Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thời Sự

Phát triển hạ tầng giao thông: Dấu ấn từ những cung đường

Quách Đồng: Thứ năm 25/07/2024, 17:09 (GMT+7)

Hàng loạt những công trình hạ tầng giao thông quan trọng đã được xây dựng, đưa vào vận hành khai thác, đem lại lợi ích to lớn cho người dân và doanh nghiệp, cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, mang đậm dấu ấn của Đảng – đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đột phá về hoàn thiện kết cấu hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông là một trong các định hướng được chiến lược, được Đảng ta xác định và chỉ đạo quyết liệt trong các nhiệm kỳ từ Đại hội XI đến nay, đặc biệt là trong nhiệt kỳ Đại hội XIII.

Hàng loạt những công trình hạ tầng giao thông quan trọng đã được xây dựng, đưa vào vận hành khai thác, đem lại lợi ích to lớn cho người dân và doanh nghiệp, cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, mang đậm dấu ấn của Đảng – đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Cao tốc Hà Nội - Lào Cai. Ảnh: VietNamnet

Cao tốc Hà Nội - Lào Cai. Ảnh: VietNamnet

Từ năm 1965, ông Phạm Xuân Thường (ở Hải Hậu, Nam Định) di cư lên vùng kinh tế mới tại Lào Cai. Đường sá xa xôi, phương tiện khó khăn, đi lại tốn kém, chủ yếu chỉ có xe đêm, khiến ông Thường rất bất an. Chỉ đến khi cao tốc Hà Nội – Lào Cai, con đường trở về quê của ông Thường mới trở nên gần hơn:

"Tôi cảm thấy như một điều trong mơ. Ngày xưa chỉ có đi bằng đường tàu, hai là Quốc lộ 7 thì thời gian ít nhất 9- 10 tiếng, vất vả vô vùng. Bây giờ, chúng tôi chỉ có hơn 4 tiếng, đi trên các phương tiện công cộng mở ra hoặc các phương tiện cá nhân thì đã có mặt ở Thủ đô Hà Nội rồi. Đặc biệt, vấn đề cấp cứu, vài tiếng là xe cứu thương đã chuyển nhưng ca nặng về, nhờ thế cứu được rất nhiều người", ông Thường chia sẻ.

Ấn tượng về sự phát triển vượt bậc của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là kết cấu đường bộ, với hàng chục dự án cao tốc đưa vào khai thác, ông Mai Nguyên Hồng ở Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội cho rằng, giao thông đi trước mở đường là định hướng hết sức đúng đắn:

"Hạ tầng giao thông là nền tảng của phát triển, tất cả mọi ngành khác đều trên cơ sở giao thông cả, cả thương mại, dịch vụ, công nghiệp, đầu tư nước ngoài… đều trên cơ sở nền tảng hạ tầng giao thông phát triển đến đâu, tốt hay không tốt. Bởi vì các nước người ta đến đầu tư người ta cũng nhìn hạ tầng giao thông, điều kiện của mình như thế nào".

Nếu như trước đây, mỗi xe của Công ty Hà Sơn – Hải Vân  chỉ chạy được 1 chuyến/ngày từ Lào Cai về Hà Nội và ngược lại, với hành trình 9 -10 tiếng/lượt, thì từ khi có cao tốc Hà Nội- Lào Cai, số chuyến tăng gấp đôi.

Ông Lê Anh Dũng, Giám đốc điều hành Công ty cho biết: "Từ tháng 9/2014, cao tốc đi vào hoạt động thì ai cũng nói rằng như một giấc mơ, vì hành trình chỉ còn khoảng 4 tiếng đến 4 tiếng rưỡi, giảm một nửa thời gian. Còn với doanh nghiệp, nó mang lại giá trị rất cốt lõi, đặc biệt về công tác an toàn. Đường cao tốc bây giờ đã tốt rồi, thông thoáng, vấn đề liên quan đến công tác an toàn cũng đã được cải thiện và kéo theo các chi phí khác cũng giảm đi, ví dụ chi phí nhiên liệu, và chi phí sửa chữa".

Cao tốc Mai Sơn - QL45 đoạn Thanh Hóa đi Ninh Bình. Ảnh: Thanh niên

Cao tốc Mai Sơn - QL45 đoạn Thanh Hóa đi Ninh Bình. Ảnh: Thanh niên

Năm 2022, 2023, hàng loạt dự án quan trọng được khởi công và hoàn thành, điển hình như cao tốc trục Đông – Tây, các dự án vành đai của Hà Nội và TP. HCM.

