Hà Nội: Tìm nhân chứng vụ TNGT khiến người đàn ông tử vong
Tai nạn xảy ra vào khoảng 23h30 ngày 12/8, trên đường Trường Chinh, quận Đống Đa, Hà Nội.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Chương trình kêu gọi cộng đồng đem sách, giấy, quần áo, vỏ lon, các sản phẩm nhựa đã qua sử dụng đến các điểm quy đổi để đổi lấy cây sen đá, cây cảnh, hạt giống các loại và các sản phẩm, quà tặng thân thiện với môi trường. lan tỏa các thông điệp bảo vệ môi trường, biết yêu thiên nhiên, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng.
VOV Giao thông đã có dịp gặp gỡ và trò chuyện cùng anh Lê Văn Phúc – Tổng Chủ nhiệm Nhóm từ thiện Fly To Sky để biết rõ hơn về hoạt động này:
PV: Chào Phúc, đầu tiên thì bạn có thể cho quý thính giả kênh VOV Giao thông được biết chương trình "Đổi sách lấy cây" do nhóm từ thiện Fly to sky mình được bắt đầu thực hiện từ năm nào và bắt nguồn từ đâu thì mình lại khởi xướng chương trình này ạ?
Anh Lê Văn Phúc: Chương trình đổi sách lấy cây là hoạt động thường niên do nhóm từ thiện Fly to sky triển khai và được khởi xướng từ năm 2019 đến nay. Hàng năm chương trình cũng phối hợp với các tổ chức đoàn hội trên cả nước để triển khai vào các ngày cuối tuần trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 7.
Chương trình kêu gọi mọi người quyên góp sách, giấy, gấu bông, đồ chơi, pin cũ… để đổi lấy các cây cảnh, sen đá và các đồ dùng thân thiện với môi trường và sau khi quy đổi thì đơn vị sẽ phân loại và trao tặng theo quy trình. Về cơ duyên thì trước đó mình được đi nhiều nơi và chứng kiến nhiều hoàn cảnh các bạn không có sách để đến trường nên từ đó mình mới quyết định thành lập chương trình đổi sách lấy cây.
PV: Tính đến thời điểm này số lượng sách và cây đã quy đổi mình có thể đo điếm được bao nhiêu không? Những sản phẩm sau khi quy đổi thì vòng đời của chúng thế nào?
Anh Lê Văn Phúc: Mô hình đổi sách lấy cây đã được nhóm duy trì thực hiện trong 6 năm qua. Mỗi năm nhóm thu về từ 10 đến 20 tấn giấy, sách các loại, qua đó cũng đã thu hút hơn 20 nghìn người tham gia. Qua 5 năm thì đến nay đã có khoảng 73 tấn sách và giấy các loại rồi.
Mỗi năm như vậy có thể truyền tay từ 500 đến 700 bộ sách giáo khoa và gần chục nghìn cuộc sách để chuyển đến các tủ sách thư viện đến các trường học khó khăn và hỗ trợ cho cộng đồng có sách được đến trường.
Có thể nói những con số nó cũng không quá lớn lao nhưng nó cũng thể hiện được sự tâm huyết của các bạn trẻ đối với hoạt động môi trường, hoạt động giáo dục góp phần vào những hoạt động chung của cộng đồng.
PV: Khoảng thời gian đầu khi thực hiện triển khai dự án này thì mình có gặp những khó khăn trở ngại gì không?
Anh Lê Văn Phúc: Chương trình kể từ khi thực hiện cũng gặp không ít những khó khăn. Hàng năm chương trình đổi sách lấy cây thường sẽ hoạt động vào mùa hè và thường sẽ có mưa nên sẽ gặp không ít những khó khăn, có những thời điểm các bạn phải mặc áo mưa, dựng dù tại các điểm để có thể thực hiện được.
Hay trước đó vào thời điểm dịch covid 19 bùng phát thì chương trình đổi sách lấy cây cũng không thể dừng lại thì chúng tôi đã thay đổi hình thức từ trực tiếp đến gián tiếp thông qua các hình thức như chuyển phát nhanh.
