Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbo, doanh nghiệp xuất khẩu cần thích ứng để giảm áp lực (Phần 1)

Như Ngọc - Anh Thư: Thứ hai 25/09/2023, 20:54 (GMT+7)

Từ 1/10 tới đây, Liên minh châu Âu (EU) - thị trường xuất khẩu trọng yếu của Việt Nam - sẽ bắt đầu lộ trình đánh thuế carbon đối với hàng hóa vào thị trường này. Điều này sẽ tạo ra những thách thức mới đối với các quốc gia xuất khẩu vào EU, bao gồm cả Việt Nam.

 

Ảnh minh họa: Báo Công thương

Ảnh minh họa: Báo Công thương

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) CBAM sẽ cho phép Liên minh châu Âu đơn phương áp thuế đối với hàng nhập khẩu từ các nước không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường do Liên minh châu Âu đặt ra. Mức giá cao hay thấp sẽ dựa trên tính toán lượng khí carbon phát thải ra nhiều hay ít để sản xuất mặt hàng đó.

Giải thích thêm về cơ chế này, ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cũng lưu ý: "Đây là quy định rất mới của EU. Cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới là tính một khoản phí đối với những sản phẩm nhập khẩu vào châu Âu. Trước tiên cần hiểu đây không phải quy định mà áp dụng đối với quốc gia cụ thể nào cả mà đơn thuần áp dụng đối với hàng hoá. Thế thì ở đây nó không giống Hiệp định thương mại giữa 2 khu vực kinh tế hay 2 khu vực khác nhau có sự ưu đãi hơn hay có sự phân biệt đối xử hơn, mà quy định này chỉ áp dụng toàn bộ hàng hoá mà thôi. Do đó, nếu hàng hoá không phải từ VN hay từ một quốc gia nào khác cũng phải chịu khoản phí tương tự".

Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào Liên minh châu Âu nếu muốn tránh khoản chi này, thì chỉ có cách giảm mức phát thải trong quá trình sản xuất tại nước mình xuống ngang bằng tiêu chuẩn môi trường của Liên minh châu Âu, hoặc mua chứng chỉ phát thải. Cả 2 cách đều làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong 3 năm đầu tiên, kể từ ngày 1/10 sắp tới, phía châu Âu mới chỉ yêu cầu doanh nghiệp phải lập tờ khai bóc tách lượng khí thải liên quan đến sản phẩm. Một cách để doanh nghiệp làm quen dần với quy định mới.

Chia sẻ về các giai đoạn của cơ chế, bà Nguyễn Hồng Loan, Chuyên gia Dự án Hỗ trợ kỹ thuật về đánh giá tác động của CBAM chia sẻ: "Với quy định gần đây được phê duyệt vào tháng 5/2003 và chính thức có hiệu lực từ ngày mùng 1/10 năm nay là Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU đã đưa định giá carbon của EU để áp với các sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên họ cũng đưa ra một lộ trình là chúng ta có thời gian chuyển tiếp từ nay đến năm 2026 và tỉ lệ mà chúng ta phải chi trả chứng chỉ CBAM cũng sẽ tăng dần từ năm 2026 đến năm 2034, tức là chúng ta có một lộ trình để chuẩn bị. Tuy nhiên cũng phải nhận định rằng các tiêu chuẩn xanh của Châu Âu đang được áp dụng rộng rãi hơn và sâu rộng hơn".

Đánh giá thêm về những thách thức mà doanh nghiệp Việt có thể sẽ phải đối mặt, chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết: "Nếu doanh nghiệp không tuân thủ các quy định thì việc xuất khẩu các nước sẽ gặp khó khăn và rõ ràng, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tuân thủ, nghiên cứu hết sức kỹ càng các quy định để không bị mất thị phần ở những nước như Liên minh châu Âu".

Đối với những chính sách và tiêu chuẩn xanh của EU hiện nay, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập - Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu biết đến: "Ở đây tôi có một số những thông tin quý vị có thể tham khảo, ví dụ như đến gần 70% doanh nghiệp Việt Nam đã biết về chương trình từ nông trại đến bàn ăn của EU trong chiến lược xanh áp dụng đối với các sản phẩm nông sản thực phẩm hay đến gần 80% doanh nghiệp có liên quan biết đến luật chống phá rừng của EU. Chiến lược dệt may thì có ít hơn một chút, khoảng gần 60%; CBAM ít hơn nữa bởi vì hiện nay nó mới giới hạn ở 6 loại sản phẩm mà trong đó phần lớn không phải là những sản phẩm thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu. Điều đấy cho thấy các doanh nghiệp của chúng ta đã bắt đầu biết đến".

Do đó, nếu các doanh nghiệp của Việt Nam có một cái nhìn tổng thể, sẵn sàng chuẩn bị, thì sẽ có sự chuẩn bị tùy thuộc vào từng ngành, tùy thuộc vào từng khía cạnh. Do đó, ông Nguyễn Hải Minh cũng cho rằng: "Hiện là thời điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung thay đổi công nghệ, tìm ra những giải pháp thân thiện với môi trường, ít xả thải hơn, để giảm thiểu chi phí".

Theo báo cáo đánh giá tác động của thuế carbon lên Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ của WB, loại thuế này sẽ làm tăng 36 tỷ USD chi phí mỗi năm đối với thép, nhôm, xi măng xuất khẩu Việt Nam vào EU. Cần làm gì để giảm áp lực cho doanh nghiệp xuất khẩu sang EU? Và các doanh nghiệp cần phải thay đổi thích ứng ra sao? Nội dung này sẽ được chúng tôi tiếp tục đề cập trong bài viết tiếp theo. 

Thông tin thị trường chứng khoán

# VN-Index đóng cửa ở 1153,2 điểm, giảm mạnh gần 40 điểm. Sắc đỏ gần như chiếm trọn toàn bảng điện trong ngày hôm nay khi có đến 495 mã giảm điểm.

Trong đó, rất nhiều cổ phiếu đã đồng loạt giảm sàn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chung, như VIC, SSI, GVR hay SHB. Nhóm cổ phiếu có mức giảm nổi bật nhất toàn thị trường đó là BĐS.

Tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức hơn 23 nghìn tỷ đồng. Khối ngoại quay trở lại mua ròng mạnh trong ngày hôm nay với giá trị lên đến hơn 700 tỷ đồng

Thông tin trong nước và quốc tế

Trưởng ban Kinh tế Trung ương - ông Trần Tuấn Anh. Ảnh BTC.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương - ông Trần Tuấn Anh. Ảnh BTC.

# Theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, Việt Nam đề ra mục tiêu vào năm 2025 kinh tế số sẽ chiếm 20% GDP và tăng lên 30% vào năm 2030. 

# Bộ Tài chính vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 'Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2023-2030' thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính. 

# Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, NHNN đang đưa ra thông điệp rằng, tín dụng luôn sẵn sàng hỗ trợ và mở rộng cho các DN. Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục duy trì quan điểm điều hành này. 

# Trong khi đó, Bộ Tài chính đang đề xuất tăng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm như không giải thích rõ quyền và nghĩa vụ cho người mua, cưỡng ép người mua bảo hiểm. 

# Sau khi Hoa Kỳ và Việt Nam nâng cấp quan hệ, các chuyên gia dự báo, hàng tỷ USD từ các gã khổng lồ công nghệ Mỹ, Hàn ồ ạt rót vào Việt Nam, tâm điểm là các DN ngành điện tử, bán dẫn. 

# Một sự kiến đáng chú ý khác, đó là Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 và lễ Khánh thành Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia tại Hòa Lạc sẽ diễn ra trong 5 ngày (từ 28/10 đến 1/11 tới) tại Hà Nội. 

# Ở lĩnh vực BĐS: Bộ Xây dựng vừa yêu cầu với chung cư mini xây mới gần đây, địa phương phải kiểm soát chặt chẽ việc cấp giấy phép xây dựng, tuân thủ quy hoạch, PCCC, quản lý chất lượng và trật tự xây dựng.

# Còn theo Tổng LĐLĐ VN, với mức giá bán hiện nay, người LĐ sẽ mất đến 20 năm tiết kiệm mới mua được NƠXH trong điều kiện thu nhập tăng đủ bù đắp chi phí sinh hoạt và được vay NH lãi suất 0% trong suốt thời gian trả nợ. 

