Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Đưa yếu tố con người và môi trường vào chương trình đào tạo ngành kỹ thuật

Mai Ngọc - Nguyễn Châu: Thứ bảy 22/10/2022, 11:12 (GMT+7)

Ngày 20 - 21/10, tại trường Đại học Giao thông vận tải TP HCM diễn ra Hội thảo quốc tế “Đưa yếu tố con người và môi trường vào chương trình đào tạo ngành kỹ thuật”.

Nhiều vấn đề liên quan đến cộng đồng, phát triển bền vững như môi trường, tái chế rác thải nhựa, biến đổi khí hậu, giao thông thông minh…  của các diễn giả thu hút sự quan tâm của các chuyên gia, khách mời.

Dự án ENHANCE

Dự án ENHANCE

Hội thảo nằm trong chương trình Dự án ENHANCE (ENabling Humanitarian Attributes for Nurturing Community-based Engineering) - một dự án hợp tác nghiên cứu khoa học được tài trợ toàn phần bởi Ủy ban Châu Âu (kinh phí 1 triệu Euro) với mục đích nâng cao năng lực đào tạo trong lĩnh vực kỹ thuật dành cho các nước đang phát triển.

TS. Nguyễn Tiến Thủy – Quyền Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Giao thông Vận tải TP. HCM

TS. Nguyễn Tiến Thủy – Quyền Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Giao thông Vận tải TP. HCM

Dự án được chủ trì bởi Trường ĐH Warwick, Vương quốc Anh và ĐH West Attica, Hy Lạp với sự tham gia của 8 Trường đại học thành viên trong đó có Đại học Bách Khoa và Đại học Giao thông vận tải TP. HCM.

Hội thảo có sự tham gia của các tổ chức chính quyền, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội, truyền thông.

Các thành viên của dự án ENHANCE

Các thành viên của dự án ENHANCE

Giáo sư Georgia Kremmyda – Giám đốc Dự án ENHANCE, ĐH Warwick, Vương quốc Anh

Giáo sư Georgia Kremmyda – Giám đốc Dự án ENHANCE, ĐH Warwick, Vương quốc Anh

Giáo sư Georgia Kremmyda, Giám đốc dự án ENHANCE, Đại học Warwick chia sẻ: “Tôi rất quan tâm đến việc thúc đẩy giáo dục vì sự phát triển bền vững. Tôi thực sự vui khi trở thành một phần của dự án ENHANCE, được dẫn đầu ENHANCE.

Dự án này đã mang đến cho tôi cơ hội gặp gỡ và cộng tác với nhiều người có cùng chí hướng trên toàn thế giới có chung mối quan tâm và đam mê đối với kỹ thuật nhân văn và giáo dục kỹ thuật”.

PGS.TS Phạm Thị Anh, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng, Trưởng bộ môn Kỹ thuật Môi trường, Đại học Giao thông vận tải TP. HCM

PGS.TS Phạm Thị Anh, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng, Trưởng bộ môn Kỹ thuật Môi trường, Đại học Giao thông vận tải TP. HCM

Theo PGS.TS Phạm Thị Anh, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng, Trưởng bộ môn Kỹ thuật Môi trường, Đại học Giao thông vận tải TP. HCM, thành công dự án mang lại đó chính là sự đổi mới trong chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá trong các trường Đại học.

Đặc biệt riêng trường Đại học Giao thông Vận tải TP. HCM đã đưa môn học mới có tên gọi là “Môi trường và phát triển bền vững” cho sinh viên không chuyên ngành môi trường và được sự đón nhận tích cực.

Giáo sư AKM. Saiful Islam - Đại học Kỹ thuật và Công nghệ Bangladesh

Giáo sư AKM. Saiful Islam - Đại học Kỹ thuật và Công nghệ Bangladesh

Tại hội thảo, ông AKM. Saiful Islam - Giáo sư tại Đại học Kỹ thuật và Công nghệ Bangladesh đã có bài báo cáo với chủ đề “Thiết kế chương trình giáo dục thạc sĩ đặc thù lĩnh vực biến đổi khí hậu và Quản lý rủi ro trước những thách thức nhân loại”.

Theo đó, Bangladesh - quốc gia chịu ảnh hưởng của hai dãy khí hậu khác nhau ở hai miền Nam - Bắc (Vịnh Bengal ở phía Nam và vùng hoang mạc khô ở phía Bắc), có nhiều nét tương đồng với điều kiện thời tiết ở Việt Nam, đã và đang có nhiều chương trình để cải tạo nguồn nước, lớp địa chất.

Trong giai đoạn 2016-2019, lũ quét, ngập úng đã khiến cho mùa vụ tại quốc gia này chịu nhiều thiệt hại, năm 2016 với 30% diện tích mùa vụ bị ảnh hưởng, chỉ trong vòng một năm sau đó (2017), ước thiệt hại đã tăng lên đáng kể với 90% tổng diện tích hoa màu.

Để giảm thiểu thiệt hại kể trên cũng như tận dụng giá trị vòng tuần hoàn của nước, người dân Bangladesh đã có thể tận dụng để tưới tiêu, phục vụ sản xuất và sử dụng hiệu quả nguồn nước ngầm.

PGS-TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu GTVT Việt - Đức, Trường ĐH Việt Đức

PGS-TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu GTVT Việt - Đức, Trường ĐH Việt Đức

Thay đổi nhận thức giới trẻ

PGS-TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu GTVT Việt - Đức, Trường ĐH Việt Đức đã đưa ra những giải pháp từ việc sử dụng phương tiện chạy bằng động cơ điện để hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính từ các phương tiện giao thông.

Các phương tiện hiện đại mới mà PGS-TS Vũ Anh Tuấn trình bày sẽ đáp ứng các yêu cầu khắt khe nhất của người tiêu dùng: điều khiển xe tự động, giảm phát thải khí ô nhiễm, công nghệ V2X – cho phép các phương tiện kết nối đồng bộ với nhau cũng như giao tiếp với người dùng.

PGS-TS Vũ Anh Tuấn cho rằng, đề tài về giao thông thông minh sẽ giúp cho những kỹ sư trẻ một phương pháp tiếp cận mới trong công tác quy hoạch, thiết kế, quản lý, vận hành các hệ thống giao thông trong tương lai để giải quyết vấn đề tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, giúp cho các thành phố lớn ở Việt Nam giải quyết vấn đề đi lại một cách bền vững.

Trả lời câu hỏi của Phóng viên VOV Giao thông về những thách thức, khó khăn mà chương trình gặp phải khi áp dụng vào điều kiện thực tế của TP.HCM, PGS-TS Vũ Anh Tuấn nhấn mạnh, bên cạnh sự đồng hành của các chuyên gia, chính quyền địa phương cần có những chính sách hỗ trợ trong thực hiện dự án xe điện thành phố.

Đây là dự án mang tính chiến lược, cần hết sức cẩn trọng trong việc quy hoạch lộ trình (có thể là từ 5 - 10 năm).

Cũng theo PGS-TS Vũ Anh Tuấn, sử dụng phương tiện bằng động cơ điện giúp bảo vệ môi trường còn mới mẻ với người dân thành phố, song một khi mô hình này đã quen thuộc, nó sẽ trở thành thói quen và góp phần bảo vệ môi trường trong tương lai.

Đối tượng mà ông Vũ Anh Tuấn muốn hướng đến thay đổi nhận thức chính là giới trẻ.

MC Nguyễn Châu - đại diện Kênh VOV Giao thông thuyết trình tại hội thảo

MC Nguyễn Châu - đại diện Kênh VOV Giao thông thuyết trình tại hội thảo

Vai trò của phát thanh

Tại hội thảo, MC Nguyễn Châu - đại diện kênh VOV Giao thông trình bày về vai trò của loại hình phát thanh với sự phát triển của cư dân đô thị cùng sự tham gia của các trường Đại học. Sự nhạy bén, chính xác và phủ sóng nhanh được VOV Giao thông tận dụng thông qua nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau: kênh phát thanh radio, trang web, ứng dụng thông minh, mạng xã hội hay podcast.

Là kênh phát thanh tương tác với lượng thông tin đa dạng trên nhiều lĩnh vực: giao thông, văn hóa – xã hội, kinh tế, tài chính, môi trường... VOV Giao thông luôn tạo ra nhiều chương trình mang tính thời sự, hấp dẫn gắn liền với mối quan tâm của cộng đồng thông qua các toạ đàm, bình luận chuyên sâu.

Sự thành công của mỗi chương trình không chỉ nhờ vào dự dẫn dắt của người dẫn chương trình hay đội ngũ phóng viên, biên tập viên cơ hữu của kênh, chính những chia sẻ chuyên môn, góc nhìn khách quan và đánh giá số liệu cụ thể từ các chuyên gia đến từ các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế... đã góp phần tăng tính tinh cậy cho chương trình.

Nano MoranteCEO & Founder PLASTICPeople trình bày về giải pháp thiết kế

Nano MoranteCEO & Founder PLASTICPeople trình bày về giải pháp thiết kế

Biến rác thành tiền

Một trong những điểm nhấn chương trình là câu chuyện thú vị “biến rác thành…tiền” của anh Nano Morante, CEO & Founder PLASTICPeople – doanh nghiệp xã hội Việt Nam lọt Top 5 nhà đổi mới xuất sắc của chương trình Chương trình Thử thách Tái chế Rác thải nhựa Đông Nam Á.

PLASTICPeople tái chế rác thải nhựa thành những sản phẩm hữu dụng và độc đáo như phụ kiện hoặc nội thất.

