Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Dịch chồng dịch: Cúm trái mùa bùng phát, COVID-19 trở lại

Chu Đức - Sở Nguyên: Chủ nhật 24/07/2022, 08:45 (GMT+7)

Cùng với làn sóng COVID-19 trở lại, số ca mắc cúm trái mùa tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang tăng bất thường. Nguy cơ dịch chồng dịch đang hiện hữu, gây áp lực lớn lên hệ thống cơ sở y tế, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng chăm sóc sức khỏe của người dân.

1 tuần trở lại đây là khoảng thời gian rất khó khăn với gia đình anh Nguyễn Văn Nam, sinh sống tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hai con trai của anh bị sốt cao liên tục vài ngày không thuyên giảm, anh buộc phải cho con tới bệnh viện.

Tuy nhiên, gọi điện lên tổng đài của một bệnh viện công thì không liên lạc được do quá tải. Anh phải 2 lần di chuyển lên các bệnh viện tư mới tìm được phòng nội trú riêng cho cả nhà 4 người, sau khi có chỉ định nhập viện theo dõi của bác sĩ.

“Hai đứa nhỏ thì diễn biến khá nặng. Bé sốt liên tiếp 3 ngày, sốt cao thời gian đầu 38,5 độ, bé lớn cao nhất là 39,8 độ. Đến ngày thứ tư, người bé lả đi, không ăn uống được nhiều, sốt cao và ho liên tục, kéo dài. Tôi quyết định phải cho bé nhập viện, nếu diễn biến xấu hơn, tôi không biết phải xử trí thế nào”.

Kết quả xét nghiệm cho thấy, bé lớn 6 tuổi nhà anh Nam mắc cúm A kèm viêm tai giữa, bé nhỏ 1 tuổi bị sốt virus, bản thân anh Nam cũng bắt đầu có dấu hiệu cúm, viêm họng.

Tương tự, hai mẹ con chị Lan Anh, sinh sống ở quận Hà Đông, Hà Nội cũng mắc cúm A. Con trai chị 5 tuổi còn kèm thêm bệnh viêm tai giữa, trong khi chị bị viêm a-mi-đan cấp.

“Tôi tiếp xúc với cháu thường xuyên, thấy cháu có kết quả cúm A, tôi cũng đi làm xét nghiệm luôn thì phát hiện bệnh. Vì mấy hôm cháu ho thì tôi cũng ho theo. Ngoài việc bị sốt liên tục, tôi còn bị viêm a-mi-đan cấp nữa”.

Theo chị Lan Anh, tại thời điểm nhập một bệnh viện tư, sau nhiều lần đổi phòng, hai mẹ con chị mới có được phòng riêng. Có khá đông bệnh nhân cũng trong tình trạng nhiễm cúm A như mẹ con chị.

Theo thống kê của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Hà Nội, trong tháng 6/2022, số ca mắc cúm tại thành phố là khoảng 900 trường hợp, gấp đôi so với trung bình các tháng trước đó. Tổng số ca mắc từ đầu năm đến nay là hơn 2.600 ca (Ảnh: VNVC)

Theo thống kê của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Hà Nội, trong tháng 6/2022, số ca mắc cúm tại thành phố là khoảng 900 trường hợp, gấp đôi so với trung bình các tháng trước đó. Tổng số ca mắc từ đầu năm đến nay là hơn 2.600 ca (Ảnh: VNVC)

Theo thống kê của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Hà Nội, trong tháng 6/2022, số ca mắc cúm tại thành phố là khoảng 900 trường hợp, gấp đôi so với trung bình các tháng trước đó. Tổng số ca mắc từ đầu năm đến nay là hơn 2.600 ca.

Ghi nhận tại bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho thấy, số ca mắc cần nhập viện do cúm A đang gia tăng. Số ca mắc cúm tập trung nhiều nhất, chiếm gần một nửa ở nhóm dưới 5 tuổi, tiếp theo là nhóm 18-39 tuổi, chiếm tới 40%.