Thu hoạch lúa mỳ tại cánh đồng ở vùng Krasnoyarsk của Nga. (Ảnh: Reuters/TTXVN)

Thu hoạch lúa mỳ tại cánh đồng ở vùng Krasnoyarsk của Nga. (Ảnh: Reuters/TTXVN)

# Trung Quốc vừa kêu gọi tăng cường kết nối xuyên biên giới và hợp tác thương mại, đầu tư với Nga trong bối cảnh quan hệ kinh tế giữa hai nước hiện đang sâu sắc hơn bao giờ hết, bất chấp sự chỉ trích của các nước phương Tây. 

# Còn dữ liệu hải quan mới nhất của Trung Quốc cho thấy trong tháng 8, nhập khẩu hàng hóa Nga của Trung Quốc đã tăng 3% so với một năm trước đó lên 11,5 tỷ USD, đảo ngược mức giảm 8% trong tháng 7. 

# Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày vừa đã hạ dự báo tăng trưởng của khu vực châu Á đang phát triển là 4,7% trong năm nay, giảm nhẹ so với mức dự báo 4,8% trước đó. 

Nguyên nhân là do khu vực này đang đối mặt với ngày càng nhiều nguy cơ từ lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc và tình trạng lãi suất cao trên toàn thế giới. 

 

Như Ngọc - Anh Thư/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hầm chui hơn 70 tỷ, cứ mưa là ngập

Hầm chui hơn 70 tỷ, cứ mưa là ngập

Được đầu tư hơn 70 tỷ đồng nhưng thời gian qua, hầm chui trước cổng bến xe Miền Đông mới thuộc TP. Thủ Đức (TP.HCM) liên tục ngập nước mỗi khi trời mưa gây khó khăn cho người tham gia giao thông. Ngoài ra, người dân ô cùng ngán ngẫm khi trong hầm chui cũng nhếch nhác đủ loại rác thải.

Một vật nuôi, nhiều bức xúc

Một vật nuôi, nhiều bức xúc

Tình trạng chó thả rông và nguy cơ mất an toàn một lần nữa làm “nóng” dư luận sau liên tiếp trường hợp chó tấn công người, đặc biệt là bệnh dại gia tăng đột biến so với cùng kỳ 2023.

Kênh VOV Giao thông tuyển dụng

Kênh VOV Giao thông tuyển dụng

Kênh VOV Giao thông thông báo tuyển dụng các vị trí: Biên tập sáng tạo nội dung và Kỹ thuật viên dựng hình. Cụ thể như sau:

ATGT trên cao tốc: Mối liên hệ giữa tâm lý lái xe và hạ tầng kỹ thuật

ATGT trên cao tốc: Mối liên hệ giữa tâm lý lái xe và hạ tầng kỹ thuật

Sự phát triển nhanh chóng của đường cao tốc đã dẫn đến số lượng tên địa điểm phải hiển thị trên biển chỉ dẫn đường bộ ngày càng tăng.

Bất động sản đang 'cứu' tăng trưởng tín dụng nhiều ngân hàng

Bất động sản đang 'cứu' tăng trưởng tín dụng nhiều ngân hàng

Nhiều nhận định cho rằng, bất động sản đang 'cứu' tăng trưởng tín dụng nhiều ngân hàng. Theo đó, báo cáo tài chính quý 1/2024 từ 11 ngân hàng có thuyết minh vay theo ngành, dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản đạt khoảng 630.000 tỉ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2023.

Cần có quy định không gian chiều cao ở đô thị

Cần có quy định không gian chiều cao ở đô thị

Nhà cao tầng “băm nát” đô thị, 2km đường “cõng” 40 tòa chung cư... đã gây quá tải cho hạ tầng, gây ùn tắc giao thông và ô nhiễm khói bụi. Mật độ nhà cao tầng quá lớn xuất phát từ việc lợi dụng kẽ hở khi đang thiếu tiêu chuẩn cao tầng và các quy chuẩn quy hoạch cho khu cao tầng đô thị.

Ngẩng mặt nhìn nhau

Ngẩng mặt nhìn nhau

Người Việt Nam dành khoảng 7 giờ mỗi ngày để dùng internet, trong đó khoảng 2 tiếng rưỡi dùng mạng xã hội. Đối với người trẻ, thời gian dùng mạng xã hội khoảng 7 tiếng mỗi ngày.