Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Đề xuất dẫn nước ngọt từ sông Hậu về Cà Mau

Mỹ Phụng: Chủ nhật 07/04/2024, 15:08 (GMT+7)

Dù được đánh giá không khốc liệt như những năm 2016-2017, nhưng tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại ĐBSCL vào mùa khô năm nay cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của người dân. Đặc biệt, Cà Mau do đặc thù có 3 mặt giáp biển nên chịu tác động rất lớn từ tình hình hạn mặn.

Báo cáo nhanh từ Chi cục Thủy lợi thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho thấy, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn đã xuất hiện sớm hơn trung bình nhiều năm và ở mức gay gắt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và dân sinh.

Do không có nguồn nước ngọt bổ sung nên với tình trạng hạn hán kéo dài, vùng Bắc Cà Mau thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất và phòng cháy, chữa cháy rừng, đặc biệt khó khăn về nước sinh hoạt; khó khăn trong lưu thông, vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy và mất phản áp lực nước lên bờ kênh dẫn đến sạt lở, sụt lún đất, đường giao thông rất nghiêm trọng.

Đối với vùng Nam Cà Mau, hạn hán kéo dài làm nhiệt độ và độ mặn nước sông tăng cao, ảnh hưởng bất lợi đến nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm và khó khăn về nước sinh hoạt do mực nước ngầm sụt giảm.

Ghi nhận ảnh hưởng cụ thể từ tình hình hạn mặn năm nay tại địa phương, ông Nguyễn Thanh Tùng, Chi cục trưởng Thủy lợi tỉnh Cà Mau cho biết: Tình hình hạn hán mùa khô năm 2023-2024 trên địa bàn tỉnh diễn biến gay gắt, dẫn đến hạn hán, đặc biệt Tiểu vùng III- Bắc Cà Mau thuộc Huyện Trần Văn Thời, mực nước trên các hệ thống kênh mương bị sụt giảm khô cạn.

Tính đến ngày 25/3/2024, trên địa bàn 09 xã, thị trấn vùng ngọt đã xảy ra sạt lở, sụt lún, tổng số 131 tuyến, có 569 vị trí, với tổng chiều dài 14.934m, trong đó: đường bê tông dài 11.036m (đường bê tông 1,5m dài 6.299m, đường bê tông 2,0m dài 124m, đường bê tông 2,5m dài 86m, đường bê tông 3,0m dài 4.527m), đường đất đen dài 3.898m; ước tính thiệt hại khoảng hơn 20 tỷ đồng.

Tình hình sụt lún đất ở Cà Mau vào mùa khô đang ngày càng gia tăng

Tình hình sụt lún đất ở Cà Mau vào mùa khô đang ngày càng gia tăng

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau cho biết, theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng El Nino, từ tháng 01 đến tháng 6/2024 khả năng hạn hán gay gắt, thiếu nước tiếp tục diễn ra trên trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Vì vậy, giải pháp trước mắt, địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hỗ trợ người dân ứng phó hạn mặn: Tăng cường hướng dẫn, khuyến cáo người dân sử dụng nước tiết kiệm. Cần hạn chế tối đa việc lấy nước ngọt tại các kênh rạch ven đường giao thông, đê biển, đê bao, bờ bao. Thường xuyện theo dõi mực nước trong kênh ven đê, đường giao thông nông thôn và phải thông báo cho các cơ quan chức năng khi mực nước hạ thấp hơn mức cảnh báo -1.0m so với cao độ quốc gia. Đối với những vị trí có nguy cơ sụt lún cần có giải pháp giảm tải trên bờ kênh, bờ bao, đường giao thông. Triển khai thực hiện các giải pháp để cấp nước sinh hoạt...

Dù đã ra sức khắc phục nhưng đến nay, hạn hán khiến hơn 1.800 hộ gia đình vùng nông thôn Cà Mau bị thiếu hoặc không chủ động được nguồn nước trong sinh hoạt. Để giải bài toán thiếu nước ngọt vào mùa khô, Cà Mau đã chủ động đề xuất những giải pháp lâu dài, căn cơ.

Trong đó, đáng lưu ý nhất là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau đề xuất xây dựng, hoàn thiện hệ thống thủy lợi để dẫn nước ngọt từ sông Hậu về Cà Mau thông qua hệ thống trạm bơm. Việc tiếp ngọt sẽ thực hiện vào cuối tháng 12 năm trước, đầu tháng 1 năm sau cho vùng U Minh hạ (Tiểu vùng II và III bắc Cà Mau trên địa bàn huyện U Minh và Trần Văn Thời) với diện tích 90.000ha.

Chia sẻ nguyên nhân chính để đề ra ý tưởng dẫn nước từ sông Hậu về Cà Mau, ông Nguyễn Thanh Tùng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau cho biết, giải pháp này có thể hạn chế được tình trạng khai thác nước ngầm ở địa phương hiện nay: Cà Mau là một trong những cái tỉnh đang có cái diễn biến sụt lún đất đồng bằng diễn ra rất là nhanh.

Để hạn chế cái tình trạng khai thác nước ngầm nhỏ lẻ thì vấn đề mà cung cấp nước sinh hoạt cho các đô thị lớn như ở thị trấn Năm Căn, thị trấn Gạch Gốc và một số cái thị trấn ở vùng Nam Cà Mau thế kỉ thì cũng phải có một cái hệ thống nước dẫn nước ngọt từ phía thượng nguồn về cho Cà Mau, đặc biệt là khu vực gần nhất là sông Hậu.

