Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

“Công chúng không còn cần người đưa tin truyền thống nữa”

Chu Đức: Thứ tư 21/06/2023, 15:17 (GMT+7)

Cũng như các ngành nghề khác, khi bước vào thời đại chuyển đổi số, chịu sức ép cạnh tranh dữ dội từ các loại hình truyền thông xã hội mới, các công cụ trí tuệ nhân tạo, báo chí phải thay đổi, làm mới, nếu không muốn bị thụt lùi và đánh mất công chúng của mình.

Hôm nay là tròn 98 năm ngày báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023). Trong suốt những năm qua, các cơ quan báo chí, các nhà báo, phóng viên đã khẳng định được vai trò, vị thế của dòng chảy thông tin chính thống trong đời sống xã hội, nhận được sự tin tưởng, đồng hành của công chúng.

Tuy nhiên, cũng như các ngành nghề khác, khi bước vào thời đại chuyển đổi số, chịu sức ép cạnh tranh dữ dội từ các loại hình truyền thông xã hội mới, các công cụ trí tuệ nhân tạo, báo chí phải thay đổi, làm mới, nếu không muốn bị thụt lùi và đánh mất công chúng của mình.

Nhằm tìm hiểu sâu hơn về nhu cầu thông tin của công chúng và sức ép thay đổi của báo chí hiện nay, PV VOV Giao thông đối thoại với nhà báo Nguyễn Cao Cường, chuyên gia báo chí truyền thông, giảng viên Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam.

 

Theo nhà báo Nguyễn Cao Cường, chuyển đổi số cơ quan báo chí thì trách nhiệm lớn nhất thuộc về Tổng biên tập.

Theo nhà báo Nguyễn Cao Cường, chuyển đổi số cơ quan báo chí thì trách nhiệm lớn nhất thuộc về Tổng biên tập.

PV: Thưa nhà báo Nguyễn Cao Cường, gần đây anh nhận được nhiều lời mời tập huấn nghiệp vụ cho các cơ quan báo chí trung ương và địa phương, phải chăng đây là chỉ dấu cho thấy, các tòa soạn, phóng viên, nhà báo đang có nhu cầu thay đổi rất mạnh mẽ cho hợp với thời cuộc?

Nhà báo Nguyễn Cao Cường: Chúng ta có thể thấy, chuyển đổi số đang là xu hướng mạnh mẽ ở Việt Nam. Trên thế giới, các cơ quan báo chí họ đã ứng dụng công nghệ, đa dạng hóa các nguồn thu, để chạy trốn khỏi một khủng hoảng lớn bao trùm lĩnh vực báo chí. Tờ NewYorkTimes đã thay đổi nguồn thu chính sang từ người dùng.

Tại Việt Nam, thực tế vài năm trở lại đây, đặc biệt sau đại dịch Covid-19, cho thấy: Nếu báo chí không thay đổi, chắc chắn sẽ đứng ngoài cuộc chơi. Bây giờ, các kênh truyền thông trên mạng xã hội rất phát triển, họ có thể xây dựng kênh riêng trên youtube, facebook, tiktok… Điều này tạo ra những thách thức rất mới khiến báo chí phải đối diện.

Các cơ quan báo chí về cơ bản vẫn chưa lựa chọn được con đường, cách thức, mô hình, chưa biết chuyển đổi số như thế nào, chuyển đổi cái gì, giải quyết các vấn đề gì.

PV: Những câu hỏi mà các tòa soạn cần trả lời là gì, thưa ông?

Nhà báo Nguyễn Cao Cường: Trong bối cảnh này, chúng ta cần tiếp cận từ mấy góc độ.

Thứ nhất, về công nghệ, chúng ta đã được trang bị công cụ sản xuất, xuất bản theo hình thức số hóa như yêu cầu hay chưa, hay vẫn đang sử dụng công cụ lạc hậu của thế kỷ trước.

Thứ hai, tư duy của lãnh đạo cơ quan báo chí đã đủ cởi mở để sẵn sàng chấp nhận chuyển đổi số hay chưa, hay vẫn hoài nghi, ngại ngần, chưa tin tưởng với việc đẩy sản phẩm lên các nền tảng khác, nền tảng thứ ba.

