Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dự thảo trên tay

Dự thảo Luật Hợp tác (sửa đổi): Cần thêm nhiều động lực phát triển

Hải Hà: Thứ hai 17/04/2023, 14:57 (GMT+7)

Một trong những nội dung nổi bật của Dự thảo Luật Hợp tác xã sửa đổi được nhiều chuyên gia quan tâm là những cơ chế, chính sách tạo động lực để khu vực kinh tế tập thể phát triển...

Sau khi tiếp thu ý kiến của các Đại biểu Quốc hội, ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Quốc hội, được rà soát, chỉnh lý với Ủy ban Kinh tế, các cơ quan của Quốc hội, Liên minh HTX Việt Nam và các bên liên quan, Dự thảo Luật Hợp tác xã sửa đổi gồm 12 Chương, 115 Điều.

Bao gồm: những quy định chung của Luật; Chính sách phát triển tổ hợp tác, HTX, liên hiệp HTX; Về thành viên; Thành lập HTX, liên hiệp HTX; Về tổ chức quản trị; Tài sản, tài chính; Tổ chức lại, giải thể, phá sản HTX, liên hiệp HTX; Kiểm toán; Về tổ hợp tác; Tổ chức đại diện của tổ hợp tác, HTX, liên hiệp HTX; Quản lý nhà nước; Điều khoản thi hành.

Các đại biểu đưa ra nhiều ý kiến góp ý về Dự thảo Luật Hợp tác xã sửa đổi.

Các đại biểu đưa ra nhiều ý kiến góp ý về Dự thảo Luật Hợp tác xã sửa đổi.

Mục đích của việc sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật Hợp tác xã hiện hành nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thông thoáng cho sự phát triển các tổ chức kinh tế hợp tác trong bối cảnh mới, hoàn thiện các quy định về huy động, phát triển thành viên;

 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức nhiều hoạt động nghiên cứu, khảo sát, lấy ý kiến về Dự án Luật; đồng thời đã phối hợp rất chặt chẽ với Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Pháp luật, Liên minh HTX Việt Nam và các cơ quan liên quan rà soát, giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi). Đến nay, dự thảo Luật sau khi chỉnh lý cơ bản đạt được sự thống nhất, đồng thuận cao của Thường trực Ủy ban Kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các bên liên quan.

Ngày 12/4, Thường trực Ủy ban Kinh tế tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến chuyên gia về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi). Nhiều đại biểu thống nhất cho rằng, dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) mới nhất đã thể chế hóa nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng về kinh tế tập thể, trong đó có 8 nhóm chính sách tại Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới

Một trong những điểm mới đáng chú ý của Dự thảo Luật Hợp tác xã sửa đổi mới nhất là Dự thảo chỉ cho phép các thành viên chuyển nhượng vốn góp trong nội bộ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, không chuyển nhượng cho thành viên mới bên ngoài. Điều này, phù hợp với điều kiện ngày càng phát triển của nền kinh tế, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo sự bình đẳng, quyền tự do của các thành viên hợp tác xã khi tham gia hợp tác xã.

Ngoài ra, tại Điều 106, Dự Luật Hợp tác xã mới nhất quy định tổ hợp tác phải đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh khi có thành viên góp vốn để sản xuất kinh doanh; khuyến khích tổ hợp tác khác đăng ký.

Dự án Luật Hợp tác xã sửa đổi đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Tư, dự kiến sẽ xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Năm tới. Quốc hội khóa XV (tháng 5/2023).

Tại phiên họp Tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 do Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) tổ chức mới đây, một số chuyên gia cho rằng, năng lực nội tại của Hợp tác xã còn yếu, hiệu quả hoạt động chưa cao, trình độ cán bộ quản lý Hợp tác xã còn hạn chế.

Do vậy, để tạo cơ hội cho Hợp tác xã phát triển,  TS Chu Tiến Quang, Nguyên Trưởng ban Chính sách phát triển nông thôn, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương nêu ý kiến:

"Trong Nghị Quyết 20 chúng ta đề cập để kinh tế phát triển dựa trên 2 hình thức sở hữu kinh tế tập thể và sở hữu tư nhân. Nhưng hiện chưa có văn bản nào thừa nhận sở hữu kinh tế tập thể. Vậy sở hữu tập thể dựa trên nền tảng nào? Động lực của nó ở đâu? Vì thế tôi thấy, bản chất của kinh tế tập thể vẫn là một câu hỏi lớn chúng ta cần phải làm rõ, trước khi chúng ta nói về sửa.  

Trong Dự Luật Hợp tác xã hiện nay có hẳn 1 chương về chính sách Hợp tác xã, nhưng chúng ta không đề cập đến các điều kiện mà chỉ nói là phải có báo cáo kiểm toán.  nhưng mà còn mục đích mà để hưởng lợi chính sách và phải đáp ứng cho phát triển xã hội là cái gì, để cho họ phải nhìn thấy cái đó để họ phấn đấu thì chúng ta không có cái đó. Cho nên, trong Dự thảo luật Hợp tác xã, tôi đề nghị  trong tất cả các chính sách hỗ trợ đều phải có sự cam kết của các tổ chức hợp tác xã, nhận chính sách đó thì phải cam kết gì thì chúng tôi hỗ trợ, còn nếu không thì thôi.