Năm 2024, toàn bộ 11 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017- 2020 với tổng chiều dài 625km đưa vào hoạt động, nâng chiều dài mạng lưới cao tốc của cả nước lên hơn 2.000km, trở thành tuyến huyết mạch, trục giao thông xương sống, đảm nhận vai trò đặc biệt quan trọng trong kết nối, nâng cao năng lực vận tải, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh.

Theo ông Lê Trung Tính, Chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa TP.HCM, khi người dân đi lại dễ dàng nhanh chóng, kết nối giao thương thuận tiện thì kinh tế xã hội sẽ được tạo đà để bứt phá: "Với mức độ đường cao tốc như vậy, kinh tế- xã hội sẽ phát triển vượt bậc đi theo. Sở dĩ những thành quả đạt được, chúng tôi cho rằng nhờ sự toàn tâm, toàn ý của Đảng và Nhà nước ta. Trong đó không thể phủ nhận vai trò quan trọng của tổ chức đảng và trách nhiệm của người đứng đầu Đảng ta là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng".

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, động viên đơn vị thi công cầu Sông Chanh thuộc dự án Cao tốc Hạ Long- Hải Phòng năm 2016. Ảnh: quangninh.gov,vn

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, động viên đơn vị thi công cầu Sông Chanh thuộc dự án Cao tốc Hạ Long- Hải Phòng năm 2016. Ảnh: quangninh.gov,vn

PGS.TS Phạm Trung Lương, Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch, thành viên Tổ chuyên gia Tư vấn Quy hoạch Quốc gia cho rằng, từ việc phát triển mạnh mẽ kết cấu hạ tầng giao thông, hàng loạt khu vực, địa bàn được kết nối và đánh thức tiềm năng, trước hết là tiềm năng du lịch:

"Khi mà phát triển hạ tầng này thì du lịch là một trong những cái lĩnh vực được hưởng lợi đầu tiên. Ở tầm ngành là như vậy. Còn đối với tầm doanh nghiệp thì khi hạ tầng phát triển, nó cũng tạo ra việc và đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Ngay câu chuyện du lịch đường sắt, những tuyến mà kết nối giữa Đà Nẵng- Thừa Thiên Huế, hay Quảng Nam đâu, mà tới đây sẽ là du lịch giữa Phan Rang -Tháp Chàm kết nối với Đà Lạt, tuyến đường sắt răng cưa chẳng hạn sẽ đi vào sử dụng, thì đấy là những sản phẩm mới. Hay là du lịch đường sông. Doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ cái này là chính là đa dạng hóa các sản phẩm du lịch", PGS.TS Phạm Trung Lương cho biết.

TS Đào Huy Hoàng, Viện Khoa học công nghệ GTVT khẳng định, nhiều nội dung phát triển hạ tầng giao thông đã thực hiện rất tốt so với mục tiêu Đại hội XIII đề ra: "Những vấn đề về hạ tầng, đặc biệt là về cao tốc chúng ta đã hoàn thành rất tốt. Hàng không và đường sắt cũng đã được quan tâm. Nhưng quan trọng nhất hiện nay là mạng lưới đường bộ, trong vòng khoảng 4 năm vừa qua chúng ta đã đưa được rất nhiều dự án vào khai thác và cũng khởi công được rất nhiều dự án".

Công trường xây dựng sân bay Long Thành. Ảnh: Tạp chí giao thông

Công trường xây dựng sân bay Long Thành. Ảnh: Tạp chí giao thông

Cùng với đường bộ cao tốc, nhiều hạng mục khác đã hoàn thành và đang đẩy mạnh thi công. Sân bay quốc tế Long Thành đã triển khai giai đoạn 1, tương lai trở thành một trong 16 nhóm sân bay lớn nhất trên thế giới với công suất thông qua trên dưới 100 triệu khách/năm; 1.700 km đường ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau đã hoàn thành; các công trình giao thông trọng yếu theo quy hoạch, các tuyến vành đai đô thị lớn đang xúc tiến.

Tại Đại hội lần thứ XI, Đảng ta xác định xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Đặc biệt, tại Đại hội lần thứ XIII, Đảng xác định tiếp tục thực hiện phát triển kết cấu hạ tầng giao thông như đề ra tại Đại hội Đảng lần thứ XI, đồng thời xác định: phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là một trong ba khâu đột phá chiến lược, nhằm thực hiện Chiến lược phát triển KT- XH 2021-2030, với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030.

