Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn ĐBSCL: Vẫn còn là bài toán khó

Kim Loan: Thứ ba 15/10/2024, 14:10 (GMT+7)

Mặc dù nắm giữ những thế mạnh nhưng doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà khi “rót vốn” đầu từ vào lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn đồng bằng Sông Cửu Long. Điều này đặt ra thách thức lớn cho các địa phương trong việc tìm ra điểm nghẽn, tạo các cơ chế thuận lợi để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa phương

“Học ngành nào cũng có thể làm nông nghiệp được hết và học nông nghiệp cũng có thể làm được những ngành nghề khác. Ví dụ như làm nông nghiệp thể hiện ở chỗ bạn mở một cửa hàng bán thực phẩm, nông sản sạch, có truy xuất nguồn gốc. Biết chế biến nông sản, biết đa dạng hóa một sản phẩm nông nghiệp từ sơ chế đến tinh chế để tạo ra những giá trị gia tăng vượt bậc. Rõ ràng lĩnh vực nông nghiệp rất đa dạng”.

Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan như một cuộc “chiêu mộ” nguồn nhân lực cho nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng. Hiện nay có rất nhiều mô hình khởi nghiệp và kêu gọi thành công các dự án đầu tư vào nông nghiệp. Đơn cử như HTX nông nghiệp Long Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh với sản phẩm gạo độc quyền mang tên Hạt Ngọc Rồng. Người khởi xướng HTX này là Trầm Minh Thuần, 32 tuổi, chuyên ngành Thạc sĩ Luật Kinh tế “bỏ phố” về quê.

Trầm Minh Thuần cho biết, chính anh đứng ra mua lúa giống, phân thuốc với giá thấp hơn thị trường giao cho xã viên. Sau đó hỗ trợ kỹ thuật canh tác và thu mua lúa khi cuối vụ. Kế đến đem đi xay xát, đóng bao, xây dựng thương hiệu gạo bán ra ngoài.

Để tìm đầu ra cho sản phẩm gạo, Minh Thuần chủ động đi giới thiệu tại các hội chợ, các hội thảo và liên kết tiêu thụ tại 1 số công ty, chuỗi cửa hàng bán sản phẩm sạch, OCOP. Sau 3 năm, tiền tươi đổ về túi nông dân, HTX “ăn nên làm ra” và duy trì diện tích 220 hecta đến hôm nay: “Lợi thế của HTX là ngay từ khi thành lập đã được tiếp cận nhiều nguồn vốn hỗ trợ, từ nguồn vốn này mà HTX tăng cường diện tích thu mua và bao tiêu cho xã viên để tăng lượng hàng hóa bán ra thị trường. Mô hình này tạo điều kiện cho tất cả thanh niên địa phương tham gia, giảm thiểu tình trạng ly hương đi làm ăn xa. Đồng thời cũng mang về lợi nhuận kinh tế cao cho các hộ dân của địa phương”.

Hiện nay có rất nhiều mô hình khởi nghiệp và kêu gọi thành công các dự án đầu tư vào nông nghiệp. Đơn cử như HTX nông nghiệp Long Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh với sản phẩm gạo độc quyền mang tên Hạt Ngọc Rồng.

Hiện nay có rất nhiều mô hình khởi nghiệp và kêu gọi thành công các dự án đầu tư vào nông nghiệp. Đơn cử như HTX nông nghiệp Long Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh với sản phẩm gạo độc quyền mang tên Hạt Ngọc Rồng.

Hợp tác xã nông nghiệp Long Hiệp là minh chứng về một cuộc khởi nghiệp và kêu gọi đầu tư thành công vào chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩn nông nghiệp. Cũng đồng thời, gieo niềm hy vọng về một nền nông nghiệp bức phá từ những tập thể chịu được rủi ro biến động của thị trường. Tuy nhiên, với diện tích rộng lớn cùng 20 triệu dân, thì những mô hình như HTX Long Hiệp vẫn còn là con số khiêm tốn.  

Bộ NN&PTNT chỉ ra rằng, bất cập của ĐBSCL khi chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn là bởi ngành hàng đã để bộc lộ quá nhiều rủi ro, như: thiên tai, dịch bệnh, biến động giá cả đầu – đầu ra, quy mô nhỏ lẻ. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, thông tin liên lạc. Trình độ sản xuất, năng suất lao động còn thấp mà đặc biệt là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao.

Từ năm 2011-2020, lao động từ 15 trở lên trong ngành nông - lâm - thủy sản của vùng giảm từ 10,2 triệu người xuống 9,36 triệu người (tương ứng với 729.400 người). Nguyên nhân là do lao động đã ly hương để tìm kiếm việc làm ở các khu công nghiệp, đô thị. Để lại một ĐBSCL với nền nông nghiệp chỉ có 2,21% tỷ lệ người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và phần lớn lao động phổ thông giản đơn, làm việc theo kinh nghiệm, thời vụ.

ĐBSCL được định hướng cần đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại từ khu thương mại, dịch vụ, trung tâm logistics đến hệ thống chợ dân sinh hỗ trợ hiệu quả cho các trung tâm đầu mối về nông nghiệp.

ĐBSCL được định hướng cần đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại từ khu thương mại, dịch vụ, trung tâm logistics đến hệ thống chợ dân sinh hỗ trợ hiệu quả cho các trung tâm đầu mối về nông nghiệp.

Ông Trần Gia Long, Phó Vụ trưởng vụ kế hoạch – Bộ NN&PTNT cho biết: “Doanh nghiệp trong vùng còn ít, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, trình độ áp dụng khoa học công nghệ còn thấp. Quy mô doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp - nông thôn chiếm 95% - 96% là doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc là siêu nhỏ, nên sức chống chịu, rủi ro trước các cú sốc như những năm vừa qua đã ảnh hưởng rất lớn”.

Tại quyết định phê duyệt quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, thì vùng ĐBSCL được định hướng cần đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại từ khu thương mại, dịch vụ, trung tâm logistics đến hệ thống chợ dân sinh hỗ trợ hiệu quả cho các trung tâm đầu mối về nông nghiệp; chú trọng xây dựng hệ thống kho chứa và bảo quản nông sản đảm bảo đủ tiêu chuẩn; phát triển thương mại điện tử, thương mại biên giới để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá và thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông sản có thế mạnh.

Đồng thời, tăng cường liên kết, hợp tác giữa các địa phương, hợp tác xã, hiệp hội, doanh nghiệp để xây dựng, củng cố một số nhận diện thương hiệu chính về nông sản vùng ĐBSCL đối với thị trường trong nước, quốc tế.

Ông Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, quan điểm của Bộ là đẩy mạnh đầu tư vào logistics nông sản, nên doanh nghiệp cũng nên hướng theo xu thế này để đầu tư: “Bộ Nông nghiệp đang trình Thủ tướng Chính phủ đề án logistics nông sản, trong đó chúng tôi tập trung vào 3 trung tâm lớn. Một là trung tâm logistics ở ngay vùng nguyên liệu để đảm bảo được kho chứa hàng, kho chứa nguyên liệu, rồi dịch vụ tư vấn về luật để giúp cho người nông dân, thì những trung tâm này nằm rải rác ở các quận, huyện. Trung tâm thứ hai là ở các thành phố lớn để vừa có chức năng chế biến sâu, vừa đảm bảo xuất khẩu. Mô hình thứ ba đó là mô hình ở các cửa khẩu thì chúng tôi cũng làm các trung tâm dịch vụ logistics chủ yếu là trữ hàng để mà xuất sang các nước, chính cái dịch vụ này giảm giá thành rất lớn cho chi phí sản xuất”.

Vào ngày 16/10, Bộ NN&PTNT chính thức triển khai Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao. Đề án tạo bước ngoặc đột phá lớn cho nông nghiệp chuyên canh lương thực lớn nhất cả nước, tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn ĐBSCL. Bộ NN&PTNT đã hình thành hầu hết các văn bản pháp luật để phục vụ chương trình như lập các ban chỉ đạo, ban hành các tiêu chí tham gia, các quy trình kỹ thuật, tập huấn khuyến nông, trong đó có cả vấn đề kêu gọi cấp vốn, ban quản lý xây dựng các chương trình, dự án để tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ, gặp gỡ hợp tác các tổ chức quốc tế.

Ông Võ Xuân Tân - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang cho biết, địa phương đã sẵn sàng nguồn nhân lực cho đề án này: “Địa phương chúng tôi vẫn đang triển khai công tác đào tạo nghề. Theo tôi nghĩ, để giải quyết việc làm ở nông thôn thì lĩnh vực Dịch vụ nông nghiệp hiện nay khá tiềm năng. Cơ giới hóa cần lao động ứng dụng máy móc cũng tạo việc làm cho người lao động. Chính sách vốn giúp nông dân khởi nghiệp một mặt tạo công ăn việc làm, một mặt phát triển ngành nghề lao động ở nông thôn, để chính nông dân làm ra những sản phẩm chất lượng và cung ứng cho các doanh nghiệp ở địa phương”.

