Xăng E5 “ế”, Bộ Công thương loay hoay đề xuất cơ chế giá hấp dẫn hơn
Dù thực hiện nhiều giải pháp, song Bộ Công thương mới đây đã thừa nhận, xu hướng sử dụng nhiên liệu sinh học (xăng E5) chưa như mong muốn.
Rất đáng mừng, sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Công an trong việc phối hợp với các ngành Tài nguyên môi trường, Nông nghiệp và các địa phương nhăm xử lý mạnh tay các vi phạm xả thải, đề xuất các giải pháp bền vững đã cho những kết quả đáng mừng thời gian qua.
Rõ ràng, muốn giải độc cho các dòng sông, cần “chẩn bệnh” chính xác và “bốc thuốc đúng bài”.
Theo chân các chiến sĩ thuộc Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Hải Dương trong các chuyến đấu tranh, phòng ngừa tội phạm môi trường, mới hiểu được, công tác trinh sát, bắt quả tang vi phạm xả thải ở các cụm công nghiệp vô cùng gian nan, phức tạp.
Điển hình là ngày 18/4/2022, sau nhiều ngày mật phục, dò tìm đường ống xả thải nằm trong khuôn viên… công ty bên cạnh, các chiến sĩ công an cùng lực lượng liên ngành Tài nguyên môi trường, Công an huyện Cẩm Giàng mới phát hiện được sự việc Công ty TNHH Giầy Continuance Việt Nam có hành vi xả thải vượt quy chuẩn nhiều lần cho phép, bị xử phạt 436 triệu đồng, buộc khắc phục hậu quả và cải tạo hệ thống xử lý nước thải.
Nhìn dòng nước xanh lục, bốc mùi dọc theo con mương dẫn thẳng ra hệ thống Bắc Hưng Hải, Trung tá Vương Văn Trường, Đội trưởng Đội phòng chống tội phạm môi trường, Công an tỉnh Hải Dương cho biết, khó khăn lớn nhất là các cụm công nghiệp hình thành từ nhiều năm trước, chưa có quy hoạch các đường ống xả thải, khu xử lý nước thải tập trung, nên lực lượng chức năng không thể dựa vào bản vẽ để truy tìm thủ phạm xả thải.
"Tìm được doanh nghiệp này rồi, họ xả thường xuyên nhưng lúc họ xả chất lượng nước không đảm bảo theo quy chuẩn thì lại không thường xuyên, tùy thời điểm. Bây giờ nếu đầu tư mới không ai cho phép làm thế này, sẽ có đường gom riêng biệt, vị trí thải nước có thể khoanh vùng được ngay. Nhưng cả cụm gần chục doanh nghiệp như thế này, tìm được doanh nghiệp nào xả ra đã là một cái khó", Trung tá Vương Văn Trường cho biết.
Theo Thượng tá Trần Nam Trung, Phó trưởng phòng Cảnh sát môi trường Hải Dương, 7 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều đã có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung theo quy định. Nhưng 20 trên 21 cụm công nghiệp lại chưa đáp ứng được nội dung này, chưa đúng với quy định của Luật Bảo vệ Môi trường 2020.
Trước tình hình này, trong 8 tháng đầu năm 2022, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Hải Dương đã mở các đợt cao điểm tuyên truyền, kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân xả thải vào công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải. Kết quả đã có 63 tổ chức, 4 cá nhân bị lập hồ sơ xử phạt hành chính gần 2,3 tỷ đồng.
Thượng tá Trần Nam Trung đánh giá: "Rất nhiều doanh nghiệp sau khi được kiểm tra, nhắc nhở đã xây dựng các hệ thống xử lý nước thải của nội bộ doanh nghiệp. Ngoài ra, các khu, cụm công nghiệp đã chấp hành tốt hơn trong việc thu gom xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường. Ý thức người dân cũng nâng cao, hạn chế việc vứt rác thải rắn ngăn chặn dòng chảy Bắc Hưng Hải. Nhưng để bảo vệ dòng chảy tốt hơn, còn cần các giải pháp từ cơ quan quản lý nhà nước cùng vào cuộc".
Chị Vũ Thị Hinh và Nguyễn Thị Nhung, cư dân đường Vũ Dự, phường Tứ Minh, Tp.Hà Dương cũng ghi nhận những chuyển biến tích cực sau các đợt cao điểm kiểm tra của ngành Công an.
"Thời điểm trước, khi công an chưa về, chắc anh không thể đứng đây được 5 phút, chứ mình dân ở đây thì quen rồi, người chưa quen không chịu nổi. Từ ngày có lực lượng công an về, đứng tại chỗ này luôn thì giảm xả thải được tới 85-90%.
Chúng tôi chỉ tha thiết tất cả các cấp chính quyền vào cuộc để dòng sông này trong lại, đừng hôi thối. Không biết nước thải khu công nghiệp hay nước thải của dân, nhưng mong muốn khơi thông dòng chảy, xử lý ô nhiễm nước cho dân chúng tôi khỏi khổ."
Đồng tình với quan điểm “xử phạt chỉ là phần ngọn của vấn đề”, ông Vũ Mạnh Tưởng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hải Dương cho rằng, việc điều tiết nước, tạo dòng chảy đẩy các vệt ô nhiễm trên Bắc Hưng Hải cần được cải thiện.
