Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dự thảo trên tay

Dự thảo Luật Nhà giáo: Liệu có tạo đột phá trong thu hút giáo viên?

Minh Hiếu: Thứ hai 24/06/2024, 14:05 (GMT+7)

Bộ GD&ĐT đang xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó có chính sách tiền lương, đãi ngộ, tôn vinh đối với nhà giáo. Những chính sách này liệu đã phù hợp với thực tế? Có khắc phục những khó khăn, bất cập hiện nay trong công việc và đời sống của giáo viên, tạo động lực cho người dạy học?

KHUYẾN KHÍCH ĐỊA PHƯƠNG BAN HÀNH CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ

Luật Nhà giáo được Bộ Giáo dục và Đào tạo dự thảo gồm 9 chương, 71 điều: Quy định chung; Hoạt động nghề nghiệp, quyền và nghĩa vụ của nhà giáo; Chức danh, chuẩn nhà giáo và chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo; Tuyển dụng, sử dụng nhà giáo; Chính sách tiền lương, đãi ngộ, tôn vinh đối với nhà giáo; Đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế về nhà giáo; Quản lý nhà nước về nhà giáo; Khen thưởng và xử lý vi phạm; Điều khoản thi hành.

Trong đó, Chương V quy định cụ thể Chính sách tiền lương, đãi ngộ, tôn vinh đối với nhà giáo. Dự thảo Luật nêu rõ tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo công tác ở các ngành, lĩnh vực có chế độ đặc thù thì được hưởng chế độ đặc thù.

Về chính sách hỗ trợ nhà giáo, theo dự thảo, Nhà nước có chính sách hỗ trợ nhà giáo trẻ; nhà giáo công tác ở vùng khó khăn; nhà giáo dạy trường chuyên biệt, dạy trẻ khuyết tật, dạy tiếng dân tộc thiểu số, dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số, dạy các môn năng khiếu, nghệ thuật.

Chính sách hỗ trợ gồm: nhà công vụ, chế độ phụ cấp, chế độ trợ cấp, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, khám bệnh định kỳ hằng năm, hỗ trợ học phí cho con của nhà giáo và các chế độ khác bảo đảm an sinh xã hội cho nhà giáo.

Ngoài các quy định chung, nhà nước khuyến khích địa phương ban hành các chính sách đặc thù để hỗ trợ nhà giáo; cơ sở giáo dục hỗ trợ nhà giáo thông qua quỹ khuyến khích, phát triển đội ngũ nhà giáo.

Về chính sách thu hút nhà giáo, theo dự thảo, Nhà nước có chính sách thu hút nhà giáo về công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo,… Chính sách thu hút gồm: chính sách ưu tiên tuyển dụng, nhà công vụ, vay mua nhà ở, chế độ phụ cấp và trợ cấp thu hút, chính sách đào tạo, bồi dưỡng và các chế độ khác bảo đảm an sinh xã hội cho nhà giáo.

Về Quỹ khuyến khích, phát triển đội ngũ nhà giáo, đây là quỹ không vì lợi nhuận; dùng để hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; hỗ trợ nhà giáo và thân nhân nhà giáo có hoàn cảnh khó khăn; khen thưởng, tôn vinh nhà giáo.

Quỹ khuyến khích, phát triển đội ngũ nhà giáo gồm hai loại: Một là do tổ chức, cá nhân thành lập, hoạt động và quản lý theo quy định về quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Hai là do cơ sở giáo dục thành lập từ nguồn kinh phí tài trợ, viện trợ, hiến tặng, hoặc kinh phí của cơ sở giáo dục và nguồn kinh phí hợp pháp khác; hoạt động theo quy chế tổ chức và quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở giáo dục phù hợp quy định của pháp luật.

Luật Nhà giáo đã được bổ sung vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2024 và trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu vào kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).

