Không cho vượt gác đường ngang, nhân viên gác chắn bị hành hung
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 30/12 khi một nhân viên đường sắt bị hành hung vì từ chối cho phương tiện vượt qua gác chắn trong lúc dừng chờ tàu.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Triển khai thực hiện chương trình GDPT mới 2018 thực sự là thử thách với toàn ngành giáo dục trong hơn 3 năm qua, khi các cán bộ quản lý, nhà trường và giáo viên phải “vừa làm, vừa quen” với SGK mới, phương pháp dạy học mới và cách đánh giá mới.
Thông tư 22 của Bộ GD&ĐT đã cung cấp “thước đo” cho các trường đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, cũng như hiệu quả của quá trình dạy và học.
Vấn đề là đo sao cho đúng, cho chuẩn để cả thầy và trò thực sự biết mình ở đâu, tránh “căn bệnh” thành tích lâu nay và thực sự tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cho tương lai.
Những tờ giấy khen học sinh tiên tiến, học sinh giỏi đã gắn bó với nhiều thế hệ học sinh trong hàng chục năm qua. Và nay, khi họ đã trở thành phụ huynh, việc con đạt học lực khá mà không có giấy khen thực sự khiến nhiều người bất ngờ, dù cách đánh giá mới đã bước sang năm thứ ba thực hiện.
Con trẻ tủi thân với bạn bè, cha mẹ hụt hẫng khi không có gì để “nộp” cho công ty, tổ dân phố trong các dịp khen thưởng thiếu nhi, câu chuyện để nói với đồng nghiệp, bạn bè cũng trầm hơn khi “bệnh thành tích” đã len lỏi vào xã hội, không chỉ là chuyện của riêng nhà trường hay các thầy cô giáo.
Thực tế, bệnh thành tích xuất hiện ở bất cứ đâu có thi đua, khen thưởng, nhưng nó nguy hiểm hơn trong lĩnh vực giáo dục, nơi tạo ra nguồn nhân lực cho tương lai đất nước. Chính vì vậy, điểm mới trong Thông tư 22 về việc bỏ giấy khen học sinh tiên tiến là cần thiết trong cuộc chiến với “căn bệnh” này, khi câu nói “100% học sinh khá và giỏi” đã trở thành câu tấu hài đầy châm biếm, và việc trao giấy khen “đại trà” sẽ chẳng còn mang giá trị khích lệ.
Tuy nhiên, đó là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Những câu chuyện về lớp học có trên 50% học sinh giỏi và xuất sắc thoạt nghe đã thấy không ổn, bởi theo quy luật, trong một số đông, số lượng người giỏi và kém bao giờ cũng là số ít, còn những người ở mức giữa mới là đa số. Là do các em thực sự giỏi, hay các thầy cô vì thương các em hoặc vì nguyên nhân nào khác mà “lỏng tay” trong việc chấm điểm, đánh giá? Những người trong cuộc hẳn đều đã có câu trả lời.
Đổi mới giáo dục là yêu cầu cấp thiết để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao - một trong ba khâu đột phá của chiến lược phát triển đất nước. Trong đó, học thực chất, đánh giá thực chất là một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công đổi mới.
Thông tư 22 đã cung cấp “thước đo” mới, phù hợp cho các trường thực hiện chương trình mới, trong bối cảnh mới, vấn đề là “đo” thế nào cho chuẩn phụ thuộc vào trách nhiệm, tâm huyết của các cô thầy.
Đánh giá thực chất là cách yêu thương học sinh đúng đắn nhất, để các em thực sự biết mình ở đâu, không tự mãn, biết nỗ lực hơn để đạt kết quả tốt hơn.
Đánh giá thực chất là cách giáo viên nhìn nhận đúng đắn nhất về quá trình dạy và học, hiệu quả ra sao, để kịp thời khắc phục bất cập, hoặc điều chỉnh ngày càng tốt hơn.
Và đánh giá thực chất cũng là cách để nhà trường, ngành giáo dục chữa trị dứt điểm căn bệnh thành tích, không để thành tích ảo làm chệch hướng “đoàn tàu” đổi mới, không để tờ giấy khen học sinh giỏi bây giờ có thể chỉ ngang tầm với học sinh tiên tiến trước đây.
Ngoài sự nhìn nhận thẳng thắn, ngành giáo dục cũng cần quan tâm, động viên kịp thời, tạo điều kiện nâng cao thu nhập, ổn định đời sống giáo viên, để các thầy cô giữ được ngọn lửa nhiệt huyết với nghề. Sự nỗ lực của các cán bộ, thầy cô trong việc thực hiện chương trình GDPT mới hơn 3 năm qua là rất đáng trân trọng, trong đó có việc đánh giá học sinh, bởi việc cho điểm số như trước đây là dễ dàng hơn nhiều so với từng dòng nhận xét tỉ mỉ như hiện tại.
Và không thể thiếu đi trách nhiệm của các bậc phụ huynh trong quá trình học tập của con em mình. Cha mẹ cần quen dần với việc con trẻ có thể không có giấy khen; quan tâm, nhắc nhở, động viên các cháu thay vì thúc ép, tạo áp lực, hay tìm những cách tiêu cực để có được thành tích. Sự chung tay của toàn xã hội là “liều thuốc” hữu hiệu nhất cho căn bệnh thành tích bấy lâu nay và thúc đẩy quá trình dạy - học ngày càng hiệu quả, thực chất hơn./.
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 30/12 khi một nhân viên đường sắt bị hành hung vì từ chối cho phương tiện vượt qua gác chắn trong lúc dừng chờ tàu.
Đại võ sư Quốc Tế, Long Phi Thanh là truyền nhân cuối cùng cũng là truyền nhân ưng ý nhất của người sáng lập nên Long Hổ Hội. Xuyên suốt hành trình hơn 60 thập kỷ năm ăn cũng võ, ngủ cũng võ, người võ sư nay đã ngoài 70 tuổi ấy vẫn đau đáu với ước mơ đem võ Việt ra thế giới.
Chủ đầu tư, liên doanh các nhà thầu, Tư vấn Giám sát và các đơn vị liên quan đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ các gói thầu của dự án để có thể hoàn thành thông xe toàn tuyến đường Vành đai 3 (đoạn qua TP.HCM) vào ngày 30/6/2026.
Vài ngày trở lại đây, đường nhánh nối ngõ 336 đường Láng men theo gầm tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh-Hà Đông nối với phố Yên Lãng (quận Đống Đa, Hà Nội) đã được thông xe. Việc mở đường nhánh này đã tác động tích cực tới 2 “điểm nóng” giao thông gần đó là Ngã tư Sở và nút Láng-Yên Lãng.
Nếu coi giao thông đô thị là một bức tranh, thì các ngã tư là bức tranh thu nhỏ, phản ánh sinh động nền nếp giao thông của một thành phố. Tại Hà Nội, tình trạng vi phạm giao thông khá phổ biến, đặc biệt với người điều khiển xe máy, với các lỗi điển hình vượt đèn đỏ, đi ngược chiều...
Xuất phát từ mong muốn giúp các em nhỏ nông thôn có cơ hội tiếp cận với ngoại ngữ, anh Nguyễn Hoàng Khang ngụ huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long đã đứng ra kết nối và điều phối lớp dạy tiếng Anh miễn phí với sự hỗ trợ của các tình nguyện viên và giáo viên nước ngoài.
Cứ vào dịp cuối năm, người dân tại nhiều địa phương ở TPHCM lại phải đối mặt với tình trạng đường sá bị đào xới, vỉa hè ngổn ngang để phục vụ việc sửa chữa, nâng cấp. Điều này gây ra không ít bức xúc, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao thông của người dân.