Quan trọng hơn, Hải Dương đang có kế hoạch đầu tư hệ thống xử lý nước thải của thành phố với công suất 13.000 m3/ngày đêm, nhằm hạn chế tác động của việc xả thải trực tiếp ra môi trường.
Ông Vũ Mạnh Tưởng cho biết thêm: "Ở đây xả thải vào Bắc Hưng Hải có 5 cụm, 5 khu công nghiệp. Hiện tại 5 khu công nghiệp đều đã bắt đầu lắp đặt quan trắc môi trường để truyền dữ liệu, giám sát về Sở TNMT theo dõi.
Đối với các cụm công nghiệp trong quá trình cấp phép, Sở TNMT cũng đều yêu cầu các cơ sở đầu tư các công trình xử lý chất thải đảm bảo đạt quy chuẩn môi trường cho phép trước khi xả thải. Sở TNMT cũng chỉ đạo các huyện đốn đốc các xã, đối với các làng nghề đều lập các phương án bảo vệ môi trường làng nghề."
Qua thực tiễn dòng Bắc Hưng Hải qua Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, PGS.TS Lưu Đức Hải, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam phân tích: Đây là điển hình của sự giằng co giữa phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường.
Dẫn thống kê 65 điểm xả thải trực tiếp vào hệ thống, gần 1700 điểm xả vào kênh trục chính, trong đó nước thải công nghiệp chiếm tỉ lệ đứng thứ hai sau nước thải sinh hoạt, PGS.TS Lưu Đức Hải khẳng định, người đứng đầu các địa phương phải cân bằng được lợi ích về kinh tế và tác hại về môi trường tại các khu, cụm công nghiệp:"Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường phải dự báo được chất thải rắn, nước thải sẽ xử lý như thế nào. Nếu có nước thải phải xử lý tập trung.
Cơ quan quản lý tỉnh nào không làm là sai theo Luật. Anh phải thẩm định, phải yêu cầu làm liên quan giấy phép môi trường.
Nếu làm được thì không ngại, chỉ có điều vấn đề quản lý hiện đang buông lỏng. Tôi nghĩ, theo Luật Bảo vệ Môi trường 2020, chúng ta vẫn có quyền yêu cầu làm lại, sửa chữa điều ấy".
Những chuyển biến sau khi Bộ Công an vào cuộc xử lý vi phạm xả thải đã phát huy tác dụng. Nhưng giải pháp bền vững bảo vệ nguồn nước các dòng sông vẫn phải “lấy dân làm gốc”.
Họ là nguồn tin tố giác quan trọng về vi phạm xả thải công nghiệp. Cũng chính họ là chủ thể hạn chế xả thải, vứt chất thải rắn sinh hoạt xuống các dòng sông.
---
Ở kỳ cuối của loạt phóng sự “Giải độc một dòng sông”, mời quý vị cùng tìm hiểu các biện pháp, mô hình hay có thể áp dụng để kỳ vọng vào một ngày “hồi sinh” Bắc Hưng Hải cũng như các dòng sông ô nhiễm nói chung; sẽ phát sóng lúc 10h10' ngày 30/8/2022 trên VOV Giao thông FM 91 Mhz; nghe và xem lại trên vovgiaothong.vn.
Dù thực hiện nhiều giải pháp, song Bộ Công thương mới đây đã thừa nhận, xu hướng sử dụng nhiên liệu sinh học (xăng E5) chưa như mong muốn.
Đoạn đường chỉ chưa đầy 1km từ giao lộ Cộng Hoà đến nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, lô cốt, vật liệu xây dựng, xe chuyên dụng, máy móc nằm ngổn ngang. Rào chắn tạm bợ, sơ sài không có biển cảnh báo thi công tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông.
Từ việc tăng chế tài lên gấp 3-30 lần, đến xử lý mạnh tay các hành vi như đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, lùi xe trên cao tốc, Nghị định 168 được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng “văn hóa lái ẩu” vốn gây nhiều nhức nhối trong xã hội.
Từ 1/1/2025, ngoài quy định hiện hành tài xế không lái xe quá 10 tiếng/ngày và không lái xe liên tục quá 4 tiếng, Thông tư 71 năm 2024 của Bộ Công an quy định thêm nội dung: Người lái ô tô kinh doanh vận tải trên 8 chỗ không được lái xe quá 48 tiếng/tuần.
Còn khoảng 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên Đán 2025, nhưng phố chợ hoa cây cảnh Hoàng Hoa Thám, Lạc Long Quân, Hà Nội đã dần nhộn nhịp; nhiều loại cây hoa chơi Tết được bày bán tràn lên vỉa hè và cả lòng đường gây cản trở giao thông.
Ngõ Trung Yên, một con ngõ nằm ở trung tâm phố cổ Hà Nội, một đầu nối với phố chợ Hàng Bè nổi tiếng, phía còn lại thông ra phố Đinh Liệt, con phố sầm uất và hút khách "Tây" lẫn cả khách ta bậc nhất Hà thành. Trung Yên còn nổi tiếng là một trong 5 ngõ ẩm thực của những người "sành ăn"
Vừa qua, Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của thính giả về tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng và đốt rác thải tràn lan gây ô nhiễm môi trường tại khu vực đầm sen Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội).