Tiếp tục xảy ra cháy tại Thủ Đức, chưa rõ thiệt hại
Sau vụ cháy tại khu trọ khiến 2 người tử vong, tiếp tục một vụ cháy khác xảy ra vào sáng nay (27/12) tại TP.Thủ Đức.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Trước thực trạng ô nhiễm nguồn nước trầm trọng kéo dài, nguy cơ đánh mất chức năng tưới tiêu của dòng thủy lợi Bắc Hưng Hải, trong vòng hơn 1 năm qua, Chính phủ, Bộ Công an và chính quyền các địa phương đã có các giải pháp mạnh mẽ nhằm giải quyết “dứt điểm” tình trạng này.
Riêng Bộ Tài nguyên Môi trường được yêu cầu triển khai đúng các quy định theo Luật Bảo vệ Môi trường 2020 để đảm bảo chất lượng nước đạt quy chuẩn, phòng chống và ngăn chặn các đối tượng xả thải, gây ô nhiễm môi trường nước trái phép.
Một lợi thế của Bắc Hưng Hải so với các dòng sông khác, là có một công ty quản lý xuyên suốt qua địa bàn các địa phương.
Ông Nguyễn Gia Thành, Phó Giám đốc Công ty Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải chia sẻ, về phía ngành Nông nghiệp, giải pháp để dòng sông không trở thành ao tù chứa chất thải do thiếu nguồn cấp nước từ sông Hồng, đó là nâng cao khả năng vận hành dòng chảy, làm sạch tự nhiên.
"Khi nào nhu cầu dùng nước ở trong hệ thống không lớn, chúng tôi sẽ phối hợp với các địa phương để cố gắng điều hành các cống khống chế trên dòng sông, trong khu vực nào ô nhiễm chúng tôi sẽ cho thoát về phía hạ lưu và sau đó là chảy qua cống cầu An Thổ để ra biển.
Trong giai đoạn nào không thể tạo được dòng chảy thì chúng tôi phối hợp với các địa phương đóng cống ở trên bờ kênh và lấy nước ngược từ dưới cầu lên để pha loãng, sau đó lại thải ra để giảm thiểu ô nhiễm. Công ty Bắc Hưng Hải cũng đề xuất với Chính phủ đầu tư một trạm bơm để hỗ trợ hỗ trợ bơm nước tạo dòng chảy môi trường là trạm bơm Xuân Quan", ông Nguyễn Gia Thành cho biết.
Trong khi đó, ông Vũ Mạnh Tưởng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hải Dương cho rằng, ngành Tài nguyên Môi trường có trách nhiệm rất lớn trong việc nắm bắt và đảm bảo chất lượng nguồn nước trên đại thủy lợi này.
Cụ thể là lắp đặt hàng chục trạm, điểm quan trắc tự động để kịp thời phát hiện, đưa ra cảnh báo cho địa phương; thanh tra các nguồn xả thải lớn. Và giải pháp bền vững là xây dựng đề án thu gom xử lý chất thải rắn, xử lý nước thải đô thị tập trung trước khi xả ra môi trường.
Ông Vũ Mạnh Tưởng cho biết thêm: "Các tỉnh đã báo về cơ quan trung ương, các Bộ TN-MT, Công an cũng đã có tổng hợp, đánh giá, kiểm tra, rà soát báo cáo Chính phủ nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài. Ở Hải Dương, nguồn nước chính là nước thải của đô thị.
Chúng tôi đang xây dựng thêm hệ thống nước thải tập trung của thành phố công suất 13 nghìn m3/ngày đêm, bên cạnh một hệ thống đang vận hành là 8 nghìn m3/ngày đêm".
Về phía ngành công an, nhận chỉ đạo từ Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Hải Dương đã tổ chức nhiều đợt cao điểm xử lý vi phạm xả thải, tuyên truyền nhắc nhở và đề xuất UBND tỉnh xử phạt các tổ chức, cá nhân, buộc khắc phục hậu quả, hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải.
Nếu như trong 2 năm 2020-2021, công an Hải Dương xử lý 91 vụ, xử phạt hơn 1 tỷ đồng, thì chỉ riêng 8 tháng đầu năm 2022, số vụ xử lý gần tương đương, số tiền xử phạt đã tăng gấp đôi!
Thượng tá Trần Nam Trung, Phó trưởng phòng Cảnh sát môi trường Hải Dương chia sẻ một nội dung quan trọng về thực trạng thiếu hệ thống xử lý nước thải tập trung ở các cụm công nghiệp hiện nay và trách nhiệm gắn liền với cấp huyện:
"Theo quy định tại Điều 52 Luật Bảo vệ Môi trường 2020 có hiệu lực từ 1/1/2022, tất cả cụm công nghiệp phải xây dựng công trình bảo vệ môi trường, trong đó có hệ thống xử lý nước thải tập trung, hoàn thành trước 1/1/2024.
Luật đã có thời gian chuyển tiếp để các cụm công nghiệp, doanh nghiệp thực hiện. Với cụm công nghiệp có chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư chịu trách nhiệm, còn không thì UBND huyện nơi có cụm công nghiệp phải có trách nhiệm thực hiện nội dung này"
Nhìn nhận những chuyển biến lớn về nhận thức cùng hành động thực chất từ các cấp, các ngành, PGS.TS Lưu Đức Hải, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam cho rằng, giải độc các dòng sông không phải nhiệm vụ bất khả thi, nếu có một cơ quan trung ương lãnh xướng, chỉ đạo xuyên suốt cả 4 địa phương, xây dựng được Đề án tổng thể xử lý, giải quyết ô nhiễm môi trường của dòng Bắc Hưng Hải, ban hành được Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ.
