Người già cần gì?
Việt Nam hiện đang là một quốc gia có tốc độ già hóa dân số rất nhanh. Số người trên 60 tuổi hiện đã đạt gần 17 triệu người. Dù vậy, câu hỏi: Người già cần gì? Vẫn khiến không ít người trong chúng ta bối rối.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Mặt khác, các điểm dừng đỗ dành cho xe khách quanh khu vực phố cổ còn hạn chế, khiến các lái xe mỗi lần đón trả khách du lịch đều phải nhìn trước, ngó sau, nhanh nhanh chóng chóng để tránh bị lực lượng chức năng xử lý, điều này cũng gây ra nhiều hệ lụy, ùn tắc và nguy cơ mất ATGT tại thủ đô.
7h sáng một ngày đầu tuần, phải khó khăn lắm chị Kim Anh mới có thể đi hết vài trăm mét tại phố Hàng Bông. Hỏi ra mới rõ, tuyến đường nhỏ, các xe ùn ùn đổ ra đường vào buổi sáng khiến khu vực này gần như nghẽn lại.
Trong đó, ngoài các phương tiện đang hối hả di chuyển trên đường, thì một phần nguyên nhân dẫn đến ùn tắc là do một số xe khách dừng đỗ để đón khách du lịch, chị Kim Anh không khỏi bức xúc về tình trạng này: “Xe khách đi vào đây quá ách tắc giao thông, vì phố cổ đa phần là phố nhỏ nên xe to vào đây, chỉ cần 2 xe là rất ách tắc giao thông. Tại vì ùn tắc, nên rất phiền hà, nên kiểm soát tình trạng xe nhiều chỗ ra vào trong các tuyến phố cổ.”
Còn theo anh Nguyễn Văn Trường, người dân sống tại phố Thợ Nhuộm cho rằng, việc dừng đỗ vào các khung giờ cao điểm sáng và chiều của các lái xe khách đang góp phần gây ách tắc giao thông và tiềm ẩn nguy cơ TNGT cao trong khu vực. Anh Trường cho biết, mặc dù rất bức xúc về tình trạng này, thế nhưng cũng đành phải thông cảm với các lái xe, bởi khách du lịch không thể đi vài cây số để đến được điểm đón trả của xe khách.
Do đó, TP. Hà Nội cần có những điểm dừng đỗ cho xe khách tại quanh khu vực phố cổ, phố cũ, hoặc xe chung chuyển để đưa đón khách du lịch, giảm thiểu tình trạng xe khách du lịch đi vào các tuyến phố nhỏ để đón trả khách:
“Vào những giờ cao điểm gây tắc đường, khó khăn trong việc di chuyển, các xe khách càng vào đông thì thời gian di chuyển càng kéo dài. Không chỉ mỗi tôi mong muốn mà đây là nhu cầu thiết yếu để cho hạ tầng giao thông được lưu thông thông thoáng, thành phố buộc phải có những bến xe để những xe không di chuyển có chỗ đỗ, người ta cứ chạy vòng quanh thành phố cũng tạo ra tắc đường.”
Theo ghi nhận của PV, thời gian gần đây, tại các tuyến phố cổ, phố cũ trong khu vực nội thành Hà Nội như: Đinh Liệt, Gia Ngư, Hàng Trống, Bát Sứ, Thuốc Bắc, Nhà Chung, Hàng Bạc... khá lộn xộn bởi sự xuất hiện của xe hợp đồng du lịch ra vào đón, trả khách, nhất là vào giờ cao điểm buổi sáng và buổi chiều. Hầu hết các tuyến phố này đều nhỏ hẹp, chỉ một chiếc xe ô tô dừng đỗ sẽ làm ảnh hưởng đến hàng loạt các xe phía sau.
Thế nhưng, chẳng dừng đỗ vào trong phố cũng chẳng được, bởi các lái xe đã được hợp đồng là đưa đón, trả khách tại khách sạn. Phần lớn, đây đều là khách nước ngoài, đi theo tour du lịch, lưu trú tại các khu phố cổ, do đó các lái xe nhiều khi biết là phạm luật nhưng vẫn phải làm vì chẳng còn cách nào khác.
Đã có kinh nghiệm nhiều năm đưa đón khách du lịch trong các khu phố cổ, tài xế Nguyễn Văn Chiêm chia sẻ: “Nói chung ngày nào cũng đi, bây giờ không biết làm thế nào được cả, điểm dừng đón thì vẫn phải dừng đón, không đón khách thì làm sao đi tour được. Đi đón mà dích dắc đến từng địa chỉ, phố nhỏ như thế này rất là phức tạp, hơn nữa cũng rất khó khăn cho anh em lái xe. Nếu mà tạo được điều kiện tập trung khách vào một điểm mà xe có thể đỗ được mà đón khách được thì quá tốt. Ngày nào mà cũng đi như thế này thì rất là mệt mỏi.”
