Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Góc Nhìn

Đồng phục học sinh: Có nhất thiết phải "mỗi năm một kiểu"?

Kênh VOV Giao thông: Thứ bảy 19/08/2023, 12:27 (GMT+7)

Những bộ đồng phục được xếp lại hoặc bỏ đi, khi vẫn còn nguyên nếp gấp. Những bộ đồng phục được đổi mẫu liên tục, với lý do tách nhập trường, mẫu cũ không còn phù hợp. Những bộ đồng phục giống nhau tới mức, gần như không thể nhận ra học sinh của hai trường khác nhau, nếu không căng mắt nhìn phù hiệu.

Có những em nhỏ sợ mặc đồng phục, vì nóng, vì khó vận động, vì quy định phải mặc đồng phục gần như cả tuần! Trong khi, phụ huynh thì thở dài, nhà trường thì... đôi khi mang tiếng!

Đón nghe: Diễn đàn 91, 16h đến 17h, thứ Bảy (19/8/2023), trực tiếp trên VOVGT FM91Mhz và vovgiaothong.vn: Đồng phục học sinh có nhất thiết phải "mỗi năm một kiểu"?

Với sự tham gia của các khách mời: TS. Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) và Chuyên gia trẻ em PGS.TS Trần Thu Hương.

 

Xót ruột nhìn những bộ đồng phục mới bỏ đi

Hiện nay, hầu hết các trường đều có đồng phục riêng và đó cũng là xu hướng phù hợp với nhu cầu thực tế và thị hiếu. Vào năm học mới, chi phí cho đồng phục của mỗi một học sinh là một khoản chi bắt buộc không nhỏ với nhiều gia đình:

"Trường vẫn cứ hô hào các con mua đồng phục mới hàng năm, mà các phụ huynh cũng thấy quần áo con cũ rồi thì cũng đều mua cho các con hết, trường nào chỉ có đồng phục của trường ấy sử dụng thôi, có tái sử dụng được đâu".

"Trong giai đoạn phát triển nhanh, đặc biệt là cấp 2, thì hầu như mỗi năm đều phải mua mới vì các bạn ấy cao lên nhanh, thì mỗi thứ phải 2 cái, đồ mùa hè, mùa đông, đồ học chính, thể dục…, nhất là ở ngoài bắc này mùa đông nó lại càng tốn".

"Không bao giờ mặc lại luôn, toàn mua đồ mới vì con học khác trường, mà có đi xin đồ của anh con nhà bác học cùng trường đấy mà nó cũng nhất quyết không mặc".

Mỗi trường một loại đồng phục riêng để thể hiện hệ nhận diện của trường bằng các thiết kế khác nhau, in chữ, niên khóa, biểu tượng khác nhau….

Mỗi trường một loại đồng phục riêng để thể hiện hệ nhận diện của trường bằng các thiết kế khác nhau, in chữ, niên khóa, biểu tượng khác nhau….

Tính đến hết năm học vừa qua, toàn thành phố Hà Nội có 2.835 trường học các cấp với hơn 2,2 triệu học sinh; tại TP.HCM là hơn 1,7 triệu học sinh với số lượng trường học cũng xấp xỉ. Mỗi trường một loại đồng phục riêng để thể hiện hệ nhận diện của trường bằng các thiết kế khác nhau, in chữ, niên khóa, biểu tượng khác nhau….

Số bộ đồng phục của một học sinh, nhân lên với số lượng khoảng 4 triệu học sinh chỉ ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM cũng đã là một con số rất lớn. Làm thế nào để điều tiết được con số này phù hợp với nhu cầu và tránh được lãng phí không cần thiết là điều mà các trường học và phụ huynh học sinh đều mong muốn. 

Bà Lê Thị Mai Hương – Phó Hiệu trưởng phụ trách trường tiểu học, THCS và THPT Thực nghiệm Khoa học giáo dục chia sẻ: "Đồng phục cũng có ý nghĩa, là biểu trưng của nhà trường và là 1 cái giáo dục cho học sinh về sự công bằng trong nhà trường. Và cuối năm, các em có những bộ đồng phục  hoặc quần áo không mặc vừa nữa thì thường cũng quyên góp lại, giặt sạch sẽ, gói vào trong túi và mang đi tặng lại các bạn học sinh khác. Năm nay có phát động phong trào sử dụng đồng phục cũ, đây cũng là cái mà trường chưa làm".

Đặc biệt với các học sinh chuyển cấp, chuyển trường, số lượng những bộ đồng phục không sử dụng đến sẽ nhiều hơn, việc xử lý sau khi không sử dụng nữa cũng là một vấn đề mà hiện nay, phần lớn các trường học và phụ huynh vẫn chưa quan tâm tìm ra giải pháp:

"Khi mình soạn đống đồng phục của con, thực ra mình cũng không biết cho đi đâu".

"Nhắn tin hỏi người ta thì lúc đấy thật ra mình cũng hơi ngại".

"Chỉ cho quần được thôi, không cho áo được, áo in hết logo rồi. thực sự nó thật là phí phạm, mình xử lý ra môi trường thì nó cũng ảnh hưởng tới môi trường".

Cần hạn chế tình trạng mỗi năm thay đổi các chi tiết trong thiết kế đồng phục hay màu sắc đồng phục để tránh lãng phí và làm khó nhiều gia đình

Cần hạn chế tình trạng mỗi năm thay đổi các chi tiết trong thiết kế đồng phục hay màu sắc đồng phục để tránh lãng phí và làm khó nhiều gia đình

Lựa chọn nào cho đồng phục học sinh

Theo anh Đinh Đăng An, ở quận Hà Đông, Hà Nội, chi phí để mua đồng phục cho các con vào năm học mới chiếm một tỷ lệ khá lớn trong các chi phí đầu năm. Theo anh An, cũng không nên quy định tần suất mặc đồng phục quá nhiều bởi, trẻ em có nhu cầu vận động lớn, những bộ quần áo có chất cotton, mát mẻ sẽ thuận tiện cho trẻ hơn là những bộ đồng phục.

