Sửa đổi quy định về đèn xanh, đèn vàng từ 2025
Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Truyền thống “Tôn sự trọng đạo” đã có từ hàng ngàn năm nay của dân tộc ta. Biết bao thế hệ người Việt đã dựng xây và vun đắp cho truyền thống tốt đẹp này.
Cũng từ ý nghĩa đó lớp lớp người con đất Việt đã sinh ra lớn lên, với sự dìu dắt của Thầy cô, trường lớp và gia đình đã trưởng thành, không chỉ biết kiếm một cái nghề nuôi sống bản thân, tạo dựng cuộc sống mà còn biết hy sinh, cống hiến cho tổ quốc, cộng đồng. Thầy cô từ lâu còn được gọi là “người đưa đò” vĩ đại.
Linh thiêng là vậy, nhưng thời gian qua, những “lỗ hổng” trong truyền thống tốt đẹp này liên tục xuất hiện. Đỉnh điểm là vụ việc mới đây một cô giáo ở Tuyên Quang bị một nhóm học sinh nhốt lại, quây cửa và có hành vi tấn công, xúc phạm. Hiện các cơ quan chức năng đã vào cuộc, Hiệu trưởng Nhà trường cũng đã bị đình chỉ công tác.
Nhưng dầu có biện minh vì bất cứ lý do gì thì những hành vi của các em học sinh này là không thể chấp nhận được. Cô giáo dù có sai đến đâu các em cũng không được phép vượt quá giới hạn cho phép. Nếu cô hành vi sai chuẩn mực, lời lẽ thiếu tôn trọng, học sinh hoàn toàn có thể phản ánh lên nhà trường; qua tổ chức đoàn, hội trong nhà trường; các Thầy cô chủ nhiệm. Ban giám hiệu nhà trường phải nắm bắt diễn biến của từng lớp, thậm chí là từng học sinh cá biệt để có hướng xử lý ngay khi manh nha.
Về phía phụ huynh, nếu biết lắng nghe chuyện của con trẻ, thường xuyên hỏi thăm chuyện học hành của con em ở trường, ở lớp sẽ biết rõ tình hình học tập cũng như ứng xử của con cái khi tới trường. Trong khi cha mẹ nào giờ cũng dùng mạng xã hội; lớp nào cũng có hội, nhóm kết nối với Thầy cô chủ nhiệm. Nên bất cứ con em có biểu hiện gì hay tâm tư về chuyện dạy dỗ của Thầy cô ra sao đều có thể phản ánh với Ban Giám hiệu, thậm chí là Phòng giáo dục, cao hơn là Sở Giáo dục.
Từ vụ việc đau lòng ở Tuyên Quang cho thấy, một khi để cho học sinh tấn công Thầy cô, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” bị sứt mẻ sẽ dẫn đến một hệ quả vô cùng lớn là có thể hình thành nên nhân cách những công dân hư; những con người sau này có thể bất chấp luật pháp, đạo lý khi hành động. Các em còn nhỏ, tuổi cũng dễ “nổi loạn”, khó ưa, khó bảo.
Có em học sinh cá biệt nhưng với những Thầy cô có tấm lòng bao dung, độ lượng; với sự dìu dắt ấy, nhiều em học sinh hư đã trở nên chăm ngoan, sau này lại thành đạt, trở thành những công dân tốt; đóng góp tốt cho xã hội. Thầy cô luôn là điểm tựa, là niềm tin để các em neo về, suy nghĩ và hành động cho chuẩn mực không chỉ ở trường lớp mà cả sau này.
Do vậy, ngay lúc này, ngành giáo dục cùng cả xã hội điều quan tâm đầu tiên chính là dạy làm người song hành với dạy chữ. Các môn giáo dục về đạo đức, dạy tình yêu thiên nhiên, đất nước; sự hy sinh cần đặt lên hàng đầu. Không quá chú trọng đến thành tích kiến thức mà quên đi những phẩm giá để một con người cần có trong bối cảnh kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như ngày nay.
Đó là chưa kể, tránh căn bệnh chạy theo thành tích mà ém nhẹm các sai phạm, lỗi lầm của học sinh và chính đội ngũ giáo viên. Ở đây vai trò, trách nhiệm của đội ngũ quản lý giáo dục; Ban Giám hiệu, người đứng đầu mang yếu tố quyết định đến tập thể nhà trường; là sự ổn định, nề nếp ở từng trường.
Đối với mỗi phụ huynh, dù bất cứ lý do gì cũng không được dung túng, cổ xúy cho hành vi có tính chất bạo lực của con em ở học đường cũng như ngoài xã hội. Chăm con như chăm cây; uốn nắn từng chút; nhắc nhở thường xuyên để có trái ngọt, quả sai sau này chính mình sẽ được hưởng lợi về những người con hiếu thảo, sống nghĩa tình. Với mỗi giáo viên phải giúp cho bản thân và các em học sinh, tạo ra mỗi ngày đến trường là một ngày vui, ngày hạnh phúc.
Rõ ràng, truyền thống tôn sư trọng đạo vốn đã có từ lâu, thể hiện tính ưu việt, vượt trội trường tồn cùng năm tháng. Trách nhiệm của mỗi người, mỗi nhà và toàn xã hội là phải chung tay vun đắp, bảo vệ. Bịt ngay các lỗ hổng có nguy cơ làm lung lay giá trị tốt đẹp ngàn đời này./.
Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.
Khoảng 15 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thời điểm này các nhà vườn tại làng đào Nhật Tân và làng quất Tứ Liên, quận Tây Hồ (Hà Nội) đang tất bật vận chuyển đào, quất phục vụ thị trường tết.
Trong năm qua, liên tiếp xảy ra tình trạng tài xế bị đột quỵ khi đang điều khiển phương tiện giao thông. Đây là tình trạng rất đáng lo ngại, bởi nếu là tài xế xe khách hoặc chở hàng cồng kềnh mà bị đột quỵ giữa hành trình sẽ gây nguy hiểm đến tín mạng nhiều người khác khi cùng tham gia giao thông.
Ngoài những người xấp xỉ tuổi nghỉ hưu thì hầu hết công chức, viên chức dôi dư đều sẽ bắt đầu tìm kiếm công việc mới bởi họ còn tuổi lao động và còn nhiệt tình cống hiến.
Sau 2 tháng khẩn trương triển khai, 1 quần thể công viên rộng lớn liền cạnh công viên Bờ sông Sài Gòn đã hoàn thành và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân TP.Thủ Đức nói riêng, TP.HCM nói chung.
Nghị định 168 quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2025, với nhiều lỗi giao thông bị xử phạt nghiêm.
Vừa qua, Kênh VOV Giao thông đã phát sóng bài viết “Bị chặn lối thoát nạn, hàng chục hộ dân số 9 Nguyễn Xiển kêu cứu”, phản ánh về những bức xúc của hàng chục hộ dân tại phường Thanh Xuân Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) khi lối thoát nạn của họ bị chiếm dụng.