Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

Dừng đổ lỗi...

Quang Hùng: Thứ năm 22/09/2022, 10:39 (GMT+7)

Giống như kẻ đếm bò trong truyện cười dân gian, những người chịu trách nhiệm, được giao nhiệm vụ giải quyết các vấn đề về giao thông hiện nay đang chỉ mải miết đếm những con bò trên cánh đồng mà quên đếm con bò mình đang cưỡi…

Mỗi ngày vác xe ra khỏi nhà để đến cơ quan là cả một chuỗi những đấu tranh tư tưởng, ngại ngùng. Thậm chí tôi còn ước mơ một cách ích kỷ và đáng hổ thẹn rằng, giá được quay lại cái thời điểm dịch COVID-19 bùng phát để được đạp xe trên phố một cách thoải mái, không hề gặp cảnh tắc đường; hay thậm chí là được ở nhà làm việc…

Ấy thế nhưng, cuộc sống vẫn tiếp diễn và không thể vì cái nhỏ nhen, ích kỷ của mình mà mong muốn cả xã hội phải khốn khổ. Mỗi sáng ra khỏi nhà và mỗi chiều lóc cóc đạp xe từ công sở về nhà luôn là một hành trình đầy mạo hiểm và căng thẳng.

Tắc đường diễn ra ở khắp nơi, thậm chí ngay trong khu đô thị chứ cũng chẳng cần phải ở ngoài đường, ngã ba, ngã bảy… Ngày lại nối ngày. Trước đây thì ai cũng mong đến… Tết, vì 3 ngày Tết việc đi lại khá thoải mái, do ai cũng ở nhà.

Nhưng giờ thì tắc đường ngay từ sáng sớm mồng Một. Chả ai còn có khái niệm kiêng cữ theo truyền thống, người ta ra đường còn nhiều hơn ngày thường, vì ai mà chả đươc nghỉ Tết? Vậy là tắc thôi.

Và khi mọi chuyện đã vượt quá sức chịu đựng, người ta bắt đầu đi tìm nguyên nhân gây ra sự tắc đường.

Taxi liệu có phải nguyên nhân gây tắc đường?

Taxi liệu có phải nguyên nhân gây tắc đường?

Đầu tiên, tội đồ lớn nhất là “bọn” taxi. Đi lại ngổ ngáo, dừng đỗ bắt khách vô tội vạ, phóng nhanh vượt ẩu, mọi hang cùng ngõ hẻm, chỗ nào cũng có taxi. Chính là taxi gây tắc đường chứ còn gì nữa?

Thật là ngứa mắt! Vậy là phải cấm taxi.

Trước hết, cấm tiệt taxi đi vào phố cổ. Đúng là giảm hỗn loạn thật, nhưng lại khổ mấy anh khách du lịch không biết vào khách sạn trong phố cổ thế nào. Vậy là chủ khách sạn điều xe 16 chỗ, xe 45 chỗ chở khách – vì chả ai cấm những loại xe này.

Nếu chứng kiến những con phố như Đinh Liệt, Mã Mây, Tạ Hiện, Hàng Bạc… ngày nào cũng chình ình những xe 45 chỗ to vật vã đón đưa khách ra vào khách sạn mới thấy… quý hoá mấy anh taxi nhỏ bé.

Hay là đổ lỗi cho xe bus nhỉ? To gấp mấy lần xe bình thường, như những chiếc barie chắn ngang đường. Đặc biệt vào giờ cao điểm, chiếc xe bus nào mà đứng giữa ngã tư thì khác gì rào chắn ngăn cản hết các phương tiện trên đường di chuyển?

Mà xe bus cũng đi “láo” rẽ ngang, tạt ngửa, vào bến không “xi-nhan”, xả khói đen mù mịt. Đích thị xe bus là nguyên nhân gây tắc đường chứ còn gì nữa.

BRT ra đời. Một phần đưa xe bus đi vào “khuôn khổ”, đi đường riêng của mình, một phần khác tránh các phương tiện tham gia giao thông lấn làn, cản trở xe bus hoạt động. Nhưng giờ thì ai cũng biết BRT hoạt động ra sao rồi đây!

Thế nên, chưa hẳn đã là anh xe bus gây cản trở giao thông.

Hay tắc đường là do sự 'ngổ ngáo' của xe bus?

Hay tắc đường là do sự "ngổ ngáo" của xe bus?

Vậy thì chỉ còn nguyên nhân là xe máy.