Anh An bày tỏ mong muốn: "Mỗi trường có những quy định được, nếu mà học sinh thực hiện được thì mặc 3 lần/ tuần, nếu không 2 lần/ tuần. Vấn đề ăn mặc trong việc giáo dục cũng không hẳn cần thiết lắm. Theo tôi nên thiết kế một cách tối giản nhất, nếu mà không sử dụng có thể đem tặng cho các bạn ở vùng sâu vùng xa".

GS.TS Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Tp.HCM cho rằng, các nhà trường cũng cần chọn kỹ lưỡng các thiết kế đồng phục và hạn chế tình trạng mỗi năm thay đổi các chi tiết trong thiết kế đồng phục hay màu sắc đồng phục để tránh lãng phí và làm khó nhiều gia đình.

Ông Hồng phân tích: "Nếu mà thiết kế trang phục cần phải tính toán kĩ một chút, chỉ nên thay đổi nếu nó gắn với một sự kiện quan trọng hoặc thay đổi lớn của nhà trường. Bởi nếu thay đổi nhiều sẽ gây ra phản ứng về mặt xã hội, các gia đình tốn kém chi phí mua đồng phục mới, chưa kể về mặt tâm lý, những học sinh cũ không còn cảm thấy ý nghĩa khi nhớ về bộ đồng phục của nhà trường".

Để tận dụng những bộ đồng phục cũ, TS Bùi Thị Thanh Hương, chuyên gia giáo dục môi trường, Khoa các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội đề xuất mô hình tái sử dụng đồng phục học sinh, trong đó cần có sự phối kết hợp 3 bên gia đình- nhà trường- đơn vị trung gian thu gom và xử lý đồng phục.

"Quan điểm của mình sẽ có những đơn vị trung gian để điều tiết các hoạt động. Để giải quyết triệt để là liên hệ với đơn vị cung cấp đồng phục dưới dạng hình thức đổi, đổi và các. Trường học chỉ là đơn vị trung gian để hô hào các gia đình mang đồng phục cũ để thu, nộp tự nguyện, từ thiện. Các đơn vị cung cấp đồng phục cung cấp cho các gia đình có nhu cầu với giá tái chế, thấp hơn so với đồng phục mới".

Bà Lê Thị Trà Giang, Trưởng phòng Marketing của Công ty đồng phục Asean, đơn vị cung cấp đồng phục cho nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội cho biết, bản thân doanh nghiệp luôn mong muốn thể hiện tốt nhất vai trò, trách nhiệm đối với xã hội.

Trước vấn đề môi trường từ các sản phẩm thời trang, đơn vị luôn mong muốn làm sao có thể tận dụng và tái sử dụng đồng phục  một cách tốt nhất:

"Đối với những đồng phục mà có lô gô thêu hoặc in trực tiếp vào áo thì có thể chuyển đồng phục từ lớp lớn xuống lớp nhỏ. Đối với những đồng phục dạng basic, phụ huynh nào muốn tham gia, có đồng phục cũ, đồng phục bị bạc màu, mất khuy, hỏng cổ và họ muốn chuyển sang cái mới. Đơn vị có thể nhận và làm mới, sửa lại xử lý bằng cách may logo mới hoặc làm mới đồng phục đó, sửa cổ áo, khuy".

Ghi nhận ý kiến từ một số phụ huynh, trung bình  học sinh các trường tư thục chi từ 2-2,8 triệu đồng tiền đồng phục/năm học, trong các trường công lập mức chi phí trên dưới 1 triệu đồng.

Nếu tái sử dụng được những bộ đồng phục cũ của hàng triệu học sinh, không chỉ giúp các gia đình tiết kiệm một khoản chi phí mà còn hạn chế lãng phí cho nền kinh tế, giảm những ảnh hưởng tới môi trường.

 

Kênh VOV Giao thông/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Trong các ngày 25 và 26/7/2024, trên địa bàn TP.Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Người dân Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội phản ánh về tình trạng bụi bặm, đường xá ngổn ngang do công trình cải tạo, chỉnh trang lại vỉa hè, hệ thống thoát nước và chiếu sáng trên QL21B đoạn qua thị trấn Vân Đình đang triển khai thi công, ảnh hưởng đến đi lại và đời sống.

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Năm 2023, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam vào khoảng 600 nghìn tấn, bằng 63% lượng đường của các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cờ vỉa

Cờ vỉa

Với cánh mày râu, có một món ăn tinh thần vẫn tồn tại lâu nay trong cuộc sống, đó là thú chơi cờ tướng vỉa hè. Nếu bộ hàng ngang qua những vỉa hè trên phố, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng nhóm người tụ tập xung quanh bàn cờ tướng kèm theo những âm thanh nhộn nhịp cả một góc phố.

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Tại Hà Nội, nhiều tuyến đường đã được đầu tư từ lâu để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thế nhưng các tuyến đường này vẫn chưa cho thấy hiệu quả hoạt động của nó. Đơn cử như tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, phần đường đáng ra được dành riêng cho người đi bộ, thì nay đã trở thành bãi đỗ xe…

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Sau giai đoạn ủy thác ban đầu, việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương quản lý quốc lộ là một bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hành chính, không chỉ giúp giảm tải gánh nặng cho trung ương mà còn phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong việc quản lý và bảo trì quốc lộ.