Nếu sửa Luật thì trong phần chính sách, chúng ta phải sửa rất nhiều để làm rõ trách nhiệm của các Hợp tác xã khi được hưởng lợi chính sách thì phải làm gì, chứ không thể cứ đáp ứng tiêu chuẩn đầu vào như thế là tự nhiên được hưởng chính sách. Và như vậy, người ta không cảm nhận thấy được sự nỗ lực cá nhân , của từng đơn vị.

TS Chu Tiến Quang

TS Chu Tiến Quang

Để các Hợp tác xã phát triển thì cần bổ sung thêm các quy định, cơ chế để tạo động lực cho hợp tác xã phát triển. TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương bày tỏ quan điểm: 

"Tôi rất muốn có một động lực nhưng Luật làm ra lại không nhìn thấy động lực ở đó. Một tổ chức Hợp tác xã rất đóng, không huy động được các thành viên, không huy động được nguồn vốn, không huy động được nhân tài, đặc biệt  không có cơ chế để huy động nhân tài. Ví dụ như trong Hội đồng quản trị, mình phải mở cơ chế để thu được những Giám đốc những bộ phận của nó, chứ không phải chỉ có các thành viên của Hợp tác xã làm thành viên Hội đồng quản trị.

 Muốn thu hút được nhân tài thì phải tạo động lực cho họ làm việc và tiền lương thù lao cho họ cũng phải tính đến cái đó. Theo tôi, rất cần phải xem xét lại, phải có sự thay đổi nào đó. Vì một tổ chức mà muốn phát triển được thì luôn luôn phải có nhân tố mới để thu hút được những nhân tố mới từ bên ngoài, đặc biệt mở để nó có thể thay đổi để đáp ứng được  yêu cầu luôn luôn thay đổi như thế".

TS Nguyễn Đình Cung

TS Nguyễn Đình Cung

Vướng mắc trong tiếp cận nguồn vốn và đất đai được coi là nút thắt khiên khu vực kinh tế tập thể khó phát triển.

Ông Nguyễn Văn Tiến, nguyên Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp nông thôn, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng cần sửa đổi các quy định theo hướng mở và tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn:

"Sự tiếp cận đất đai của các hợp tác xã thì hiện nay trong hợp tác xã, nhất là hợp tác xã nông nghiệp tiếp cận đất đai rất hạn chế, đặc biệt là trong các chính sách tập trung đất đai và tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp. Chúng ta có chính sách của Nghị định 98 về hỗ trợ, khuyến khích phát triển theo chuỗi nhưng các chính sách để hỗ trợ cho các thành viên liên kết và hợp tác xã với quy mô hàng trăm, hàng nghìn ha thì chúng ta còn rất ít.

Vấn đề thứ hai là chính sách tiếp cận tín dụng các hợp tác xã này rất khó khăn trong tiếp cận tín dụng. Tôi nghĩ phải có những quy định cụ thể, không vì trước đây đổ bể của tín dụng mà chúng ta dừng lại tín dụng nội bộ của hợp tác xã để tiếp cận tín dụng của hợp tác xã rất thấp.

Hai yếu tố căn bản nhất của sản xuất, nhất là trong sản xuất nông nghiệp, đó là vốn và đất đai hai yếu tố này rất khó tiếp cận. Tôi đề nghị thông qua Hội nghị tổng kết hôm nay chúng ta có những chính sách mạnh mẽ hơn để phát triển số lượng thành viên hợp tác xã.  Thứ hai là tiếp cận đất đai phải tiếp cận tín dụng đỡ khó khăn cho các hợp tác xã hơn".

Tính đến hết năm 2022, cả nước có gần 30 nghìn Hợp tác xã, 125 Liên hiệp hợp tác xã, 71 nghìn tổ hợp tác với tổng số lao động trên 976 nghìn người. Riêng trong quý I năm 2023, cả nước tiếp tục thành lập mới 562 hợp tác xã. Mặc dù có những chính sách ưu đãi nhưng đến nay khu vực Kinh tế tập thể của nước ta chưa phát triển như mục tiêu, yêu cầu đặt ra, năng lực nội tại của Hợp tác xã còn yếu, hiệu quả hoạt động chưa cao, mô hình tổ chức lỏng lẻo.

Với những quy định mới tại Dự thảo Luật Hợp tác xã sửa đổi những bất cập hiện hành có thể được khắc phục trong thời gian tới?

Bạn kỳ vọng gì vào Dự thảo Luật này? Nếu được ban hành, các quy định mới sẽ tác động như thế nào đến các Hợp tác xã, tổ hợp tác và khu vực kinh tế tập thể?   

Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo Luật Hợp tác xã sửa đổi qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOV Giao thông, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư .

---

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” khung giờ FM91 chiều thứ Hai, thứ Tư và thứ Bảy hằng tuần trên FM91, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng podcast dành cho di động: Spotify, Aple Podcast và Google Podcast.

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.