Xe máy là phương tiện tham gia giao thông với số lượng nhiều nhất còn gì? Chỗ nào có đường đi là có xe máy. Người ta ước tính, riêng ở Hà Nội có xấp xỉ 6 triệu chiếc xe máy. Một con số khổng lồ. Và rõ ràng, với số lượng khổng lồ như thế, hơn bất kỳ một loại phương tiện nào khác, nó chính là nguyên nhân gây ra kẹt xe!

Trước hết, cần phải giải quyết xe máy bằng việc phân tích những số liệu khoa học. Với số lượng lớn như vậy, lượng khi thải do xe máy thải ra là rất lớn, là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Tiếp đến là tình trạng tham gia giao thông vô ý thức, phóng nhanh, vượt ẩu, dừng đỗ khắp nơi, thường xuyên lấn làn oto, gây cản trở giao thông, đặc biệt vào giờ cao điểm.

Chưa kể một lượng lớn xe cũ nát, thiếu an toàn, nguy cơ gây tai nạn giao thông… Vậy là sự khó chịu dần chuyển hướng cho xe máy. Tất nhiên, không phải là phần đông, bởi ai mà chẳng sở hữu xe máy? Nhưng dưới góc nhìn của những người đi ô tô, phần đông là vậy, thì nguyên nhân gây tắc đường, cản trở giao thông, chính là do xe máy.

Vậy là phải có lộ trình để cấm xe máy hoạt động. Người ta tính rằng chỉ một vài năm tới, xe máy sẽ bị cấm hoàn toàn ở nội đô, để giảm tắc đường?

Với gần 6 triệu chiếc xe máy đang hoạt động ở Thủ đô, có lẽ đây là nguyên nhân khiến đường phố luôn trong tình trạng tắc nghẽn?

Với gần 6 triệu chiếc xe máy đang hoạt động ở Thủ đô, có lẽ đây là nguyên nhân khiến đường phố luôn trong tình trạng tắc nghẽn?

Nghe vậy, những người khốn khổ hằng ngày sử dụng xe máy đi làm, phải hít đủ các loại khí thải, bụi bẩn, bị xe bus, xe ô tô chèn ép trên đường kịch liệt phản đối. Không thể đổ lỗi tắc đường do xe máy được.

Cứ thử ra đường mà xem? Ô tô thường xuyên lấn làn, chèn ép xe máy không còn đường mà đi, xe bus thì ra vào điểm đỗ bất chấp, gây ra biết bao nhiêu vụ tai nạn thương tâm cho người điều khiển xe máy.

Mỗi năm thành phố lại cho mở rộng biết bao nhiêu con đường, rồi xây cầu vượt, bố trí lại giao thông… vậy nhưng cứ đường càng to thì tình trạng tắc đường lại càng nghiêm trọng. Đường nào cũng chứng kiến cảnh ô tô dàn hàng ngang, 4-5 chiếc kề vai, sát cánh, khiến người đi xe máy chẳng có chỗ mà chen lên.

Tắc đường không phải do ô tô phát triển nhanh quá thì còn là nguyên nhân gì?

Ai cũng có lỗi trong việc tắc đường, nhưng lỗi tại ai thì không biết?

Ai cũng có lỗi trong việc tắc đường, nhưng lỗi tại ai thì không biết?

Khi ngành giáo dục bỏ quy định về việc học theo khu vực, theo hộ khẩu; thì việc một học sinh lựa chọn trường yêu thích xa nơi ở của mình là chuyện hết sức bình thường và công bằng.

Thế nhưng, lại đặt ra một vấn đề là các em sẽ phải di chuyển từ nhà đến trường như thế nào?

Ngoài một số ít do cha mẹ đưa đón, số khác sử dụng phương tiện cá nhân, thì phần đông cha mẹ đăng ký cho con đi xe bus của trường. Hiện nay, hầu hết các trường đều tổ chức xe đưa đón học sinh, chủ yếu là các loại xe 16 chỗ trở lên. Mỗi trường có hàng chục xe như vậy hằng ngày đưa đón các em, từ sáng sớm tới chiều muộn.

Vậy là một câu hỏi được đặt ra: Liệu với hàng ngàn chiếc xe đưa đón học sinh hằng ngày trên khắp các đường phố thủ đô, có phải là nguyên nhân gây tắc đường, gây hỗn loạn giao thông như hiện nay?

Tại sao không cho các em đi xe bus công cộng? Vừa giảm bớt lượng xe đưa đón của trường, vừa giáo dục các em về việc bảo vệ môi trường?

Nhưng liệu suy nghĩ này có đúng? Khi mà xe bus của chúng ta hầu như vẫn chưa đảm bảo được lộ trình cũng như số lượng để phục vụ cho học sinh? Chưa kể sự phức tạp, mất an toàn khi các em nhỏ phải đi xe bus.

