Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

Đèn đỏ trên quốc lộ

Phạm Quang Vinh : Thứ năm 04/08/2022, 10:45 (GMT+7)

Có lẽ các nhà quản lý giao thông có lý do để đặt đèn xanh đèn đỏ trên quốc lộ. Song, việc phải dừng chờ đèn đỏ trên đường với rất nhiều phương tiện tải trọng lớn quả là một cảm giác rất hãi hùng.

Tôi còn nhớ hơn 40 năm về trước, giữa thập kỷ 80, Hà Nội lúc đó chỉ có vài ngã tư có đèn tín hiệu giao thông, như: ngã tư Khâm Thiên với Nam Bộ (nay là phố Lê Duẩn), hay ngã tư Tràng Tiền. Đèn xanh, đèn đỏ và các hệ thống đèn tín hiệu giao thông được xuất hiện cùng với sự phát triển của thành phố.

Nhưng có lẽ câu chuyện đèn tín hiệu giao thông ở các tuyến quốc lộ đi qua các đô thị hiện nay rõ ràng đã nay sinh ra những vấn đề mà chúng ta không thể không nói đến.

Nếu bạn từng đi trên QL51, đoạn từ Long Thành đi Vũng Tàu, chắc chắn bạn sẽ không khỏi ngao ngán khi ở các trụ đèn đỏ khiến bạn đôi khi phải dừng ở đó mất 15-20 phút. Câu chuyện tương tự trên Quốc lộ 1 qua Tam Điệp (tỉnh Ninh Bình), qua Thị xã Bỉm Sơn (tỉnh Thanh Hóa) và nhiều ng tuyến quốc lộ khác lên phía Bắc hay các tuyến khu vực miền Trung.

Tôi nghĩ, sự xuất hiện của một loạt đèn đỏ trên các quốc lộ đã dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Nếu đèn tín hiệu giao thông ở các đô thị đương nhiên sẽ giúp điều tiết cho giao thông được ổn định; vì các phương tiện giao thông ở trong phố chủ yếu là xe cá nhân, xe cỡ nhỏ và có gia tốc lớn, có thể từ lúc dừng đèn đỏ, rồi tiếp tục xuất phát mà không mất nhiều thời gian.

Nó khác với các tuyến quốc lộ, phân nửa là những xe tải lớn, xe khách cỡ lớn di chuyển, gia tốc của những xe đó rất thấp; và bản thân việc dừng xe, khởi động lại, lấy đà để đi tiếp cũng cần rất nhiều thời gian.

Xe tải vượt đèn đỏ trên quốc lộ 1, đoạn qua xã Tam Xuân 1 (Núi Thành). Ảnh: Báo Quảng Nam

Xe tải vượt đèn đỏ trên quốc lộ 1, đoạn qua xã Tam Xuân 1 (Núi Thành). Ảnh: Báo Quảng Nam

Việc có đèn đỏ và buộc những xe tải nặng như vậy dừng lại, đã làm nghẽn luồng lưu thông trên quốc lộ, dẫn đến tốc độ lưu thông rất chậm và ách tắc ở các nút giao.

Ngoài ra, còn có rủi ro nữa, hầu hết các quốc lộ là xe ô tô đang chạy với tốc độ khoảng 80 km/h, khi buộc phải dừng đèn đỏ, tức là phải giảm tốc độ rất nhanh.

Không phải là không có những vụ nghiêm trọng xảy ra ở chính các nút giao khi có xe gặp sự cố và gặp đèn đỏ. Việc này xuất phát từ sự không phù hợp của các hệ thống điều khiển giao thông.

Tất nhiên, tôi nghĩ các cơ quan điều hành, vận hành hệ thống giao thông có lý do khi đặt đèn tín hiệu giao thông ở những nút giao. Nhưng thay vì đặt đèn đỏ, đèn xanh, thì nên chăng, chúng ta hãy làm chậm luồng lưu thông, để giữ luồng lưu thông có thể thông suốt, có lẽ sẽ hiệu quả hơn.

Tôi nghĩ, có lẽ các phương tiện xe tải cỡ nặng không phù hợp để đi trên các quốc lộ như vậy, nếu như nó có đèn đỏ và khi các tuyến quốc lộ đã được sử dụng cho các phương tiện như vậy, thì ngược lại, việc đặt đèn đỏ, đèn xanh, buộc các xe phải dừng và đề-pa trở lại là không phù hợp.

Chắc chắn phải có những giải pháp khác, giải pháp đó là gì? Tất nhiên, chúng ta sẽ cần phải chờ nghiên cứu phù hợp của cơ quan điều hành. Nhưng chắc chắn, đã đến lúc chúng ta xem xét lại việc đặt các đèn đỏ, đèn xanh ở các tuyến quốc lộ nơi mà có nhiều xe tải, nhiều phương tiện hạng nặng, có gia tốc thấp đi lại, để tránh được ách tắc.

Đó là những thông tin mà cơ quan quản lý chắc chắn nên tham khảo và có giải pháp phù hợp. 

Phạm Quang Vinh /vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.