Empty


Việc dẫn nước này ngoài việc phục vụ sản xuất còn giúp hệ thống kênh mương trong nội đồng không bị khô cạn, hạn chế sụt lún. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thanh Tùng đây là vấn đề lớn, cần được sự quan tâm vào cuộc của các chuyên gia, các bộ ngành phối hợp lẫn nhau:

Băng: Cái vấn đề này là nó rất là quan trọng, rất là hệ trọng. Do đó cần phải sự nghiên cứu kỹ lưỡng của các nhà khoa học, của các nhà hoạch định chính sách để đưa ra cái phương án làm sao mà có thể cấp nước sinh hoạt cho những cái huyện cuối cùng ở Cà Mau, nhưng mà với cái mức giá thành có thể chấp nhận được trong tương lai gần.

Trước đề xuất của Cà Mau, ông Nguyễn Hồng Khanh, Phó cục trưởng Cục Thủy lợi cho biết, đề xuất trên đã được các cơ quan khoa học của Bộ NN-PTNT và các cơ quan độc lập khác nghiên cứu. Thời gian tới, cần phải có nghiên cứu đánh giá thật kỹ khi triển khai thực hiện.

Ông Khanh chia sẻ: Điều này cũng cần phải nghiên cứu, đánh giá thật kỹ để triển khai thực hiện. Bởi vì chúng ta cũng phải xác định là cái việc thiếu nước ở Cà Mau, ĐBSCL thì là thường xuyên. Tuy nhiên thì cũng cần phải tính đến cái cái hiệu quả của cái giải pháp mà chúng ta đưa ra. Ví dụ một mét khối nước mà đưa từ sông Hậu về thông qua bơm điện thì nó giá trị bao nhiêu so với giải pháp tại chỗ, các công trình tích trữ nước nhỏ. Chúng tôi được biết Cà Mau đã phê duyệt đề án hỗ trợ người dân để đầu tư các công trình tích trữ nước quy mô nhỏ để phục nước sinh hoạt. Chúng tôi thấy giải pháp hết sức hiệu quả. Việc đưa nước từ sông Hậu về Cà Mau là vấn đề lớn, cần nghiên cứu tổng thể, toàn diện để đưa ra giải pháp hết sức phù hợp.

Hiện nay Cà Mau gần như là tỉnh duy nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long chưa tiếp cận được nguồn nước ngọt bổ sung từ sông Hậu, sông Tiền. Từ đó, nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất của người dân vùng ngọt trong tỉnh chủ yếu nhờ vào nguồn nước mưa và nước ngầm khai thác dưới lòng đất. Cũng vì lẽ đó, tình cảnh “khát nước” liên tục tái diễn vào những năm nắng hạn gay gắt. Vì vậy, đề xuất dẫn nước ngọt từ sông Hậu về Cà Mau cũng là một sáng kiến cần được sự quan tâm vào cuộc của các nhà khoa học và các bộ ngành để nghiên cứu giải pháp một cách bài bản và kỹ lưỡng. 

Mỹ Phụng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nghĩa tình những chuyến xe “cứu khát miền Tây”

Nghĩa tình những chuyến xe “cứu khát miền Tây”

Kênh rạch trơ đáy, ruộng vườn xơ xác, lượng nước dự trữ cho việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày đang cạn dần… Đó là tình cảnh chung của nhiều bà con đang chịu ảnh hưởng từ đợt hạn hán, xâm nhập mặn năm nay.

Từ 15/4, Hà Nội thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt

Từ 15/4, Hà Nội thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt

Sau gần 2 tháng triển khai, việc thí điểm thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt tại một số vị trí ở quận Tây Hồ, Hà Nội đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân.

Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức 

Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức 

Mới đây, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội  triển khai áp dụng thẻ vé tháng ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng. Đây là ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh có tên gọi “Thẻ vé Giao thông Hà Nội”.

Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo

Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo

Bước vào những ngày nắng nóng, người dân ở xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long liên tục “kêu cứu” vì trình trạng khói, bụi từ nhà máy xay xát lúa gạo trong khu vực trực tiếp thải ra môi trường.

Cao điểm nắng nóng, nâng cao cảnh báo cháy rừng

Cao điểm nắng nóng, nâng cao cảnh báo cháy rừng

Hiện nay, Nam Bộ đang bước vào cao điểm mùa nắng nóng, khô hạn, đặt nhiều cánh rừng vào tình trạng cảnh báo cháy cấp IV, cấp V (cấp nguy hiểm, cấp cực kỳ nguy hiểm).

Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc

Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc

Thống kê chỉ ra, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử. Đây là mối lo ngại rất lớn cho môi trường. Vì vậy, việc tái chế các linh kiện điện tử đã qua sử dụng là một việc làm rất ý nghĩa, góp phần hạn chế rác thải điện tử xả ra môi trường.

Đảo Ngọc 'thay áo mới'

Đảo Ngọc "thay áo mới"

Nếu các bạn đã quen thuộc với con phố Ngũ Xã khi tới đây thưởng thức món ngon Hà Nội, thì nay sẽ không khỏi ngạc nhiên với một Ngũ Xã vào buổi tối lên đèn. Các tuyến phố trên Đảo Ngọc đã đổi thay kể từ khi khu vực được xây dựng thành không gian văn hóa, ẩm thực mới.