TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Rất đáng mừng, sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Công an trong việc phối hợp với các ngành Tài nguyên môi trường, Nông nghiệp và các địa phương nhăm xử lý mạnh tay các vi phạm xả thải, đề xuất các giải pháp bền vững đã cho những kết quả đáng mừng thời gian qua.
Rõ ràng, muốn giải độc cho các dòng sông, cần “chẩn bệnh” chính xác và “bốc thuốc đúng bài”.
Theo chân các chiến sĩ thuộc Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Hải Dương trong các chuyến đấu tranh, phòng ngừa tội phạm môi trường, mới hiểu được, công tác trinh sát, bắt quả tang vi phạm xả thải ở các cụm công nghiệp vô cùng gian nan, phức tạp.
Điển hình là ngày 18/4/2022, sau nhiều ngày mật phục, dò tìm đường ống xả thải nằm trong khuôn viên… công ty bên cạnh, các chiến sĩ công an cùng lực lượng liên ngành Tài nguyên môi trường, Công an huyện Cẩm Giàng mới phát hiện được sự việc Công ty TNHH Giầy Continuance Việt Nam có hành vi xả thải vượt quy chuẩn nhiều lần cho phép, bị xử phạt 436 triệu đồng, buộc khắc phục hậu quả và cải tạo hệ thống xử lý nước thải.
Nhìn dòng nước xanh lục, bốc mùi dọc theo con mương dẫn thẳng ra hệ thống Bắc Hưng Hải, Trung tá Vương Văn Trường, Đội trưởng Đội phòng chống tội phạm môi trường, Công an tỉnh Hải Dương cho biết, khó khăn lớn nhất là các cụm công nghiệp hình thành từ nhiều năm trước, chưa có quy hoạch các đường ống xả thải, khu xử lý nước thải tập trung, nên lực lượng chức năng không thể dựa vào bản vẽ để truy tìm thủ phạm xả thải.
"Tìm được doanh nghiệp này rồi, họ xả thường xuyên nhưng lúc họ xả chất lượng nước không đảm bảo theo quy chuẩn thì lại không thường xuyên, tùy thời điểm. Bây giờ nếu đầu tư mới không ai cho phép làm thế này, sẽ có đường gom riêng biệt, vị trí thải nước có thể khoanh vùng được ngay. Nhưng cả cụm gần chục doanh nghiệp như thế này, tìm được doanh nghiệp nào xả ra đã là một cái khó", Trung tá Vương Văn Trường cho biết.
Theo Thượng tá Trần Nam Trung, Phó trưởng phòng Cảnh sát môi trường Hải Dương, 7 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều đã có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung theo quy định. Nhưng 20 trên 21 cụm công nghiệp lại chưa đáp ứng được nội dung này, chưa đúng với quy định của Luật Bảo vệ Môi trường 2020.
Trước tình hình này, trong 8 tháng đầu năm 2022, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Hải Dương đã mở các đợt cao điểm tuyên truyền, kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân xả thải vào công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải. Kết quả đã có 63 tổ chức, 4 cá nhân bị lập hồ sơ xử phạt hành chính gần 2,3 tỷ đồng.
Thượng tá Trần Nam Trung đánh giá: "Rất nhiều doanh nghiệp sau khi được kiểm tra, nhắc nhở đã xây dựng các hệ thống xử lý nước thải của nội bộ doanh nghiệp. Ngoài ra, các khu, cụm công nghiệp đã chấp hành tốt hơn trong việc thu gom xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường. Ý thức người dân cũng nâng cao, hạn chế việc vứt rác thải rắn ngăn chặn dòng chảy Bắc Hưng Hải. Nhưng để bảo vệ dòng chảy tốt hơn, còn cần các giải pháp từ cơ quan quản lý nhà nước cùng vào cuộc".
Chị Vũ Thị Hinh và Nguyễn Thị Nhung, cư dân đường Vũ Dự, phường Tứ Minh, Tp.Hà Dương cũng ghi nhận những chuyển biến tích cực sau các đợt cao điểm kiểm tra của ngành Công an.
"Thời điểm trước, khi công an chưa về, chắc anh không thể đứng đây được 5 phút, chứ mình dân ở đây thì quen rồi, người chưa quen không chịu nổi. Từ ngày có lực lượng công an về, đứng tại chỗ này luôn thì giảm xả thải được tới 85-90%.
