Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Bạo lực học đường, xói mòn truyền thống tôn sư trọng đạo

Minh Thùy - Trúc Thủy - Trọng Điển: Thứ tư 13/12/2023, 10:09 (GMT+7)

Gần đây, nhiều vụ bạo lực học đường nghiệm trọng đã xảy ra. Điều đáng nói, nạn nhân không dừng lại là học sinh mà ngay cả giáo viên cũng trở thành nạn nhân của hành vi bạo lực. Vì sao vấn đề đạo đức của học sinh ngày càng sa sút? Liệu tinh thần “Tôn sư trọng đạo” có dần bị phai nhạt?

Những ngày gần đây, dư luận xôn xao về những đoạn clip được đăng tải trên mạng xã hội về một cô giáo ở Tuyên Quang bị học sinh bao vây, xúc phạm và ném dép ngất xỉu tại trường nhưng không ai can thiệp giúp đỡ.

Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về nguyên nhân đằng sau vụ việc nhưng phần lớn người xem đều không khỏi bàng hoàng, phẫn nộ về hành vi vô lễ của nhóm học sinh.

Cô giáo bị học sinh ép vào góc tường, chửi bới

Cô giáo bị học sinh ép vào góc tường, chửi bới

"Học sinh có những lời xúc phạm đến cô thì đó là điều không hay. Vai trò là một học sinh thì xử lý như vậy là không đúng. Mặc dù các bạn còn trong độ tuổi còn nhỏ nhưng các bạn vẫn có đủ nhận thức về hành vi không đúng của mình".

"Thường mình nghe là bạo lực học đường giữa các học sinh với nhau, bây giờ có tình trạng là học sinh có những lời nói cũng như hành động không chuẩn mực đối với cô giáo của mình, gây nhiều bức xúc và rất sốc".

Ngay sau vụ việc đau lòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đánh giá mức độ nghiêm trọng của vụ việc, đồng thời chỉ đạo trách nhiệm các bên liên quan vào cuộc xác minh, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc trong công tác giáo dục và quản lý của nhà trường.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh: "Liên quan đến vấn đề giáo dục thì phải xem trước hết là vấn đề giáo viên. Chúng tôi luôn bảo vệ nhà giáo nhưng cũng phải nhìn nhận lại đầu tiên về đội ngũ nhà giáo. Quy trình từ việc đào tạo, bồi dưỡng nhưng trong quá trình tuyển dụng, đánh giá về mặt chuyên môn mặt phẩm chất, kỹ năng trong việc xử lý trong quan hệ giữa thầy trò, tư tưởng đạo đức trong lớp như thế nào. Quản lý nhà trường, quản lý lớp phải có những biện pháp quản lý để bám sát, theo dõi, ngăn chặn mâu thuẫn xảy ra. Ở đây giáo dục không chỉ giáo dục trong nhà trường mà phải có sự phới hợp chặt chẽ với phụ huynh. Phụ huynh và gia đình cũng phải có trách nhiệm trong giáo dục trẻ”.

Dưới tác động tâm lý xã hội nhìn nhận về vụ việc, Thạc sĩ tâm lý Võ Minh Thành -  Trường Đại học Sư phạm TPHCM đánh giá, đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện hành vi không phù hợp trong môi trường sư phạm. Một phần nguyên nhân của hiện tượng này là ngành giáo dục tập trung quá nhiều vào kiến thức, đặc biệt là phương pháp giáo dục, rèn luyện nhân cách hiện nay chưa có hiệu quả.

"Không phải thiếu giờ đạo đức mà thiếu phương pháp dạy giáo dục đạo đức. Đặc biệt là môn trải nghiệm, cứ nghĩ cho các em đi tham quan, trải nghiệm một địa điểm nào đó là chưa đủ mà không rút ra được bài học. Vấn đề cốt lõi là giáo viên cũng quá nhiều tiết chuyên môn, không có thời gian để đầu tư cho các bài đạo đức hay bài kỹ năng”, Thạc sĩ tâm lý Võ Minh Thành nêu quan điểm.

Tuy nhiên, Thạc sĩ Võ Minh Thành cũng bày tỏ sự đồng cảm cho những áp lực mà giáo viên trẻ ngày nay phải đối mặt, không chỉ đòi hỏi tốt về mặt chuyên môn, phẩm cách mà cả những áp lực từ học sinh, phụ huynh và xã hội. Nhất là, giáo viên dường như có ít quyền hạn trong việc giáo dục, uốn nắn học sinh và dễ bị “bóc phốt” trên mạng xã hội nếu có biểu hiện sai phạm.