Theo ông Nguyễn Ngọc Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT, những thành tựu vượt bậc của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông có được đến hôm nay chính là hiện thực hóa sự chỉ đạo nhất quán của Đảng xuyên suốt từ Đại hội Đảng lần thứ XI đến nay, gắn với dấu ấn của người Lãnh đạo Đảng ta là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:

"Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII hơn cả so với các Nghị quyết khác, cũng là 3 trụ cột đó, nhưng kết cấu hạ tầng, trong đó có kết cấu hạ tầng GTVT thì xác định rõ, cụ thể hơn về mục tiêu, về lộ trình và từ đó nguồn lực rất tập trung, huy động nguồn lực rất lớn. Ví dụ như Nghi quyết Đại hội XIII xác định rõ đến năm 2026 thì phải đạt 3.500km đường cao tốc; phải làm được sân bay lớn, như Long Thành, phải đưa vào khai thác. Rồi chuẩn bị đầu tư cho đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Đấy là những cái rất cụ thể, nên phải xây dựng ngay kế hoạch, chương trình hành động của Chính phủ, của các cơ quan, ban ngành để tập trung nguồn lực".

Bên cạnh những thành tựu vượt bậc về kết cấu hạ tầng giao thông, những công trình trọng điểm đã được hoàn thành và đưa vào khai thác, việc hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý cho lĩnh vực GTVT cũng được thực hiện, nhằm đảm bảo TTATGT cũng như thúc đẩy hoạt động vận tải phát triển.

 

Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Vụ trẻ bị bạo hành ở Mái ấm Hoa hồng: Đã chuyển các bé về nơi chăm sóc an toàn

Vụ trẻ bị bạo hành ở Mái ấm Hoa hồng: Đã chuyển các bé về nơi chăm sóc an toàn

Sáng nay (4/9), báo Thanh niên có bài phản ánh về tình trạng ngược đãi trẻ em xảy ra tại Mái ấm Hoa hồng (L52 Tô Ký, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP.HCM). Những hình ảnh, clip ghi lại cảnh các em bé bị bảo mẫu đánh đập dã man tại Mái ấm Hoa Hồng đã khiến người xem không khỏi phẫn nộ.

Thêu ước mơ trên chiếc áo đồng phục

Thêu ước mơ trên chiếc áo đồng phục

Một chiếc biển hiệu nhà may quần áo trẻ em như rất nhiều cửa hàng khác trên phố Hàng Trống, nhưng đặc biệt hơn khi có dòng chữ: “Đức Hạnh: Bà Trần Thức Lễ sáng lập năm 1950” gợi cho bộ hành qua phố nhiều ký ức, hoài niệm.

Cần chế tài mạnh để trị tận gốc

Cần chế tài mạnh để trị tận gốc

Việc tịch thu phương tiện vi phạm giao thông, nhất là hành vi đua xe, lạng lách, đánh võng… đã được quy định từ Nghị định 100/2019, nghị định 123/2021 và cả Luật Xử lý Vi phạm hành chính sửa đổi 2020.

Ấn Độ: Liên tiếp tai nạn đường sắt vì chỉ mua mới, ít bảo trì

Ấn Độ: Liên tiếp tai nạn đường sắt vì chỉ mua mới, ít bảo trì

Dù sở hữu hệ thống đường sắt lớn hàng đầu thế giới, nhưng hình ảnh đường sắt Ấn Độ trong mắt nhiều người vốn không mấy tốt đẹp. Đặc biệt là trong thời gian gần đây, liên tiếp các sự cố, tai nạn đường sắt xảy ra tại Ấn Độ khiến làn sóng chỉ trích ngày càng dữ dội.

Vụ bạo hành ở Mái ấm Hoa Hồng: Công an đã mời chủ cơ sở và 16 nhân viên lên làm việc

Vụ bạo hành ở Mái ấm Hoa Hồng: Công an đã mời chủ cơ sở và 16 nhân viên lên làm việc

Chiều 4/9, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp Công an TP HCM và các cơ quan chức năng thông tin về việc nhiều trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng trên đường Tô Ký, quận 12, bị bạo hành.

Sau vụ bạo hành tại Mái ấm Hoa Hồng: Yêu cầu xử lý nghiêm và rà soát các cơ sở chăm sóc trẻ em

Sau vụ bạo hành tại Mái ấm Hoa Hồng: Yêu cầu xử lý nghiêm và rà soát các cơ sở chăm sóc trẻ em

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có công điện đề nghị UBND TP.HCM kiểm tra, xác minh vụ việc xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật để răn đe hành vi ngược đãi, bạo hành, xâm hại trẻ em.

TP.HCM trước áp lực bệnh nhân “vượt tuyến” gây thiếu thuốc, vật tư y tế

TP.HCM trước áp lực bệnh nhân “vượt tuyến” gây thiếu thuốc, vật tư y tế

Vừa qua Sở Y tế TPHCM cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng lượt khám chữa bệnh ngoại trú của toàn thành phố đạt hơn 20 triệu lượt khám, chưa tính lượng bệnh ở các BV tuyến Trung ương trên địa bàn thành phố (tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2023).