2. Lương thấp, áp lực công việc cao, đặc biệt ở cấp học mầm non, là một phần nguyên nhân dẫn đến 40.000 giáo viên bỏ việc trong 3 năm qua (Ảnh minh họa - Thanh Niên)

2. Lương thấp, áp lực công việc cao, đặc biệt ở cấp học mầm non, là một phần nguyên nhân dẫn đến 40.000 giáo viên bỏ việc trong 3 năm qua (Ảnh minh họa - Thanh Niên)

CHỒNG CHÉO VỚI QUY ĐỊNH TRONG LUẬT KHÁC

Những chính sách hỗ trợ nhà giáo được đề cập trong dự thảo Luật liệu có tạo đột phá trong việc thu hút và “giữ chân” nguồn nhân lực chất lượng cao vào ngành giáo dục? PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Hải Thập, nguyên Phó cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT), Viện trưởng Viện Công nghệ giáo dục và phát triển nguồn nhân lực thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

PV: Ông có đánh giá thế nào về những chính sách hỗ trợ, thu hút nhà giáo được đề cập trong dự thảo Luật?

TS. Nguyễn Hải Thập: Nhà giáo nói riêng và những người lao động nói chung cần chính sách hỗ trợ về tiền lương và các chế độ khác. Theo quan điểm đổi mới tiền lương của Chính phủ hiện nay thì tất cả lương, phụ cấp khác đều đưa vào tiền lương, thành một thang bảng lương cho từng đối tượng. Vì vậy, nếu nói chính sách hỗ trợ về hệ số phụ cấp tiền lương thì sẽ khó.

Việc thu hút người lao động ở các vùng khó khăn như biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa,… là hỗ trợ bằng các phương án như là điều kiện đi lại, ăn ở, sinh hoạt cho phù hợp với từng vùng miền. Nên có nghiên cứu cho từng địa phương để có hỗ trợ cho thỏa đáng.

Tôi nghĩ rằng để hỗ trợ nhà giáo, thu hút nhà giáo giỏi, có năng lực vào ngành giáo dục thì phải tính toán được một cách chi tiết hao phí lao động của nhà giáo trong quá trình lên lớp: trước, trong và sau giờ lên lớp, tính theo đơn giá thành tiền xem nó như thế nào, kết tinh vào một giờ lên lớp như vậy sẽ xác định được chi phí để trả tiền công cho giáo viên.

Khi nào luật này hướng dẫn được việc đó thì các cơ sở giáo dục mới có căn cứ để tính tiền công, tiền lương cho giáo viên thì lúc đó mới có khả năng thu hút được những nhà giáo giỏi.

PV: Ông kỳ vọng gì vào dự thảo Luật này nếu được ban hành?

TS. Nguyễn Hải Thập, nguyên Phó cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT), Viện trưởng Viện Công nghệ giáo dục và phát triển nguồn nhân lực thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

TS. Nguyễn Hải Thập, nguyên Phó cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT), Viện trưởng Viện Công nghệ giáo dục và phát triển nguồn nhân lực thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

TS. Nguyễn Hải Thập: Nếu luật này được ban hành thì cũng có những hiệu ứng tích cực, có nhiều quy định chú ý đến quyền lợi nhà giáo. Tuy nhiên, nó vẫn chồng chéo với quy định trong luật khác như Luật Lao động và Luật Viên chức. Đối với người làm ngoài công lập thì người ta cũng có những quy định này rồi. 

Trong dự thảo luật có đề cập các chính sách tiền lương, trợ cấp như điều kiện về nhà công vụ, hỗ trợ học phí cho con nhà giáo, khám chữa bệnh định kỳ,… Luật hóa là điều cần thiết, nhưng những quy định còn chung chung, cần cụ thể hơn, khác biệt gì đó so với các đối tượng lao động khác.

Chứ nếu như dự thảo hiện nay thì nó không khác cũ là bao nhiêu, rất khó thu hút người có năng lực vào ngành giáo dục, và hiện tượng “chảy máu chất xám” trong đào tạo của mình vẫn cứ xảy ra.

PV: Xin cảm ơn ông!

CÓ THỂ THU HÚT NGƯỜI GIỎI

Dự thảo Luật Nhà giáo với những quy định về chính sách tiền lương, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo nếu được ban hành thì sẽ có những tác động xã hội thế nào? PV VOV Giao thông phỏng vấn GS. TS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Hà Nội về nội dung này.

PV: Ông có đánh giá thế nào về đề xuất tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp?

GS. TS Đinh Quang Báo: Tôi cho rằng những quy định trong dự thảo Luật rất phù hợp, thể hiện tư tưởng giáo dục là quốc sách hàng đầu. Mà để giáo dục là quốc sách hàng đầu thì một yếu tố rất quan trọng, có tính quyết định là đội ngũ nhà giáo.

