải phóng mặt bằng, chính quyền địa phương cần sớm có các giải pháp về các cơ chế đền bù, các dự án tái định cư, các dự án nhà ở tái định cư…, phối hợp với các chủ đầu tư kịp thời tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục, đẩy nhanh tiến độ bàn giao các mặt bằng sạch, đảm bảo cho hoạt động triển khai thực hiện.
Từ kinh nghiệm thực hiện dự án vành đai 4 của Hà Nội, một số ý kiến cho rằng, đối với các dự án nhóm A cân nhắc tách các hạng mục giải phóng mặt bằng, phê duyệt sớm và giao cho các quận, huyện, các Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện.
Về phía các chủ đầu tư cần xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết cho từng dự án theo từng tuần, tháng và theo dõi tiến độ giải ngân hàng tháng, kịp thời điều hòa, điều chỉnh vốn từ các dự án giải ngân chậm sang dự án có khả năng giải ngân cao.
Tùy từng khó khăn của các dự án khác nhau, các chủ đầu tư xây dựng những kế hoạch triển khai thực hiện cho phù hợp. Đồng thời, đối với những dự án đã có mặt bằng, các chủ đầu tư và nhà thầu tập trung mọi nguồn lực, triển khai thi công “3 ca 4 kíp” để đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân.
Để các dự án đầu tư công có thể sớm được triển khai, đề nghị các Bộ, ngành sớm tháo gỡ, điều chỉnh về mặt cơ chế, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế như những quy định về quản lý dự án, quản lý chi phí và hợp đồng, những quy định về đấu thầu, định mức nhân công, kỹ thuật…
Bộ GTVT và các cơ quan liên quan cũng cần thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ triển khai thực hiện các dự án; nghiêm túc kiểm điểm, chấn chỉnh và xử lý các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu không đáp ứng đủ năng lực làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công và kết quả giải ngân.
Ngoài ra, Bộ GTVT cũng cần hợp tác với các trường đại học, nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ nhân lực ngành xây dựng phù hợp với nhu cầu của các dự án giao thông, góp phần giảm thiểu tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao từ sau đại dịch covid.
Hiện nay, hầu hết các dự án đều gặp những khó khăn về nguồn cung nguyên vật liệu như cát, đất đá… cho dự án, vì vậy, Chính phủ, Nhà nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần thể hiện vai trò điều phối các nguồn nguyên vật liệu, cũng như ban hành những cơ chế tạo điều kiện trong việc khai thác các mỏ vật liệu giữa các địa phương phục vụ cho các dự án giao thông trọng điểm.
Hiện nay, các dự án giao thông của Bộ và của nhiều địa phương về cơ bản không thiếu vốn, do vậy, vai trò trách nhiệm của người đứng đầu vô cùng quan trọng.
Bộ GTVT yêu cầu tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, gắn trách nhiệm người đứng đầu đơn vị với kết quả giải ngân, coi đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
Về phía các địa phương, các tỉnh thành phố, các quận, huyện khi được phân cấp, phân quyền, người đứng đầu các địa phương cũng dám chịu trách nhiệm, dám nghĩ dám làm, năng động, sáng tạo, quyết liệt mới có thể tháo gỡ những vướng mắc giúp các chủ đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
Mới đây, Pvoil – 1 doanh nghiệp kinh doanh xăng đầu lớn tại Việt Nam đã tiên phong đưa vào triển khai tiện ích Mua xăng dầu trước - Trả tiền sau.
Ở một toa tàu nhỏ và đặc biệt mang dáng dấp của Hà Nội xưa được tình cờ bắt gặp trên phố, sẽ đưa bộ hành du hành ngược thời gian về những năm tháng đã cũ với nhiều mảnh ký ức quan trọng đối với cuộc đời người dân Thủ đô một thời.
Liên tục trong những ngày vừa qua trên tuyến cao tốc TP.HCM - Nha Trang đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng gây thương vong cho nhiều người.
Mưa bão, ngập lụt đã khiến nhiều cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề. Nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp mất trắng. Chính phủ, các ngành và các địa phương cần có những chính sách gì để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sau thiên tai?
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang soạn thảo Luật Nhà giáo. Đáng chú ý, tại dự thảo Luật này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xếp giáo viên mầm non là công việc nặng nhọc và có thể nghỉ hưu khi đủ 55 tuổi.
Hồ Hoàn Kiếm, không gian văn hóa của gắn liền với nhiều di tích lịch sử. Thế nhưng thời gian qua, những gian hàng liên tục được dựng lên, những chương trình biểu diễn nghệ thuật được tổ chức vào các ngày cuối tuần hay các gánh hàng rong chèo kéo du khách đã làm xấu đi hình ảnh “trái tim của thủ đô”…
Từ 07/10, Hà Nội áp dụng quy định mới về điều kiện tách thửa, theo Quyết định số 61/2024 vừa được UBND thành phố Hà Nội đã ban hành. Theo đó, tại các phường, thị trấn, thửa đất phải có chiều dài và chiều rộng từ 4m trở lên, diện tích tối thiểu là 50m2, tăng 20m2 so với quy định hiện hành.