Chúng tôi chỉ tha thiết tất cả các cấp chính quyền vào cuộc để dòng sông này trong lại, đừng hôi thối. Không biết nước thải khu công nghiệp hay nước thải của dân, nhưng mong muốn khơi thông dòng chảy, xử lý ô nhiễm nước cho dân chúng tôi khỏi khổ."
Đồng tình với quan điểm “xử phạt chỉ là phần ngọn của vấn đề”, ông Vũ Mạnh Tưởng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hải Dương cho rằng, việc điều tiết nước, tạo dòng chảy đẩy các vệt ô nhiễm trên Bắc Hưng Hải cần được cải thiện.
Quan trọng hơn, Hải Dương đang có kế hoạch đầu tư hệ thống xử lý nước thải của thành phố với công suất 13.000 m3/ngày đêm, nhằm hạn chế tác động của việc xả thải trực tiếp ra môi trường.
Ông Vũ Mạnh Tưởng cho biết thêm: "Ở đây xả thải vào Bắc Hưng Hải có 5 cụm, 5 khu công nghiệp. Hiện tại 5 khu công nghiệp đều đã bắt đầu lắp đặt quan trắc môi trường để truyền dữ liệu, giám sát về Sở TNMT theo dõi.
Đối với các cụm công nghiệp trong quá trình cấp phép, Sở TNMT cũng đều yêu cầu các cơ sở đầu tư các công trình xử lý chất thải đảm bảo đạt quy chuẩn môi trường cho phép trước khi xả thải. Sở TNMT cũng chỉ đạo các huyện đốn đốc các xã, đối với các làng nghề đều lập các phương án bảo vệ môi trường làng nghề."
Qua thực tiễn dòng Bắc Hưng Hải qua Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, PGS.TS Lưu Đức Hải, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam phân tích: Đây là điển hình của sự giằng co giữa phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường.
Dẫn thống kê 65 điểm xả thải trực tiếp vào hệ thống, gần 1700 điểm xả vào kênh trục chính, trong đó nước thải công nghiệp chiếm tỉ lệ đứng thứ hai sau nước thải sinh hoạt, PGS.TS Lưu Đức Hải khẳng định, người đứng đầu các địa phương phải cân bằng được lợi ích về kinh tế và tác hại về môi trường tại các khu, cụm công nghiệp:"Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường phải dự báo được chất thải rắn, nước thải sẽ xử lý như thế nào. Nếu có nước thải phải xử lý tập trung.
Cơ quan quản lý tỉnh nào không làm là sai theo Luật. Anh phải thẩm định, phải yêu cầu làm liên quan giấy phép môi trường.
Nếu làm được thì không ngại, chỉ có điều vấn đề quản lý hiện đang buông lỏng. Tôi nghĩ, theo Luật Bảo vệ Môi trường 2020, chúng ta vẫn có quyền yêu cầu làm lại, sửa chữa điều ấy".
Những chuyển biến sau khi Bộ Công an vào cuộc xử lý vi phạm xả thải đã phát huy tác dụng. Nhưng giải pháp bền vững bảo vệ nguồn nước các dòng sông vẫn phải “lấy dân làm gốc”.
Họ là nguồn tin tố giác quan trọng về vi phạm xả thải công nghiệp. Cũng chính họ là chủ thể hạn chế xả thải, vứt chất thải rắn sinh hoạt xuống các dòng sông.
---
Ở kỳ cuối của loạt phóng sự “Giải độc một dòng sông”, mời quý vị cùng tìm hiểu các biện pháp, mô hình hay có thể áp dụng để kỳ vọng vào một ngày “hồi sinh” Bắc Hưng Hải cũng như các dòng sông ô nhiễm nói chung; sẽ phát sóng lúc 10h10' ngày 30/8/2022 trên VOV Giao thông FM 91 Mhz; nghe và xem lại trên vovgiaothong.vn.
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…
Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.
Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.
Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.
2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.
Sau khoảng 8 năm đưa vào hoạt động, cao tốc đoạn TP.HCM - Long Thành đã quá tải, thường xuyên xảy ra ùn tắc, không chỉ gây bức xúc cho người tham gia giao thông mà còn kiềm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.