Bên cạnh đó việc quy tội cho xe đưa đón học sinh gây ảnh hưởng giao thông cũng là một điều quá vội vàng. Bởi trên thực tế, với việc sử dụng phương tiện này đã giảm bớt được rất nhiều xe cá nhân, vì nếu không cha mẹ phải đưa đón con đi học.

Nếu mỗi em học sinh có một người đưa đón thì khẳng định, việc ùn tắc, hỗn loạn giao thông trước cổng trường còn nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Có một thực tế đã được kiểm chứng, trong rất nhiều vấn đề xã hội hiện nay, những người làm quản lý đang giải quyết vấn đề ở phần ngọn, bề nổi. Rất nhiều các giải pháp được đưa ra gần như chỉ chạy theo hiện tượng.

Khi đường đông, tắc nghẽn kéo dài, thì giải pháp là phân làn, chia làn, thậm chí là mở đường, dựng cầu vượt; Khi môi trường ô nhiễm thì sẽ nghiên cứu cấm xe máy; Khi không tìm ra một giải pháp hữu hiệu, thì tốt nhất là đổ lỗi cho một nhóm phương tiện yếu thế nào đó…

Giống như kẻ đếm bò trong truyện cười dân gian, những người chịu trách nhiệm, được giao nhiệm vụ giải quyết các vấn đề về giao thông hiện nay đang chỉ mải miết đếm những con bò trên cánh đồng mà quên đếm con bò mình đang cưỡi…

Quang Hùng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hiện đại hóa hệ thống phương tiện cấp cứu tai nạn giao thông

Hiện đại hóa hệ thống phương tiện cấp cứu tai nạn giao thông

Theo kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, có tới 51% nạn nhân tai nạn giao thông không được sơ cứu trước khi đến bệnh viện, chỉ có 10,5% nạn nhân được nhân viên y tế sơ cứu và chỉ có 1/3 nạn nhân được vận chuyển bằng xe cứu thương.

Thu nhập 2 vợ chồng dưới 15 triệu/tháng mới được mua nhà ở xã hội?

Thu nhập 2 vợ chồng dưới 15 triệu/tháng mới được mua nhà ở xã hội?

Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Ngoài các tiêu chí về việc chưa có nhà ở hoặc nhà ở có diện tích dưới 15m2 sàn/người, để được mua thì mức thu nhập bình quân hàng tháng của người đứng đơn và vợ hoặc chồng của người đó không quá 15 triệu/tháng.

TP.HCM: Thêm gần 300 điểm xe đạp công cộng, đặc biệt là tại các tuyến Metro

TP.HCM: Thêm gần 300 điểm xe đạp công cộng, đặc biệt là tại các tuyến Metro

Sau hơn 2 năm đưa vào hoạt động, dịch vụ xe đạp công cộng ở TP.HCM đã nhận được sự ủng hộ tích cực từ người dân. Dự kiến trong thời gian tới, dịch vụ này sẽ tiếp tục được nhân rộng ra nhiều địa bàn ở thành phố. Trong đó có nhiều điểm tại tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Khi xe ba gác, xe giả thương binh thành hung thần giao thông

Khi xe ba gác, xe giả thương binh thành hung thần giao thông

Hiện nay, trên địa bàn TP.Hà Nội có hàng ngàn xe ba bánh gắn mác “thương binh” hay xe tự chế vẫn ngày đêm hoạt động gây mất an toàn giao thông. Dù đã có quy định, thế nhưng các hung thần đường phố này vẫn chưa được xử lý dứt điểm, mặc cho nhiều vụ TNGT thương tâm do các xe này gây ra.

“Nóng” vấn đề ép mua bảo hiểm

“Nóng” vấn đề ép mua bảo hiểm

Sáng nay (18/3), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn với lĩnh vực tài chính. Nội dung được nhiều đại biểu đặt câu hỏi nhất là về công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

Quốc hội chất vấn nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, bảo hiểm nhân thọ

Quốc hội chất vấn nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, bảo hiểm nhân thọ

Sáng nay (18/3), Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc về nhiều lĩnh vực đang được quan tâm. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, đến nay chưa triển khai được các loại hình đặt cược về bóng đá, đua ngựa, đua chó.

Hoang mang vì đèn tín hiệu giao thông

Hoang mang vì đèn tín hiệu giao thông

Gần 3 tháng nay, trên tuyến Quốc lộ 1, đoạn gần cầu Rạch Chiếc, hướng từ thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đến thành phố Cần Thơ xuất hiện một trụ đèn tín hiệu giao thông ở vị trí chỉ một con đường thẳng. Chính điều này đã khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu.