Thoát nước ở nông thôn
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Bà Tăng Vũ Thu Trâm (TP.Thủ Đức) hằng ngày đi làm qua khu vực ga Suối Tiên nhìn nhận sự nỗ lực của anh em công nhân thi công cầu bộ hành. Bà Trâm chia sẻ, mỗi cây cầu bộ hành như một nhịp nối liền mạch giữa các khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân di chuyển:
“Theo tôi, số lượng người đi qua lại cây cầu này rất nhiều, nên dĩ nhiên là rất hữu dụng. Hàng ngày tôi đi làm qua, thấy thay đổi nhanh chóng, tốc độ. Tôi đánh giá cao nỗ lực làm việc của anh em công nhân thi công ở đây. Mọi người đều rất kỳ vọng”.
Tháng 7 vừa qua, toàn bộ hạng mục kiến trúc của 5/9 cầu bộ hành bao gồm Tân Cảng, Rạch Chiếc, Phước Long, Bình Thái, Công nghệ cao đã hoàn thành toàn bộ hạng mục kiến trúc, hiện cầu Thảo Điền, An Phú, Thủ Đức, Đại học Quốc gia cũng đang gấp rút hoàn thiện.
Diện mạo 9 cây cây cầu bộ hành kết nối nhà ga trên cao từ ga Tân Cảng đến ga Đại học Quốc gia đã thành hình.
Anh Lâm Nhật Thiện (TP. Thủ Đức) kỳ vọng, tháng 9 này, 9 cây cầu cầu bộ hành sẽ hoàn thiện theo đúng tiến độ: “Tôi rất mong chờ tuyến Metro này xây dựng xong và cũng rất muốn được trải nghiệm vì tuyến bắt đầu từ rất lâu rồi. Gần đây, thấy tiến độ xây cầu bộ hành nhanh hơn, công nhân thấy chịu khó làm cả ban đêm, dù lúc đó trời mưa”.
Trong giai đoạn thiết kế cơ sở ban đầu, vị trí các vế thang và nhánh cầu kết nối chỉ mang tính ý tưởng, chưa được xác định chi tiết, nên trong quá trình triển khai thiết kế, thi công thực tế tại hiện trường đòi hỏi tốn nhiều thời gian thực hiện công tác cập nhật điều chỉnh, thỏa thuận và thống nhất vị trí, hướng tuyến cầu bộ hành.
Các vị trí mới này phải đảm bảo cho việc kết nối nhà ga metro với các công trình dọc theo đường Võ Nguyên Giáp (xưa là Xa lộ Hà Nội) như Công viên Dạ Cầu Sài Gòn, Siêu thị Mega Market, Trung tâm thương mại Vincom An Phú, Khu Công nghệ cao, Khu du lịch Suối Tiên,...
Đồng thời, thiết kế phải đảm bảo không ảnh hưởng, chồng lấn đến các công trình tiện ích, hạ tầng kỹ thuật thiết yếu như hệ thống điện cao thế 110 KV, đường ống cấp nước D2000 & D2400,…và hạn chế tối đa việc di dời hệ thống thoát nước, viễn thông, cây xanh, chiếu sáng hiện hữu của Thành phố.
Ông Nguyễn Trung Hiếu, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án Bến Thành - Suối Tiên cho hay: “Đáng chú ý là ga Công nghệ cao và ga Bình Thái, chúng tôi đã hoàn thành xong kiến trúc, kết cấu mái phần trên cũng như lắp đặt hệ thống cơ điện, ánh sáng, bảng hiệu của cầu bộ hành. Hiện nay công tác di dời hạ tầng kỹ thuật đã hoàn thành xong và nhà thầu chỉ tập trung vào vấn đề thi công. Ban Đường sắt Đô thị đã phối hợp với nhà thầu để thực hiện một số điều chỉnh như tăng thêm các mũi thi công hoặc triển khai thi công cả ngày và đêm”.
Cầu bộ hành ga Thủ Đức và ga Đại học Quốc gia là 2 ga cuối cùng được các cấp thẩm quyền thẩm định và thông qua thiết kế kỹ thuật, vị trí đặt trụ và vế thang.
Sau khi được cấp thẩm quyền thông qua, Ban Quản lý Đường sắt đô thị, tư vấn và nhà thầu khẩn trương đàm phán và đạt được thống nhất với các đơn vị quản lý hạ tầng kỹ thuật trong công tác phối hợp Tổ chức, phân luồng giao thông; di dời cây xanh, hệ thống cấp nước và thoát nước; điều chỉnh dải phân cách, tim đường;...
Ông Hoàng Văn Tứ, Quản lý thi công các nhà ga trên cao thuộc tổng thầu SCC chia sẻ: “Về phần kết cấu, chúng tôi đã triển khai đồng bộ trên các cầu đi bộ. Nhà thầu cũng huy động tất cả nhân lực; một số công việc khẩn cấp chúng tôi triển khai 3 ca để làm để đẩy nhanh tiến độ, đáp ứng kế hoạch của chủ đầu tư đề ra. Về kiến trúc cầu bộ hành, điểm nhấn chính là hệ thống kết cấu và mái vòng. Dọc hai bên hành lang cầu đi bộ, chúng tôi sẽ bố trí hệ thống cây cảnh, bồn hoa và sẽ được hoàn thiện trước khi chúng tôi bàn giao cho chủ đầu tư”.
Theo Ban Quản lý Đường sắt đô thị, trong quá trình thi công gặp nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến rào chắn và phân luồng giao thông nhằm đảm bảo việc lưu thông an toàn tại một số vị trí như ga Thủ Đức.
Cụ thể, vị trí rào chắn thi công trụ TH2 (trụ nằm giữa dải phân cách trên đường Võ Nguyên Giáp và là trụ cuối cùng trong hạng mục Cầu bộ hành) nằm ngay dưới chân dốc cầu vượt thép, có lưu lượng xe lớn, tốc độ lưu thông cao và góc chuyển hướng đột ngột.
Trong nhiều tháng qua, việc đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình thi công khi chưa điều chỉnh tim đường và cải tạo, tổ chức phân luồng giao thông lâu dài sau khi thi công đường Võ Nguyên Giáp đã được lên kế hoạch kỹ lưỡng.
Các nhà ga tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên nằm dọc theo đường Võ Nguyên Giáp là khu vực đông đúc, bề mặt cắt đường rộng (trên 100 mét) với giao thông phức tạp, nhiều phương tiện có tải trọng lớn lưu thông.
Việc xây dựng cầu bộ hành là rất cần thiết để đảm bảo hành khách di chuyển an toàn và thuận tiện, đặc biệt giúp hành khách thoát hiểm nhanh chóng và an toàn trong trường hợp xảy ra sự cố.
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè
Sau đợt tăng vọt lên sát mức đỉnh lịch sử, giá cà phê Việt Nam đang đứng trước đà giảm mạnh.
Hồ Hoàn Kiếm từ lâu vốn được ví như “trái tim của thủ đô”, là không gian văn hóa của Hà Nội và là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng thời gian qua, khu vực này lại liên tục được dùng để làm nơi tổ chức các hội chợ và sự kiện.
Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?
Dạo gần đây, trên các phương tiện truyền thông hoặc thậm chí là một vài tác phẩm văn học, chúng ta thường thấy xuất hiện cách hành văn khá “kỳ lạ”, không theo chuẩn thông thường của tiếng Việt. Cách viết này được dùng khá phổ biến, đến mức được cho là chuyện bình thường và mặc nhiên coi lối viết đó là đúng.
Như VOV Giao thông đã đề cập, ùn tắc giao thông đang lấy đi khoảng 3% tổng thu nhập của các đô thị hàng đầu nước ta, gây thiệt hại hàng tỉ USD mỗi năm, gây tổn thất và lãng phí xã hội khổng lồ.