Với tinh thần sẵn sàng của 12 tỉnh/thành có lúa ở ĐBSCL, trước mắt tới năm 2030 vùng đạt mục tiêu 1 triệu hecta lúa chất lượng cao. Khi đó, môi trường đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn ĐBSCL sẽ thật sự khởi sắc. 

Việc nâng cao trình độ sản xuất của nông dân, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để tạo sức cạnh tranh cao trên thị trường cũng là vấn đề cần được ĐBSCL quan tâm cải thiện.

Việc nâng cao trình độ sản xuất của nông dân, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để tạo sức cạnh tranh cao trên thị trường cũng là vấn đề cần được ĐBSCL quan tâm cải thiện.

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại ĐBSCL trong năm 2023 đạt khoảng 100.000 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2022. Tuy nhiên, trong những năm qua, vùng này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thực tế, để thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn tại ĐBSCL, các bộ ngành và địa phương cần tập trung đồng bộ vào một số chính sách với các ưu tiên đặc thù cho vùng.

Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đây vẫn là  yếu tố quan trọng thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Các cấp, các ngành, các địa phương cần tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, thông tin liên lạc, đặc biệt là ở các khu, cụm công nghiệp nông nghiệp, thủy sản.

Bên cạnh đó, việc nâng cao trình độ sản xuất của nông dân, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để tạo sức cạnh tranh cao trên thị trường cũng là vấn đề cần được quan tâm cải thiện. Các cấp, các ngành, các địa phương cần đẩy mạnh đào tạo, tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ cho nông dân. Đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ nông sản thông qua việc xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước.

Nhà đầu tư cần được giảm tối thiểu sự chậm trễ trong việc giải quyết công việc và chấm dứt tình trạng “quan liêu”, làm sao cho dễ dàng trong việc kinh doanh của nhà đầu tư. Nông nghiệp ĐBSCL vốn đang chịu những tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường; đồng thời là ngành nghề dễ bị tác động bởi thị trường. Vì vậy, cần có chính sách bình ổn giá đối với vật tư đầu vào, chính sách hỗ trợ các sản phẩm đầu ra, hỗ trợ công nghệ bảo quản và chế biến nông sản nhằm đa dạng thị trường.

Đã đến lúc ĐBSCL phải thay đổi tư duy thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp, có thay đổi tư duy mới có thể khai phá hết tiềm năng và lợi thế của vùng, tạo những đường băng cho đồng bằng cất cánh.

 

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Thoát nước ở nông thôn

Thoát nước ở nông thôn

Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.

Xe buýt là phương tiện ưu tiên, không có nghĩa được bỏ qua vi phạm

Xe buýt là phương tiện ưu tiên, không có nghĩa được bỏ qua vi phạm

Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè

Giá cafe trong nước và thế giới đều biến động mạnh

Giá cafe trong nước và thế giới đều biến động mạnh

Sau đợt tăng vọt lên sát mức đỉnh lịch sử, giá cà phê Việt Nam đang đứng trước đà giảm mạnh.

Xin đừng lạm dụng phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Xin đừng lạm dụng phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm từ lâu vốn được ví như “trái tim của thủ đô”, là không gian văn hóa của Hà Nội và là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng thời gian qua, khu vực này lại liên tục được dùng để làm nơi tổ chức các hội chợ và sự kiện.

Lưu thông trên cao tốc: Tại sao đường càng đẹp, tai nạn lại càng nhiều?

Lưu thông trên cao tốc: Tại sao đường càng đẹp, tai nạn lại càng nhiều?

Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?

Không hiểu tiếng Việt

Không hiểu tiếng Việt

Dạo gần đây, trên các phương tiện truyền thông hoặc thậm chí là một vài tác phẩm văn học, chúng ta thường thấy xuất hiện cách hành văn khá “kỳ lạ”, không theo chuẩn thông thường của tiếng Việt. Cách viết này được dùng khá phổ biến, đến mức được cho là chuyện bình thường và mặc nhiên coi lối viết đó là đúng.

Đẩy lùi lãng phí trong giao thông, bắt đầu từ đâu? (Bài 2):  Ùn tắc liên miên nhưng cầu đường vẫn “ế”

Đẩy lùi lãng phí trong giao thông, bắt đầu từ đâu? (Bài 2): Ùn tắc liên miên nhưng cầu đường vẫn “ế”

Như VOV Giao thông đã đề cập, ùn tắc giao thông đang lấy đi khoảng 3% tổng thu nhập của các đô thị hàng đầu nước ta, gây thiệt hại hàng tỉ USD mỗi năm, gây tổn thất và lãng phí xã hội khổng lồ.