Về chính sách thu hút nhà giáo, tôi cho rằng dự thảo Luật đặt vấn đề rất phù hợp. Đó là thu hút những người có năng lực, tài năng để trở thành nhà giáo. Và muốn thu hút được thì nhà nước phải có những chính sách, đãi ngộ về vật chất (được thể hiện ở bậc lương), tôn trọng về phẩm chất, tinh thần của nhà giáo. 

Những quy định về lương bậc cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp, được có nhà công vụ,… thì tôi cho đó những chính sách kích thích và có lực hút lớn, có thể thu hút người giỏi vào làm nghề giáo.

Văn bản luật bao giờ cũng ngắn gọn, quy định định tính nhiều hơn, còn những quy định thể hiện tính định lượng thì chưa thật rõ ràng. Cho nên hướng dẫn thực hiện ở các văn bản sau này cần được thể hiện một cách cụ thể hơn, đặc biệt tính định lượng rất là quan trọng. Ví dụ, lương cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp thì là bao nhiêu?

Có thể nuôi được con cái, không phải cao nhất trong xã hội nhưng đủ cho họ sinh hoạt, hoặc có thể một năm đi du lịch một lần chẳng hạn,… ví dụ như thế. Một số nước quy định rất cụ thể, như thế thì sẽ có hiệu lực hơn. Nếu không thì nó chỉ là mong muốn chứ chưa trở thành hiện thực trong đời sống.

PV: Theo ông nếu những quy định này được ban hành thì sẽ có tác động xã hội thế nào?

GS. TS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Hà Nội

GS. TS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Hà Nội

GS. TS. Đinh Quang Báo: Điều 4 trong dự thảo về vị trí, vai trò của nhà giáo thì xem nhà giáo là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Từ đó, vai trò của nhà giáo có tính chất quyết định để đảm bảo chất lượng giáo dục và chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội.

Những quy định này nếu được thi hành thì sẽ có những tác động rất lớn. Trước hết là nhà giáo sẽ được cả xã hội tôn vinh. Thứ hai, những người có tài năng có điều kiện, sẵn sàng để được đào tạo, bồi dưỡng, trở thành nhà giáo.

Tôi lấy ví dụ năm 1996, sau khi Đại hội Đảng lần thứ VIII ra quyết định về việc miễn học phí cho sinh viên các trường sư phạm thì những năm 2000, những thí sinh thi vào các trường sư phạm đều là những thí sinh top đầu của các trường phổ thông. Và bây giờ, tôi cho rằng có những quy định mới thì chắc chắn sẽ thu hút được đầu vào, tăng chất lượng cho các cơ sở đào tạo giáo viên. Từ đó có “nguyên liệu” quan trọng để các cơ sở đào tạo ra được những nhà giáo có năng lực nổi trội.

PV: Xin cảm ơn ông.

Việc xây dựng và ban hành Luật Nhà giáo là cần thiết để giáo viên an tâm công tác, đồng thời thu hút người có tài năng vào ngành sư phạm (Ảnh minh họa - Internet)

Việc xây dựng và ban hành Luật Nhà giáo là cần thiết để giáo viên an tâm công tác, đồng thời thu hút người có tài năng vào ngành sư phạm (Ảnh minh họa - Internet)

Tính đến năm 2022, toàn quốc có khoảng 1,6 triệu nhà giáo, cán bộ làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập. Đội ngũ nhà giáo ngày càng phát triển, đặc biệt là nhóm ngoài công lập, tuy nhiên, cơ cấu đội ngũ còn mất cân đối, vấn đề thừa, thiếu cục bộ giáo viên diễn ra tại nhiều địa phương; chưa có đầy đủ quy định để quản lý nhà giáo ngoài công lập.

Đặc biệt, chế độ, chính sách chưa tương xứng với vị thế, vai trò thực sự của nhà giáo, nhất là ở cấp học mầm non. Năm 2023, đã có gần 2.000 ý kiến gửi về Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị xem xét lương, chế độ cho giáo viên. Lương giáo viên hiện ở mức 3,8 - 12,2 triệu đồng/tháng cùng một số phụ cấp. Những giáo viên mới ra trường thường chỉ nhận khoảng 5 triệu đồng.

