Thoát nước ở nông thôn
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Sáng ngày 14/9, tất cả các địa phương và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tiến hành ra quân tổng vệ sinh môi trường nhằm khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Hai phường bị ảnh hưởng ngập lụt là Chương Dương và Phúc Tân của quận Hoàn Kiếm đã huy động các lực lượng chức năng và nhân dân tham gia dọn dẹp, tổng vệ sinh môi trường, phun khử khuẩn phòng chống dịch bệnh để hỗ trợ người dân khôi phục các hoạt động sản xuất, kinh doanh, từng bước vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống.
Tại quận Tây Hồ, sau khi nước rút, người dân khu vực ngoài bãi sông thuộc phường Tứ Liên cũng đang hối hả dọn dẹp lại nhà cửa, ngõ phố.
Còn tại TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái, nước đã rút dần tại một số địa bàn, người dân bắt đầu trở về dọn dẹp sau lũ. Bà Ngô Phương Liên, phường Đồng Tâm, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái chia sẻ, cách đây vài ngày, mực nước từng lên cao bằng tầng 1 đến nay đã rút nhưng vấn đề dọn dẹp và xử lý rác thải gặp nhiều khó khăn: “Rác ở đây chưa có chỗ thoát nên chỉ được quét từ trong nhà ra ngoài sân thôi, chưa biết bao giờ mới xong được”.
Ông Vũ Văn Mạnh phường Đồng Tâm, TP Yên Bái bày tỏ lo lắng: "Sau lũ, tất cả các rác thải của người dân nước ngập khiến rác trôi nổi. Công tác vệ sinh và phòng bệnh rất quan trọng, vất vả. Chúng tôi đang phân loại rác thải nhựa và vô cơ riêng ra để thu gom được thuận tiện hơn".
Ngoài tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn sau mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 3, tại tỉnh Lào Cai, hiện các lực lượng cứu hộ, người dân địa phương đang tích cực khắc phục hậu quả sau bão như vét dọn bùn đất, vệ sinh môi trường nhà ở và đường sá, không để dịch bệnh bùng phát ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.
Ông Lê Việt Đông - Phó Trạm trưởng Trạm Y tế thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng thông tin: “Sau khi nước rút, trạm y tế đã cử cán bộ phụ trách từng thôn, tổ dân phố xuống tận nơi để hướng dẫn người dân pha hóa chất khử khuẩn trong nhà cũng như các dụng cụ trong gia đình để đảm bảo vệ sinh và đảm bảo an toàn thực phẩm".
Sau khi bão tan, nước rút, người dân phải đối mặt với nguy cơ dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, việc người dân cần ưu tiên làm là nhanh chóng dọn dẹp để vừa hạn chế phát sinh dịch bệnh, vừa giúp cho công việc diễn ra nhanh hơn.
Tiếp đó, người dân phải làm sạch nguồn nước, phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt. PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh, các biện pháp cấp thiết cần triển khai: “Thời điểm này rất quan trọng vì nếu chúng ta sống trong môi trường ô nhiễm, không có nước sạch thì dịch bệnh phát triển nên việc rất cần là gấp rút vệ sinh môi trường, loại bỏ chất thải, thu dọn, vét bùn, thau rửa nước rồi khử khuẩn”.
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Sau đợt tăng vọt lên sát mức đỉnh lịch sử, giá cà phê Việt Nam đang đứng trước đà giảm mạnh.
Hồ Hoàn Kiếm từ lâu vốn được ví như “trái tim của thủ đô”, là không gian văn hóa của Hà Nội và là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng thời gian qua, khu vực này lại liên tục được dùng để làm nơi tổ chức các hội chợ và sự kiện.
Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?
Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè
Dạo gần đây, trên các phương tiện truyền thông hoặc thậm chí là một vài tác phẩm văn học, chúng ta thường thấy xuất hiện cách hành văn khá “kỳ lạ”, không theo chuẩn thông thường của tiếng Việt. Cách viết này được dùng khá phổ biến, đến mức được cho là chuyện bình thường và mặc nhiên coi lối viết đó là đúng.
Ô nhiễm, bốc mùi, mất vệ sinh là những điều không hề khó để bắt gặp tại nhiều khu chợ truyền thống. Thực trạng này đã dẫn khiến những khu chợ “mất điểm” trong mắt người tiêu dùng, trở thành một trong những nguyên nhân khiến chợ truyền thống ngày càng vắng vẻ, đìu hiu.