Thứ ba, trình độ kỹ năng, thái độ nhận thức của người phóng viên, chủ thể sáng tạo tác phẩm báo chí, đã sẵn sàng sử dụng công cụ mới, công nghệ, phương thức sản xuất mới, hay vẫn thờ ơ, ngại khó.

Và thứ tư là các cơ chế chính sách. Hiện chúng ta đang vướng vào khá nhiều cơ chế để chuyển đổi số thành công. Đó là cơ chế tính định mức nhuận bút. Hiện các sản phẩm nền tảng số, new media, OTT thì chưa có định mức ở cơ quan báo chí. Nếu muốn xây dựng định mức phải được cơ quan nhà nước ban hành, mất một vài năm. Nên cơ chế tài chính, chi tiêu nội bộ, định mức nhuận bút là cái chúng ta phải xử lý.

Với công cụ AI như Chat GPT, Canva, MidJourney, công chúng đã không còn cần người đưa tin truyền thống nữa.

Với công cụ AI như Chat GPT, Canva, MidJourney, công chúng đã không còn cần người đưa tin truyền thống nữa.

PV: Các báo, đài đã thích ứng như thế nào trước những thách thức đó?

Nhà báo Nguyễn Cao Cường: Nhiều cơ quan báo chí đã quan tâm hơn tới việc tạo ra thêm nguồn doanh thu. Thúc ép đấy khiến họ tìm đến giải pháp mới, đó là các nền tảng social media. Trong thời gian vừa qua, có một số báo đài địa phương đã làm rất tốt tối ưu hóa nguồn thu này.

Như ở phía Nam, Truyền hình Vĩnh Long có kênh youtube nhiều triệu người xem, tạo ra doanh thu đáng kể tái đầu tư sản xuất. Ở miền Trung, có báo, đài truyền hình Nghệ An bám theo trend về cuộc xung đột Nga-Ukraine, tạo ra sức hút người xem lớn.

Ở cấp độ Trung ương, hàng loạt tờ báo lớn đã sử dụng nền tảng này, coi đó là một hướng đi để tạo doanh thu bù đắp, như báo Thanh niên, Tuổi trẻ, Sức khỏe đời sống, ANTV, VOV…

Như anh nói, các cơ quan báo chí vẫn đang tìm các hướng đi mới, nhưng có một bài toán đặt ra là làm sao để giữ được bản sắc mà vẫn theo được xu hướng?

Nhà báo Nguyễn Cao Cường: Nếu theo dõi các nền tảng truyền hình, thì một sự kiện đưa tin có hang loạt đài đến đưa tin. Công chúng có lý do để lựa chọn đài này và bỏ qua đài khác. Như vậy, nếu chỉ đi vào tin tức thì tự đánh mất đi cơ hội sở hữu công chúng riêng. Không phải đài nào cũng sẵn sàng bỏ ra một đống tiền để làm phim, mua bản quyền thể thao, sản xuất phim tài liệu, khoa học đắt tiền. Trong khi lĩnh vực tin tức dễ làm lại bị cạnh tranh.

Vậy thì đi như thế nào? Sau khi phân tích dữ liệu của một số kênh trên truyền thông xã hội, tôi nhận thấy có xu hướng, khán giả dần quan tâm nhiều hơn vào các nội dung chuyên sâu: Phân tích, bình luận.

Ví dụ liên quan xung đột Nga-Ukraine, ngoại trừ tìm kiếm tin tức, khán giả bắt đầu tìm kiếm nhiều hơn để trả lời câu hỏi tại sao, cần giải đáp. Trong núi tin tức đồ sộ, chúng ta không có bình luận chuyên sâu, khán giả sẽ thiếu thông tin. Tôi cho rằng, với các cơ quan báo chí nói chung, đi vào phân tích, bình luận là xu hướng tốt. Nó không đòi hỏi bỏ ra chi phí nhiều như những xu hướng khác.

Công chúng có nhu cầu tăng thêm về các thông tin chuyên sâu dạng phân tích, bình luận. Đây được cho là hướng đi phù hợp lúc này để các tòa soạn giữ được bản sắc, lôi kéo thêm công chúng

Công chúng có nhu cầu tăng thêm về các thông tin chuyên sâu dạng phân tích, bình luận. Đây được cho là hướng đi phù hợp lúc này để các tòa soạn giữ được bản sắc, lôi kéo thêm công chúng

Với các nhà báo, phóng viên, họ cần thay đổi thế nào trước thời đại làm báo mới này, thưa ông?

Nhà báo Nguyễn Cao Cường: Gần đây nhất, chúng ta cảm thấy lo lắng khi Chat GPT ra đời với những tính năng cực mạnh. Hay AI của Canva, MidJourney đã trợ giúp người sáng tạo nội dung vẽ ra ảnh minh họa sát thực tế, các chatbot giọng đọc, tạo nhận diện khuôn mặt, nếu như chúng ta không sử dụng được những công nghệ đó, thì chúng ta có giá trị nào đây?

Tôi sẽ không cần một người đưa tin bình thường nữa, các con bot sẽ thu thập tin tức để tạo ra những tác phẩm đơn giản. Công việc của người phóng viên đưa tin đơn giản đã biến mất. Người ta không cần người đưa tin theo kiểu truyền thống nữa.

Chúng ta đã sử dụng được công nghệ để biến sản phẩm của phóng viên với chất lượng cao hơn, hàm lượng phân tích, trí tuệ cao hơn để thu hút độc giả hay chưa? Những câu hỏi như vậy đặt ra với phóng viên, biên tập viên là rất lớn. Nếu chúng ta không thay đổi, chúng ta sẽ thua.

PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện./.

 

Chu Đức/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông 'nóng' từ trước giờ cao điểm

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông "nóng" từ trước giờ cao điểm

Trưa và chiều 26/4, nhiều tuyến đường ở Hà Nội và TP.HCM đã "nóng" dần lên khi nhiều người dân bắt đầu rời khỏi thành phố để về quê, đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Muôn kiểu nghỉ lễ

Muôn kiểu nghỉ lễ

Không nghỉ lễ cũng không về quê với gia đình, những năm trở lại đây, nhiều người đã chọn cách đi làm xuyên các kỳ nghỉ lễ để tăng thêm thu nhập, tích lỹ kinh nghiệm hay đơn giản là được làm các công việc mình yêu thích.

Phòng cháy chủ động hơn nhờ mô hình “Tổ liên gia PCCC”

Phòng cháy chủ động hơn nhờ mô hình “Tổ liên gia PCCC”

Thời gian qua, mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC và Điểm chữa cháy công cộng” được triển khai tại địa bàn quận Tây Hồ (Hà Nội) đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, góp phần không nhỏ vào công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ.

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

Gần đây, người dân sống tại chung cư LuxGarden trên đường Nguyễn Văn Quỳ, phường Phú Thuận, quận 7 (TP.HCM) phản ánh ban đêm đoạn đường thiếu đèn chiếu sáng và có nhiều container đậu ngổn ngang. Thêm vào đó, khu vực này có rất nhiều chó thả rông tấn công người dân mỗi khi đi qua khiến không ít người té ngã.

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Sở GTVT TP.HCM vừa đề nghị các đơn vị tăng cường xử lý shipper vi phạm giao thông. Người dân thủ đô cũng mong muốn tương tự trước tình trạng shipper thường xuyên chở, móc hàng hóa cồng kềnh; dừng đỗ, giao nhận hàng chiếm dụng lòng, lề đường...

Sân bay Tân Sơn Nhất chuẩn bị phục vụ dịp Lễ và cao điểm hè 2024 thế nào?

Sân bay Tân Sơn Nhất chuẩn bị phục vụ dịp Lễ và cao điểm hè 2024 thế nào?

Theo dự báo của ngành hàng không, kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 tới đây các cảng hàng không sẽ rất sôi động với lượng hành khách tăng cao đột biến so với ngày thường, riêng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, dự kiến sẽ có khoảng 700.000 lượt hành khách đi và đến trong dịp này.

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Thời gian gần đây, nhiều chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn ghi nhận số trường hợp vi phạm đã giảm hẳn, thậm chí có chốt không phát hiện vi phạm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sự giảm này mới chỉ là tạm thời do lực lượng chức năng kiểm tra xử lý thường xuyên.