Ngoài các chuyển động về mặt chính sách như Luật Bảo vệ môi trường 2020 vừa có hiệu lực cũng như các đề án vừa nêu, PGS.TS Lưu Đức Hải cũng kỳ vọng rất lớn vào cộng đồng dân cư sống hai bên bờ Bắc Hưng Hải.
Ông dẫn chứng mô hình “Cộng đồng người dân quản lý lưu vực sông” mà Hội Kinh tế Môi trường đang thử nghiệm ở thôn Dy, xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội. Các hộ nghèo được đầu tư bể Biogas để bỏ hẳn việc xả thải ra sông, suối: "Chúng tôi xác định nguồn thải là nước thải sinh hoạt, đặc biệt là nguồn thải chăn nuôi. Họ thấy rất lợi vì họ xả ra sông gây ô nhiễm, bản thân họ phải chịu đựng, bây giờ Biogas làm cho sạch rồi.
Chúng tôi dự định mô hình ấy sẽ lan truyền ra hàng trăm con suối xung quanh. Chỉ có người dân thôi, họ có lợi ích về sự trong lành của môi trường, họ sẽ quan tâm, họ giám sát được cả ngày đêm, liên quan lợi ích thiết thực mà. Chúng tôi đưa mô hình cộng đồng này vào hương ước của làng, tức là mọi nhà đều phải làm"
PGS.TS Đào Trọng Tứ, Trưởng ban điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, cho rằng, việc hồi sinh, vực dậy các dòng sông bị “nhiễm độc”, suy kiệt là nhiệm vụ thách thức của thế hệ hiện nay, nhưng Nhà nước, người dân cần phải làm ngay, tuyệt đối không đánh đổi môi trường lấy kinh tế: "Các quốc gia phải có ủy ban lưu vực sông có chức năng, quyền lực lớn để bảo vệ các dòng sông, có quy hoạch phát triển rõ ràng để bảo tồn.
Nếu chúng ta không giữu gìn, quản lý khoa học, tương lai con cháu chúng ta sẽ gánh chịu. Dòng sông sẽ bị suy thoái, suy kiệt, an ninh nước, trường hợp ấy lại phải làm công trình, nền kinh tế phải dồn tiền vào đấy.
Chúng ta sống với thiên nhiên, chúng ta đang làm cho thiên nhiên mòn mỏi, phải trả giá trong tương lai rất lớn".
Hơn 3 triệu dân đồng bằng Bắc Bộ vẫn đang mơ ước một ngày, dòng Bắc Hưng Hải trở lại với trạng thái thanh bình, trong xanh vốn có, tái hiện không gian trung tâm cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, văn hóa ven sông. Hy vọng vào một cuộc “hồi sinh” cho Bắc Hưng Hải, cũng là hy vọng vực dậy cho các dòng sông bị ô nhiễm khác trên cả nước.
Bởi không bây giờ thì không bao giờ! Thời điểm hiện tại đang là chín muồi để các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị cùng xắn tay vào cuộc hành động với tầm nhìn, mục tiêu rõ ràng đến 2025, 2030.
Nếu ô nhiễm dòng Bắc Hưng Hải không thể được giải quyết triệt để, rất khó có một dòng sông nào khác làm được.
Sau vụ cháy tại khu trọ khiến 2 người tử vong, tiếp tục một vụ cháy khác xảy ra vào sáng nay (27/12) tại TP.Thủ Đức.
Bước đầu, danh tính 2 nạn nhân tử vong được xác định là 2 vợ chồng, quê Thái Bình.
Đường tỉnh 922 nối quận Bình Thủy và huyện Thới Lai, Cần Thơ đã đưa vào khai thác được 3 năm, giúp rút ngắn thời gian đi từ trung tâm đến các quận, huyện. Thế nhưng suốt chừng ấy năm, qua mấy bận bổ sung hạng mục, đến nay, con đường này vẫn là “điểm đen” về tai nạn giao thông.
Hàng trăm cư dân đã kịp thời được sơ tán an toàn và không có thiệt hại nào về người sau vụ cháy tại chung cư HQC Bình Trưng Đông, Tp.Thủ Đức trưa nay (27/12).
Chỉ trong vòng 1 tuần, tại TP.HCM liên tiếp xảy ra nhiều vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng khiến người dân bất an, lo ngại về công tác phòng chống cháy nổ, đặc biệt lại là thời điểm năm hết tết đến nhiều bận rộn.
Câu chuyện cafe đường tàu ở Hà Nội không mới, và nó luôn là chủ đề tranh luận giữa hai xu hướng: đảm bảo an toàn giao thông và thu hút du lịch. Vậy có giải pháp nào đảm bảo sự cân bằng cho cả hay yêu cầu đó hay không?
Trước tình trạng một bộ phận lớn xe ôm, shipper thường xuyên vi phạm luật giao thông, quản lý là cần thiết, chấn chỉnh cần sớm thực hiện, song việc triển khai cần nhiều giải pháp đồng bộ chứ không đơn giản là một chiếc thẻ hoạt động vận chuyển.