“Ngày nay, một số gia đình vì thương con quá mức có thể bất chấp lý do, lý lẻ mà luôn bảo vệ con mình đúng và làm mọi cách hạ người khác xuống, thậm chí trong đó có giáo viên. Giáo viên trẻ sẽ gặp rất nhiều thách thức khi mà công nghệ phát triển, giá trị quyền con người được nâng cao, các em có quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu thì điều này đòi hỏi giáo viên phải học rất nhiều về kỹ năng giao tiếp, về phương pháp giảng dạy, phương pháp nắm bắt tâm lý, đặc biệt là xử lý tình huống sư phạm thì sẽ giảm những tình huống như vừa qua. Nếu được mình tiếp tục có những bài tập huấn chuyên sâu cho những giáo viên phụ trách luôn mãng tâm lý học đường và giáo viên đó phụ trách luôn mãng đạo đức, kỹ năng, giáo dục nhân cách”, Thạc sĩ tâm lý Võ Minh Thành cho biết.

Nữ sinh lớp 12 tại Khánh Hòa “cãi tay đôi” với thầy giáo. (Ảnh chụp từ clip)

Nữ sinh lớp 12 tại Khánh Hòa “cãi tay đôi” với thầy giáo. (Ảnh chụp từ clip)

Đồng tình với Thạc sĩ Võ Minh Thành, Tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy, Học viện Hành chính Quốc gia Phân viện tại TP.HCM cũng cho rằng, ngoài học sinh, giáo viên cũng là những người rất cần được lắng nghe và được giúp đỡ, để họ không chán nản, mất đi nhiệt huyết với nghề; đặc biệt là những người trẻ đã, đang và sẽ theo đuổi nghiệp sư phạm.

“Tôi muốn nhấn mạnh thêm thông điệp làm tham vấn tâm lý không chỉ cho học trò mà phòng tham vấn tâm lý, một chuyên viên tâm lý học đường nên có trách nhiệm tham vấn tâm lý cho giáo viên và vấn đề cho phụ huynh. Vì giáo viên có nhiều bức bối mà họ không thể nào giải tỏa được với nhà chuyên môn, họ không được lắng nghe, không được nói ra những nổi niềm của mình thì họ cũng bức xúc trong giảng dạy. Đặc biệt là phụ huynh, họ cũng vướng mắc với các con và họ không có người ở trường giúp họ kết nối lại với các con thì cũng có rất nhiều vấn đề xảy ra”, Tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy nói.

Môi trường giáo dục luôn cần sự chung tay của nhiều lực lượng, trong đó phải có trách nhiệm, tình thương, sự tôn trọng giữa giáo viên, học sinh, phụ huynh, nhà trường và xã hội, mới thực hiện tốt nhiệm vụ dạy chữ, dạy người.

“Đừng để mai một truyền thống “Tôn sư trong đạo””.

Truyền thống “Tôn sự trọng đạo” đã có từ hàng ngàn năm nay của dân tộc ta. Biết bao thế hệ người Việt đã dựng xây và vun đắp cho truyền thống tốt đẹp này. Cũng từ ý nghĩa đó lớp lớp người con đất Việt đã sinh ra lớn lên, với sự dìu dắt của Thầy cô, trường lớp và gia đình đã trưởng thành, không chỉ biết kiếm một cái nghề nuôi sống bản thân, tạo dựng cuộc sống mà còn biết hy sinh, cống hiến cho tổ quốc, cộng đồng. Thầy cô từ lâu còn được gọi là “người đưa đò” vĩ đại.

Linh thiêng là vậy, nhưng thời gian qua, những “lỗ hổng” trong truyền thống tốt đẹp này liên tục xuất hiện. Đỉnh điểm là vụ việc mới đây một cô giáo ở Tuyên Quang bị một nhóm học sinh nhốt lại, quây cửa và có hành vi tấn công, xúc phạm. Hiện các cơ quan chức năng đã vào cuộc, Hiệu trưởng Nhà trường cũng đã bị đình chỉ công tác.

Nhưng dầu có biện minh vì bất cứ lý do gì thì những hành vi của các em học sinh này là không thể chấp nhận được. Cô giáo dù có sai đến đâu các em cũng không được phép vượt quá giới hạn cho phép. Nếu cô hành vi sai chuẩn mực, lời lẽ thiếu tôn trọng, học sinh hoàn toàn có thể phản ánh lên nhà trường; qua tổ chức đoàn, hội trong nhà trường; các Thầy cô chủ nhiệm. Ban giám hiệu nhà trường phải nắm bắt diễn biến của từng lớp, thậm chí là từng học sinh cá biệt để có hướng xử lý ngay khi manh nha.

Về phía phụ huynh, nếu biết lắng nghe chuyện của con trẻ, thường xuyên hỏi thăm chuyện học hành của con em ở trường, ở lớp sẽ biết rõ tình hình học tập cũng như ứng xử của con cái khi tới trường. Trong khi cha mẹ nào giờ cũng dùng mạng xã hội; lớp nào cũng có hội, nhóm kết nối với Thầy cô chủ nhiệm. Nên bất cứ con em có biểu hiện gì hay tâm tư về chuyện dạy dỗ của Thầy cô ra sao đều có thể phản ánh với Ban Giám hiệu, thậm chí là Phòng giáo dục, cao hơn là Sở Giáo dục.