Trước nguy cơ bùng phát dịch, CDC Hà Nội đã yêu cầu Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã của thành phố tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc cúm mùa tại cộng đồng và tại các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt tại các khu vực nguy cơ cao như cơ sở nuôi dưỡng trẻ, trung tâm bảo trợ xã hội, khu thuê trọ, khu sinh sống của công nhân các khu công nghiệp.

Lý giải hiện tượng cúm trái mùa, khi cúm A, một bệnh thường xuất hiện trong mùa thu đông lại xuất hiện trong mùa hè, bác sĩ Trần Văn Phúc, bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, cho rằng, cần lưu ý tới tới yếu tố thời tiết cực đoan, nóng lạnh thất thường, lúc mưa to, khi nắng nóng.

Đây là điều kiện tạo cơ hội cho các mầm bệnh phát triển, đặc biệt là cúm A – một bệnh lý hô hấp virus phổ biến.

"Chúng ta luôn nghĩ cúm đơn giản thôi chứ không có gì nghiêm trọng. Khi bị cúm thì đại đa số cho rằng ốm lặt vặt và sẽ khỏi, mà không biết là cúm A bản thân cúm không nguy hiểm nhưng hậu quả của cúm thì rất khủng khiếp.

Ví dụ như khi cúm A xảy ra, triệu chứng rất rầm rộ, có những trường hợp sốt cao đến 40-41 độ và không hạ. Khi cơ thể sốt cao như vậy thì dẫn tới tình trạng rối loạn nước điện giải, rất là nặng. Biến chứng hay gặp nhất của cúm A là viêm phổi. Người bệnh bị cúm lại bị phổi thì là thảm họa.

Rất nhiều bệnh nhân nặng phải thở máy, thậm chí là tử vong thì đại đa số là bị cúm A, H1N1, H3N2. Một số biến chứng khác như biến chứng viêm xoang, viêm tai giữa”, bác sĩ Trần Văn Phúc cho biết.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Việt Hùng - Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội phân tích: Cúm A là bệnh do virus gây ra, phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể, nên có thể không nhất thiết phải theo mùa.

Tuy nhiên, hệ thống y tế cần chú ý việc xuất hiện một số biến chứng nguy hiểm với viêm não sau khi mắc cúm. Ước tính 40-50% trẻ bị nặng có triệu chứng co giật.

TS. Nguyễn Việt Hùng cho biết thêm: “Các bệnh viêm não cũng là một loại virus nên có thể tấn công, có thể làm tỷ lệ mắc tăng lên, tỷ lệ nặng cũng tăng lên. Nguyên lý thì bình thường thôi nhưng về dịch tễ học thì bất thường.

Các nhà dịch tễ học, các nhà y học dự phòng cũng cần lưu ý để đưa ra biện pháp phòng ngừa mạnh mẽ. Cha mẹ cũng cần lưu tâm để tiếp cận sớm với thầy thuốc để phòng ngừa những khả năng có thể xảy ra”.

Một đặc tính các bệnh do virus gây ra là không có thuốc đặc trị. Tất cả các phương pháp có thể làm là thúc đẩy cơ chế tự bảo vệ của hệ thống miễn dịch chiến đấu chống lại virus

Một đặc tính các bệnh do virus gây ra là không có thuốc đặc trị. Tất cả các phương pháp có thể làm là thúc đẩy cơ chế tự bảo vệ của hệ thống miễn dịch chiến đấu chống lại virus

Sốc lại phòng dịch cá nhân

Mùa hè năm nay chứng kiến nhiều trận mưa lớn bất thường gây ngập úng cục bộ một số khu vực tại Hà Nội. Liền sau đó là những ngày nắng oi bức, cộng với hiện tượng đảo nhiệt thành phố, người dân chịu ảnh hưởng sức khỏe nặng nề bởi các hình thái thời tiết cực đoan trái dấu.