Nguồn nguyên liệu mà PLASTICPeople sử dụng đến hoàn toàn từ các nguồn rác thải sinh hoạt và sản xuất thường ngày, được nhặt nhạnh về nhà máy bởi hệ thống thu gom ve chai hoặc được gửi bởi các tổ chức, trường học, công ty và bất kỳ ai muốn đóng góp nhựa.

Sản phẩm mẫu làm từ rác thải nhựa của PLASTICPeople

Sản phẩm mẫu làm từ rác thải nhựa của PLASTICPeople

Các chủ đề hấp dẫn, mang tình thời sự và gắn bó mật thiết với đời sống của người dân tại Hội thảo đã giúp các chuyên gia cùng các sinh viên tham dự có cái nhìn tổng quan hơn, phát hiện nhiều giải pháp căn cơ hơn cho từng vấn đề cụ thể để áp dụng vào thực tiễn đào tạo ở các quốc gia.

Trong khuôn khổ chương trình, ngày 24/10, các chuyên gia quốc tế sẽ tham quan hệ thống xử lý nước thải Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP HCM.

Trong khuôn khổ dự án, Trường Đại học Giao thông Vận tải TP. HCM thực hiện việc tích hợp các yếu tố cộng đồng vào các chương trình hệ kỹ thuật bao gồm: Xây dựng, Công nghệ thông tin, Cơ khí, Điện, Điện tử Viễn thông.

Trường Đại học này cũng bổ sung môn học “Môi trường và Phát triển bền vững” thành môn học cho toàn bộ chương trình hệ kỹ thuật. Bên cạnh đó, tăng cường tập huấn cho giảng viên, ứng dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến, cải tiến chương trình đào tạo nhằm nâng cao nhận thức sinh viên hệ kỹ thuật về tầm quan trọng của các yếu tố cộng đồng, xã hội, con người trong kỹ thuật.

Chương trình đã được thử nghiệm tại Đại học Giao thông Vận tải TP. HCM từ năm 2020 và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ giảng viên, sinh viên.

Dự án ENHANCE cũng đã đi đến giai đoạn triển khai vận hành thử nghiệm tại các trường thành viên và dự kiến sẽ bế mạc tại London, Vương quốc Anh vào tháng 5 năm 2023.

 

Mai Ngọc - Nguyễn Châu/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Giá vé máy bay tăng cao không phải do thuế, phí

Giá vé máy bay tăng cao không phải do thuế, phí

Bộ Tài chính cho biết các khoản phí trong vé máy bay là giá dịch vụ chuyên ngành hàng không, không phải các khoản phí nộp ngân sách.

Làm gì để sốc lại tiến độ dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn?

Làm gì để sốc lại tiến độ dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn?

Sau 16 tháng thi công dự án cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn đang chậm tiến độ khoảng 0,5% so với kế hoạch do các vướng mắc về mặt bằng cũng như mỏ vật liệu tại khu vực đi qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Cách nào phạt nguội người đi xe máy?

Cách nào phạt nguội người đi xe máy?

Như VOVGT đã thông tin, tại hội nghị sơ kết an toàn giao thông quý I/2024, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng, Phó Chủ tịch thường trực UBATGTQG đã đề nghị phạt nguội người đi xe máy giống như người đi ôtô.

Người đi bộ bị “lãng quên” trong quy hoạch giao thông công cộng

Người đi bộ bị “lãng quên” trong quy hoạch giao thông công cộng

Ở một siêu đô thị đông đúc trên 9 triệu phương tiện xe cá nhân lưu thông như TP.HCM, việc chú trọng phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng là hết sức cần thiết.

Doanh nghiệp vay vốn xây nhà ở để bán, sao phải xin ý kiến Sở Xây dựng?

Doanh nghiệp vay vốn xây nhà ở để bán, sao phải xin ý kiến Sở Xây dựng?

Sau gần 9 năm triển khai thi hành Luật Nhà ở năm 2014 và một số Nghị định cho thấy còn nhiều bất cập, khó khăn trong quá trình thực thi. Trong khi đó, Chính phủ đang đề xuất cho phép Luật kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực sớm hơn 6 tháng, từ 1/7/2024.

Thủy cung trên cạn

Thủy cung trên cạn

Cây cầu vượt đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đang thu hút sự quan tâm của người dân khi được ví như “thủy cung trên cạn” với vẻ lung linh, rực rỡ của mô hình các loài cá đại dương đang bơi lội trên vòm cầu, khi thành phố lên đèn.

Nguyên nhân khiến việc đấu thầu vàng không hiệu quả?

Nguyên nhân khiến việc đấu thầu vàng không hiệu quả?

Trong 4 phiên đấu thầu vàng gần đây của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thì có đến 3 phiên bị hủy và 1 phiên “ế ẩm”. Trong bối cảnh thị trường vàng thiếu nguồn cung, vì sao các phiên đấu thầu vàng không thành công? Và liệu đây có phải là giải pháp khả thi?