Từ vụ việc đau lòng ở Tuyên Quang cho thấy, một khi để cho học sinh tấn công Thầy cô, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” bị sứt mẻ sẽ dẫn đến một hệ quả vô cùng lớn là có thể hình thành nên nhân cách những công dân hư; những con người sau này có thể bất chấp luật pháp, đạo lý khi hành động. Các em còn nhỏ, tuổi cũng dễ “nổi loạn”, khó ưa, khó bảo.

Có em học sinh cá biệt nhưng với những Thầy cô có tấm lòng bao dung, độ lượng; với sự dìu dắt ấy, nhiều em học sinh hư đã trở nên chăm ngoan, sau này lại thành đạt, trở thành những công dân tốt; đóng góp tốt cho xã hội. Thầy cô luôn là điểm tựa, là niềm tin để các em neo về, suy nghĩ và hành động cho chuẩn mực không chỉ ở trường lớp mà cả sau này.

Do vậy, ngay lúc này, ngành giáo dục cùng cả xã hội điều quan tâm đầu tiên chính là dạy làm người song hành với dạy chữ. Các môn giáo dục về đạo đức, dạy tình yêu thiên nhiên, đất nước; sự hy sinh cần đặt lên hàng đầu. Không quá chú trọng đến thành tích kiến thức mà quên đi những phẩm giá để một con người cần có trong bối cảnh kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như ngày nay.

Đó là chưa kể, tránh căn bệnh chạy theo thành tích mà ém nhẹm các sai phạm, lỗi lầm của học sinh và chính đội ngũ giáo viên. Ở đây vai trò, trách nhiệm của đội ngũ quản lý giáo dục; Ban Giám  hiệu, người đứng đầu mang yếu tố quyết định đến tập thể nhà trường; là sự ổn định, nề nếp ở từng trường.

Đối với mỗi phụ huynh, dù bất cứ lý do gì cũng không được dung túng, cổ xúy cho hành vi có tính chất bạo lực của con em ở học đường cũng như ngoài xã hội. Chăm con như chăm cây; uốn nắn từng chút; nhắc nhở thường xuyên để có trái ngọt, quả sai sau này chính mình sẽ được hưởng lợi về những người con hiếu thảo, sống nghĩa tình. Với mỗi giáo viên phải giúp cho bản thân và các em học sinh, tạo ra mỗi ngày đến trường là một ngày vui, ngày hạnh phúc.

Rõ ràng, truyền thống tôn sư trọng đạo vốn đã có từ lâu, thể hiện tính ưu việt, vượt trội trường tồn cùng năm tháng. Trách nhiệm của mỗi người, mỗi nhà và toàn xã hội là phải chung tay vun đắp, bảo vệ. Bịt ngay các lỗ hổng có nguy cơ làm lung lay giá trị tốt đẹp ngàn đời này./.

Minh Thùy - Trúc Thủy - Trọng Điển/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cây xanh bật gốc trong giông lốc, nhiều tuyến phố Hà Nội gặp khó khăn

Cây xanh bật gốc trong giông lốc, nhiều tuyến phố Hà Nội gặp khó khăn

Dự báo trong ngày 7/9, bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào các tỉnh Bắc Bộ với trọng tâm là các tỉnh, thành Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định. Cơ quan khí tượng đã đưa ra cảnh báo rủi ro thiên tai cấp 4 đối với Quảng Ninh, Hải Phòng.

[Cập nhật Bão số 3] Ở Hà Nội không nên ra đường tối nay

[Cập nhật Bão số 3] Ở Hà Nội không nên ra đường tối nay

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, đến 17h ngày 7/9 đã có nhiều thiệt hại người và tài sản. Theo đó, 4 người chết (Quảng Ninh 3 người, Hải Dương 1) và 78 người bị thương (Quảng Ninh 58, Hải Phòng 20).

Để “mái ấm” biến thành “địa ngục”, lỗ hổng nào trong khâu quản lý?

Để “mái ấm” biến thành “địa ngục”, lỗ hổng nào trong khâu quản lý?

Những đứa trẻ sinh ra kém may mắn, những tưởng được che chở ở nơi gọi là “mái ấm”, nhưng không ngờ, bị xách, bị quăng, bị đánh đập không thương tiếc.

Mong chờ tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

Mong chờ tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung chuẩn bị những bước tiếp theo để triển khai dự án. Tại Tây Ninh, việc triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của dự án đang được các sở, ngành, địa phương gấp rút thực hiện, phấn đấu hoàn thành vào ngày 15/4/2025.

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng

Ngày 06/9/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Thị Ngọc Cẩm, Diệp Ngọc Tuyền về tội “Hành hạ người khác” theo Điều 140 Bộ luật hình sự.

Bộ GTVT: Tập trung triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3

Bộ GTVT: Tập trung triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có Công điện gửi các cơ quan, đơn vị trong ngành liên quan đến việc tập trung ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3 (bão Yagi).

Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, trở ngại là gì?

Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, trở ngại là gì?

Ngành GD&ĐT đang đặt mục tiêu nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học để nhằm đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn mới.