Thêm vào đó, do trải qua thời kỳ giãn cách dài, các hoạt động thể dục thể chất gián đoạn, sức đề kháng hậu COVID-19 của người dân cũng yếu đi, hiệu lực các mũi vaccine giảm theo thời gian. Tất cả đã mở đường cho sự trở lại của các loại dịch bệnh. COVID-19 chỉ là một trong số đó, bên cạnh là cúm mùa, tiêu chảy, sốt xuất huyết, viêm não, tay chân miệng…

Nếu như trước đây, một bộ phận người dân cho rằng, COVID-19 nên được nhìn nhận như bệnh cúm mùa để tiến tới bình thường hóa các hoạt động phòng chống dịch. Thì nay, có lẽ mọi người đã hiểu được rằng, cúm mùa thậm chí có thể nguy hiểm hơn cả COVID-19.

Tâm lý này cũng có phần dễ hiểu, khi người dân xứ nhiệt đới gió mùa đã quá quen thuộc với cảm cúm. Ai cũng nghĩ cúm A hay các loại cúm theo mùa chỉ là thoáng qua.

Do vậy không có biện pháp cá nhân phòng vệ thật tốt, không đeo khẩu trang, rửa tay, không thực hiện biện pháp giữ khoảng cách, khử khuẩn. Kết hợp với thể trạng đề kháng suy yếu, nên rất dễ nhiễm cúm. Và khi nhiễm, dẫn tới sốt cao triển miên, có thể gây những biến chứng rất nguy hiểm, cần cấp cứu trong bệnh viện.

Rất nhiều người đã không lường trước việc bùng phát dịch cúm A, nhầm lẫn với sốt virus thông thường, nên nấn ná chờ bản thân hoặc con em tự hết sốt, mà không lưu ý triệu chứng bất thường.

Thực tế, việc nhập viện trong khi các giường bệnh quá tải cũng có thể gây ra lây nhiễm chéo. Can thiệp y tế là vấn đề cấp bách, nhưng công tác phòng ngừa cũng cần được sốc lại tới từng cá nhân, trong bối cảnh bất cứ bệnh nào cũng có thể bùng lên thành dịch, thậm chí dịch chồng dịch như hiện nay.  

Có thể nói, thành phố và người dân đang thấm mệt sau hơn 2 năm kiệt sức chống dịch. Mặc dù rất muốn, song thật khó để xã hội trở lại trạng thái bình thường như cũ.

Sau thông điệp 5K là V2K (vắc xin, khẩu trang, khử khuẩn). Sau Covid-19, sẽ còn nhiều loại dịch khác tiếp tục đặt nhân loại vào trạng thái phòng thủ trước các loài virus nhỏ bé.

Dù muốn hay không, dịch bệnh cũng có thể sẽ làm thay đổi vĩnh viễn các hoạt động giao tế, tương tác giữa con người với con người.

Chúng ta trở nên dễ tổn thương hơn, thể trạng yếu hơn, sức đề kháng mong manh hơn. Trong khi biến đổi khí hậu đang khiến môi trường sống trở nên khắc nghiệt hơn, ngày càng nhiều biến thể, biến chủng virus mới xuất hiện đe dọa khả năng thích ứng của con người.

Một đặc tính các bệnh do virus gây ra là không có thuốc đặc trị. Tất cả các phương pháp có thể làm là thúc đẩy cơ chế tự bảo vệ của hệ thống miễn dịch chiến đấu chống lại virus.

Do đó, cách tốt nhất để tự chăm sóc sức khỏe bản thân và những người xung quanh là nâng cao sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng, luyện tập hợp lý, kết hợp với các biện pháp vệ sinh cá nhân, giao tiếp một cách thận trọng và an toàn.

Hệ thống phòng chống dịch ở tuyến bệnh viện có hoàn thiện đến mấy cũng không thể tốt bằng phòng tuyến ở mỗi cá nhân./.

Chu Đức - Sở Nguyên/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.