Bên cạnh đó mỗi năm chương trình thu về từ 10 đến 20 tấn sách giấy thì công tác phân loại cũng là một bài toán rất lớn đối với đội ngũ Fly to sky. Ngoài ra chương trình tổ chức trong khoảng thời gian dài nên đòi hỏi cần có đội ngũ tình nguyện viên rất lớn, đa phần các bạn đều là học sinh, sinh viên nên đòi hỏi các bạn phải sắp xếp thời gian sao cho hợp lý.
PV: Ngoài hoạt động đổi sách lấy cây thì nhóm mình còn có những hoạt động nào khác liên quan đến môi trường không?
Anh Lê Văn Phúc: Trong các hoạt động của nhóm Fly to sky thì lĩnh vực môi trường là một trong những lĩnh vực mà nhóm rất trăn trở thực hiện thì chúng mình cũng đã triển khai rất nhiều dự án như “chiến sĩ lọc nước” để hỗ trợ nước sạch cho các em học sinh có nước sạch sử dụng khi đến trường.
Hoặc là dự án “Sân chơi xanh” thực hiện dự án xây dựng sân chơi cho các em bằng vật liệu tái chế. Đó là những hoạt động cùng với chương trình đổi sách lấy cây mà nhóm triển khai thực hiện hàng năm. Chúng mình xác định mỗi dự án sẽ giải quyết một vấn đề cụ thể tại địa phương.
PV: Vậy thì người dân hay chính Phóng viên có sách muốn đổi sách lấy cây hay muốn ủng hộ sách thì mình có thể đến những điểm nào vậy?
Anh Lê Văn Phúc: Chương trình đổi sách lấy cây năm nay được tổ chức từ ngày 11/5 kéo dài đến ngày 28/7 tại 30 điểm đổi ở 30 điểm đổi trên tỉnh thành phố trên cả nước.
Trong đó có các tỉnh thành phố như TpHCM, Hà Nội, Gia Lai, Lâm Đồng, Đà Nẵng, Bình Thuận. Các điểm đổi thì đã công bố trong chương trình đổi sách lấy cây. Cũng như website của nhóm từ thiện fly to sky.
PV: Cảm ơn anh Phúc đã có những thông tin chia sẻ vừa rồi!
Tai nạn xảy ra vào khoảng 23h30 ngày 12/8, trên đường Trường Chinh, quận Đống Đa, Hà Nội.
Khoảng 19h00 ngày 17/9, một đoàn tàu đang chạy từ Cát Linh về Hà Đông, khi đến ga Phùng Khoang bất ngờ dừng lại, khi còn 5 ga nữa mới đến ga Yên Nghĩa. Vậy, mức độ nghiêm trọng của sự cố này ra sao? Làm thế nào để đảm bảo đảm an toàn cho hành khách đi tàu?
Như VOV Giao thôn đã thông tin, sau 10 ngày cơn bão số 3 đi qua, tình trạng ngập úng vẫn diễn ra trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, dù mực nước trên các sông liên tục giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại của người dân và chất lượng kết cấu công trình.
Sự cố dừng tàu Cát Linh tối 17/9 mặc dù được chuyên gia đánh giá là không tới mức nghiêm trọng, không ảnh hưởng an toàn vận hành, nhưng đối với hành khách, sự cố này vẫn khiến nhiều người cảm thấy... hơi sốc.
Ngành đường sắt nhận đăng ký mua vé tàu tập thể dịp Tết Ất Tỵ 2025 kể từ hôm nay (19/9) đến 15 giờ ngày 30/9.
Do đường gom hai bên Đại lộ Thăng Long (Hà Nội) vẫn còn vị trí bị ngập, Sở GTVT Hà Nội có phương án phân luồng cho phép xe máy được đi lên làn đường cao tốc để tránh ngập.
Sau bão Yagi là trận lụt lịch sử khiến nước trên tại sông Hồng lên cao mức báo động 3. Những ngày này, nước đã rút, người dân cũng dần trở lại cuộc sống thường nhật, thế nhưng các vườn đào, vườn quất của Tây Hồ lại gần như hỏng hoàn toàn sau nhiều ngày bị vùi dưới lớp bùn dày đặc…