Còn theo tài xế Chu Hoài Nam, hiện Hà Nội đang vào cao điểm mùa du lịch, các tài xế liên tục phải di chuyển vào các khu phố cổ để đón trả khách. Trong khi đó, các điểm trông giữ, dừng đỗ cho xe khách lại rất ít, có những lúc chờ đón khách, anh Nam phải chạy lòng vòng qua nhiều tuyến phố vì chẳng thể tìm thấy điểm đỗ xe nào:
“Vấn đề dừng đỗ tại Hà Nội rất khó khăn, thiếu chỗ đỗ xe nên anh em lái xe chỉ dừng 2-3 phút để tranh thủ mua cốc nước, chứ không đỗ ở đây lâu và nhiều. Ở Hà Nội hiện tại bây giờ thiếu rất nhiều điểm đón, trả đỗ xe của những xe đón khách du lịch. Điều này gây lên khá nhiều khó khăn cho anh em lái xe khi đưa, đón trả khách. Kiến nghị cơ quan các cấp, chính quyền UBND TP. Hà Nội nên bố trí, sắp xếp điểm đón trả khách suôn sẻ, thoải mái.”
Được biết, từ ngày 15/7 đến nay, Đội CSGT đường bộ số 1 (Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội) đã xử lý hơn 230 trường hợp vi phạm dừng, đỗ; phạt tiền hơn 80 triệu đồng. Theo thiếu tá Nguyễn Hoàng Ninh, Đội trưởng Đội CSGT đường bộ số 1, Hoàn Kiếm là quận trung tâm nên việc quản lý xe chở khách du lịch được đơn vị đặc biệt coi trọng.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiệm vụ, lực lượng CSGT gặp không ít khó khăn bởi các nhà xe thành lấp hội nhóm, nên chỉ cần thấy bóng dáng lực lượng chức năng, các nhà xe sẽ thông tin với nhau để né tránh sự kiểm tra, xử lý của lực lượng chức năng.
Mới đây, UBND quận Hoàn Kiếm đã có đề xuất với về việc nên có quy định hạn chế ô tô vào khu vực phố cổ và hạn chế xe buýt đi vào các trục xuyên tâm để giảm ùn tắc giao thông. Có thể thấy, đây là đề xuất hợp lý trong điều kiện mật độ giao thông tăng cao trong khu vực nội thành.
Thế nhưng, để đề xuất này mang lại hiệu quả, nhận được sự ủng hộ của người dân thì cần phải có nhiều yêu tố khác như giải quyết được bài toán về điểm đỗ xe khách, phương tiện chung chuyển hành khách vào phố cổ, nghiên cứu khung giờ cấm xe khách vào phố cổ để hài hòa, hợp lý, tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Có như vậy mới giải được bài toán ùn tắc khu vực nội đô./.
Việt Nam hiện đang là một quốc gia có tốc độ già hóa dân số rất nhanh. Số người trên 60 tuổi hiện đã đạt gần 17 triệu người. Dù vậy, câu hỏi: Người già cần gì? Vẫn khiến không ít người trong chúng ta bối rối.
Từ ngày 11 đến 17/11, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vận hành thử nghiệm 100% công suất thiết kế với 14 đoàn tàu (thêm 3 đoàn tàu dự phòng). Đây là tín hiệu mừng chuẩn bị việc chạy chính thức vào đầu tháng 12/2024 và vận hành thương mại vào đầu năm 2023.
Tình trạng nhiều tài xế xe ôm công nghệ vi phạm giao thông đang diễn ra khá phổ biến ở Hà Nội, trong đó nhiều người điều khiển phương tiện phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, thậm chí là bất chấp nguy hiểm đi ngược chiều và đón trả khách tại các lối lên xuống vành đai, nguy cơ gây TNGT rất rao.
Hơn 1 tỷ trẻ em, thường xuyên phải đối mặt với các hình thức bạo lực. Cứ 4 phút, trên thế giới có 1 trẻ em tử vong vì bạo lực. Mỗi năm có khoảng 130.000 thanh thiếu niên dưới 20 tuổi bị cướp đi sinh mạng vì bạo lực.
1 tuần qua, người mua vàng miếng ở đỉnh một tuần trước nếu bán ra lúc này đã lỗ 9,5 triệu đồng/lượng, trong khi nếu mua vàng nhẫn 9999 lỗ 9,1 triệu đồng/lượng.
Hơn 17 triệu trẻ em nước ta hiện đang tham gia giao thông từ nhà đến trường 2 – 4 lượt mỗi ngày. Các em đi chung đường với các phương tiện khác, các em thiếu vỉa hè và không có hạ tầng dành riêng để đảm bảo an toàn.
Mức giá cho thuê nhà ở xã hội dự kiến dao động từ 5-10 triệu đồng/ tháng, mức giá này được đánh giá là cao so với khả năng chi trả của người thu nhập thấp – nhóm đối tượng chính mà nhà ở xã hội hướng tới.