Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Cuộc sống cơ cực, tài xế xe tải lên tiếng

Thái Sơn: Chủ nhật 11/06/2023, 10:09 (GMT+7)

Điều kiện làm việc khắc nghiệt, phải đánh đổi kỳ nghỉ bên gia đình bằng những chuyến đi xa, tuy nhiên nhiều tài xế xe tải đường dài ở châu Âu lại không được hưởng mức lương tương xứng với những nỗ lực họ bỏ ra.

Yêu thích thể thao, không hút thuốc lá hay uống rượu, Yurii Kryvonos, một tài xế 46 tuổi, luôn tự tin vào sức khỏe của mình trước khi tới đầu quân cho hãng vận tải hàng hóa Litva Girteka vào năm 2018.

Tuy nhiên chỉ sau gần 5 năm, Yurii cho biết, chế độ làm việc khắc nghiệt trong thời gian dài, cùng điều kiện ăn uống, sinh hoạt không đảm bảo khiến sức lực của anh bị suy giảm nghiêm trọng và giờ đây thậm chí không còn khả năng làm việc: “Tôi không ngủ đủ giấc vì thường xuyên phải lái xe vào ban đêm và liên tục bị kiệt sức. Sau một cơn sốt gần đây, cơ thể tôi bắt đầu có dấu hiệu kỳ lạ. Tôi chỉ có thể ngủ ngồi bởi cứ nằm xuống là không thể thở được và thường bị nôn sau khi vừa ăn xong”.

Các tài xế phải nghỉ trong cabin chật chội - Ảnh The Observer

Các tài xế phải nghỉ trong cabin chật chội - Ảnh The Observer

Yurii chia sẻ, trong một lần đi giao hàng xuyên biên giới vào năm 2020, anh bất ngờ bị suy tim và thận nên được đưa tới bệnh viện ở Cộng hòa Séc đúng đêm Giáng sinh. Sau vài tuần điều trị, đủ sức khỏe để xuất viện, các bác sĩ khuyên anh cần tiếp tục chạy thận một thời gian khi trở về Litva.

Tuy nhiên, thay vì được bố trí xe cứu thương, Yurii lại bị các ông chủ yêu cầu quay trở lại trên một chiếc xe tải cùng một tài xế thực tập, đồng thời vẫn phải nhận hàng trên đường về.

Yurii cho biết, do sức khỏe chưa hồi phục, lại phải lái xe qua chặng đường 800 dặm từ Cộng hòa Séc, nên về đến Litva bệnh của anh càng trở nặng: “Công ty không làm gì ngay cả khi tài xế thực tập báo cáo rằng tôi bị ốm. Chúng tôi chỉ được yêu cầu tiếp tục làm việc. Họ chưa bao giờ quan tâm xem chúng tôi đang bị mắc bệnh ra sao và cần phải tới bệnh viện”.

Girteka, có trụ sở tại Litva và Ba Lan, là một trong những công ty giao hàng lớn nhất châu Âu, với 19.000 nhân viên, phục vụ cho các đối tác khổng lồ như Amazon, Ikea hay DHL. Doanh nghiệp này vận hành hơn 9.000 xe tải, 880.000 lượt giao hàng mỗi năm, trải rộng khắp các quốc gia từ Đông Âu cho tới Vương quốc Anh và sử dụng lái xe qua những công ty con.

Tuy nhiên, nhiều tài xế của Girteka phản ánh, họ phải làm việc trong điều kiện tệ hại như ngủ chen chúc hàng tuần trong các cabin chật chội. Công ty không trả phí sử dụng nhà tắm có vòi hoa sen tại các trạm dừng chân hoặc bến đỗ, trừ khi xe của họ đang chở một món hàng đặc biệt giá trị. Các tài xế cũng cho biết, họ sẽ bị phạt nếu sử dụng nhiều dầu diesel, thậm chí chỉ để sưởi ấm cabin vào những đêm đông lạnh giá trên đường đi.

Anh Kinazi, một tài xế xe tải cho biết: “Công ty không bao giờ cho lái xe tiền ăn ở, đôi khi chỉ trả phí đỗ xe, nhưng thường áp dụng hình phạt tài chính với tài xế. Tôi từng bị phạt 450 Euro vì lỗi ‘sử dụng nhiều nhiêu liệu’”.

Trên trang web chính thức, Girteka hứa hẹn ‘các tài xế có cơ hội kiếm từ 2.000-2.500 Euro mỗi tháng, sau thuế’. Nhưng theo khảo sát của Liên Công đoàn lao động FNV có trụ sở tại Hà Lan, nhiều tài xế chỉ kiếm được số tiền dưới mức lương tối thiểu ở các quốc gia mà họ đang giao hàng.

Liên đoàn lao động cũng cáo buộc, doanh nghiệp vận tải ‘lách luật’ bằng cách trả lương theo mức tối thiểu hợp pháp ở Litva là hơn 5 Euro mỗi giờ. Tuy nhiên, nhiều tài xế dành phần lớn thời gian giao hàng ở các quốc gia khác. Ví dụ tại Anh có mức lương tối thiểu là 11,9 Euro, Đức 12 Euro, trong khi Tây Ban Nha thấp nhất là hơn 8 Euro.

Ông Edwin Atema, phụ trách bộ phận Nghiên cứu và khảo sát thuộc Liên Công đoàn lao động FNV bày tỏ: “Yurii chỉ là một trong hàng nghìn tài xế phải chịu đựng khi làm việc cho Girteka. Công ty này cam kết tuân thủ nguyên tắc của Liên hợp quốc về quyền của người lao động nhưng chính sách tốt đẹp này không bao giờ đến được với những lái xe như Yurii”  

'Bếp ăn' của tài xế dưới gầm xe tải - Ảnh The Observer

'Bếp ăn' của tài xế dưới gầm xe tải - Ảnh The Observer

Ông Edwin Atema thông tin, theo quy định hiện hành của Liên minh châu Âu (EU), tài xế phải được nghỉ ngơi ít nhất 45h sau mỗi 2 tuần làm việc, với chỗ ở đầy đủ tiện nghi có nhà vệ sinh và giường ngủ. Sau 4 tuần, người sử dụng lao động phải cho phép lái xe trở về thăm nhà. Quy tắc nêu rõ, tất cả chi phí ăn ở, nghỉ ngơi của tài xế sẽ do đơn vị sử dụng lao động chi trả.

Đáp lại phản ứng gay gắt từ truyền thông châu Âu, các đối tác lớn của Girteka là Amazon, Ikea và DHL cho biết đang mở cuộc điều tra, đồng thời tuyên bố có thể xem xét chấm dứt hợp đồng nếu phát hiện đơn vị vận chuyển vi phạm quy định về tiền lương và điều kiện làm việc của người lao động.

Ikea khẳng định, muốn tất cả tài xế vận chuyển hàng hóa phải có điều kiện làm việc tốt và đối sử công bằng. Do vậy, họ sẽ ‘thực hiện bất kỳ hành động cần thiết nào’ sau khi đánh giá tình hình. Trong khi đó, Amazon cho biết, luôn yêu cầu các đối tác giao hàng của mình phải tuân thủ quy định hiện hành bao gồm tiền lương và thời gian làm việc phù hợp cho tài xế.  

Tại Việt Nam, lái xe tải vẫn thường được xem là một trong những nghề khá vất vả, do vậy các tài xế phải rèn luyện được tính kiên trì, khả năng chịu đựng áp lực nghề nghiệp hay nói cách khác cần có lòng yêu nghề.

Bên cạnh đó, lái xe tải đường dài cũng đòi hỏi tài xế phải có sức khỏe tốt vì họ sẽ có những hành trình kéo dài, đôi khi từ 3-5 ngày, thậm chí 1 tuần hay cả tháng. Nếu không có sức khỏe tốt, người lái xe sẽ không đủ tỉnh táo để điều khiển phương tiện và rất dễ gây ra tai nạn. 

Thái Sơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Người dân TP.HCM nói gì khi Metro số 1 chính thức vận hành?

Người dân TP.HCM nói gì khi Metro số 1 chính thức vận hành?

Từ ngày 11 đến 17/11, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vận hành thử nghiệm 100% công suất thiết kế với 14 đoàn tàu (thêm 3 đoàn tàu dự phòng). Đây là tín hiệu mừng chuẩn bị việc chạy chính thức vào đầu tháng 12/2024 và vận hành thương mại vào đầu năm 2023.

Người già cần gì?

Người già cần gì?

Việt Nam hiện đang là một quốc gia có tốc độ già hóa dân số rất nhanh. Số người trên 60 tuổi hiện đã đạt gần 17 triệu người. Dù vậy, câu hỏi: Người già cần gì? Vẫn khiến không ít người trong chúng ta bối rối.

Hà Nội: Tập trung xử lý các vi phạm của xe ôm công nghệ

Hà Nội: Tập trung xử lý các vi phạm của xe ôm công nghệ

Tình trạng nhiều tài xế xe ôm công nghệ vi phạm giao thông đang diễn ra khá phổ biến ở Hà Nội, trong đó nhiều người điều khiển phương tiện phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, thậm chí là bất chấp nguy hiểm đi ngược chiều và đón trả khách tại các lối lên xuống vành đai, nguy cơ gây TNGT rất rao.

Hơn 1 tỷ trẻ em trên toàn cầu là nạn nhân của bạo lực

Hơn 1 tỷ trẻ em trên toàn cầu là nạn nhân của bạo lực

Hơn 1 tỷ trẻ em, thường xuyên phải đối mặt với các hình thức bạo lực. Cứ 4 phút, trên thế giới có 1 trẻ em tử vong vì bạo lực. Mỗi năm có khoảng 130.000 thanh thiếu niên dưới 20 tuổi bị cướp đi sinh mạng vì bạo lực.

Giá vàng vẫn tiếp tục ‘rơi tự do’

Giá vàng vẫn tiếp tục ‘rơi tự do’

1 tuần qua, người mua vàng miếng ở đỉnh một tuần trước nếu bán ra lúc này đã lỗ 9,5 triệu đồng/lượng, trong khi nếu mua vàng nhẫn 9999 lỗ 9,1 triệu đồng/lượng.

Đừng để tốc độ đánh cắp tương lai (Kỳ 1): Tăng tốc độ - giảm an toàn ở cổng trường

Đừng để tốc độ đánh cắp tương lai (Kỳ 1): Tăng tốc độ - giảm an toàn ở cổng trường

Hơn 17 triệu trẻ em nước ta hiện đang tham gia giao thông từ nhà đến trường 2 – 4 lượt mỗi ngày. Các em đi chung đường với các phương tiện khác, các em thiếu vỉa hè và không có hạ tầng dành riêng để đảm bảo an toàn.

Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỉ USD

Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỉ USD

Tiếp tục Chương trình kỳ họp, sáng 13/11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.