Lương thấp, áp lực công việc cao là một phần nguyên nhân dẫn đến 40.000 giáo viên bỏ việc trong 3 năm qua, trong bối cảnh cả nước thiếu hơn 110.000 giáo viên. Nhà giáo chưa nhận được sự quan tâm, bảo vệ xứng đáng từ xã hội, dẫn đến nhiều sự việc đáng buồn về cách ứng xử, khiến nhà giáo không an tâm công tác, đồng thời không thu hút được người giỏi vào ngành sư phạm.

Chính vì vậy, việc xây dựng và ban hành Luật Nhà giáo là cần thiết thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nhà giáo, nhất là quan điểm “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, nhà giáo “giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”; phát triển đội ngũ nhà giáo; tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm công tác, yêu nghề, tâm huyết và trách nhiệm với nghề.

Bạn kỳ vọng gì vào dự thảo Luật này? Nếu dự thảo Luật được ban hành thì sẽ có những tác động xã hội như thế nào? Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho dự thảo qua hotline: 024.37.91.91.91, fanpage VOV Giao thông, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

---

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” trong khung giờ “FM91 chiều”, thứ Hai, thứ Tư và thứ Bảy hằng tuần trên VOV Giao thông FM 91MHz, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng podcasts dành cho di động: Spotify, Apple Podcasts và Google Podcasts.

 

Minh Hiếu/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Người Sài Gòn cần hạn chế ra đường ngày triều cường để tránh thiệt hại

Người Sài Gòn cần hạn chế ra đường ngày triều cường để tránh thiệt hại

Hằng năm vào giai đoạn từ tháng 8-10 (âm lịch), TP.HCM và khu vực Đông Nam Bộ thường chịu ảnh hưởng của triều cường, năm nay cộng với mưa kéo dài trên diện rộng sẽ làm đảo lộn cuộc sống người dân ít nhiều.

Nỗ lực thông xe 2 đoạn đầu tiên tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành cuối 2024

Nỗ lực thông xe 2 đoạn đầu tiên tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành cuối 2024

Sau những nỗ lực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cao tốc Bến Lức – Long Thành đã có nhiều tín hiệu khởi sắc, các gói thầu/hạng mục công trình đã quay trở lại nhịp thi công để bù cho quãng thời gian chậm tiến độ vừa qua.

Va chạm liên hoàn giữa 4 ô tô trên QL6, 2 người bị thương

Va chạm liên hoàn giữa 4 ô tô trên QL6, 2 người bị thương

Vào khoảng 14h30 chiều nay (25/9) tại Km130+200 (PT) QL.6 thuộc địa phận xã Tòng Đậu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã xảy ra vụ va chạm liên hoàn giữa 4 xe ô tô khiến 2 người bị thương.

'Tôi uống rượu nhưng tôi không lưu thông, tôi đang dừng đèn đỏ'

"Tôi uống rượu nhưng tôi không lưu thông, tôi đang dừng đèn đỏ"

Theo số liệu thống kê trong năm 2023 và Quý I năm 2024, lực lượng CSGT đã kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và xác minh gửi thông báo về cơ quan, đơn vị quản lý trên 7.600 đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn.

Lùi xe trên cao tốc có thể bị phạt tới 18 triệu đồng

Lùi xe trên cao tốc có thể bị phạt tới 18 triệu đồng

Đi lùi trên đường đã tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn nhưng ung dung đi lùi trên cao tốc khi các xe đều đang di chuyển với tốc độ cao thì thật sự không thể lường được trước hậu quả.

Hà Nội: Chợ tự phát tiềm ẩn nhiều rủi ro

Hà Nội: Chợ tự phát tiềm ẩn nhiều rủi ro

Hiện nay, chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường.

Vì sao vi phạm giao thông ở học sinh vẫn tái diễn?

Vì sao vi phạm giao thông ở học sinh vẫn tái diễn?

Hàng năm mỗi dịp đầu năm học mới lực lượng CSGT TP Hà Nội đều phối hợp chặt chẽ với các nhà trường tuyên tuyền Luật TTATGT và Luật giao thông đường bộ tới học sinh các cấp và phụ huynh. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp học sinh vi phạm ngay trong tháng cao điểm về ATGT: