Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

ATGT trên cao tốc: Mối liên hệ giữa tâm lý lái xe và hạ tầng kỹ thuật

Mai Ngọc: Thứ hai 20/05/2024, 06:13 (GMT+7)

Sự phát triển nhanh chóng của đường cao tốc đã dẫn đến số lượng tên địa điểm phải hiển thị trên biển chỉ dẫn đường bộ ngày càng tăng.

Nghiên cứu đưa ra khuyến cáo, để tránh khối lượng công việc trí óc quá lớn của người lái xe và ảnh hưởng đến hiệu suất lái xe, lượng thông tin trên biển báo không được quá nhiều, việc cài đặt biển báo nên sử dụng một bảng càng nhiều càng tốt.

Đó là chia sẻ của PGS.TS Phạm Thị Anh - Viện trưởng Viên nghiên cứu - đào tạo Đèo Cả, Trưởng Bộ môn An toàn và Môi trường - Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM bên lề Hội thảo của Kênh VOV Giao thông với chủ đề “An toàn giao thông trên cao tốc”.

PGS.TS Phạm Thị Anh - Viện trưởng Viên nghiên cứu - đào tạo Đèo Cả, Trưởng Bộ môn An toàn và Môi trường - Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM

PGS.TS Phạm Thị Anh - Viện trưởng Viên nghiên cứu - đào tạo Đèo Cả, Trưởng Bộ môn An toàn và Môi trường - Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM

PV: Việc nghiên cứu yếu tố con người, cụ thể hơn nữa là tâm lý của lái xe có ý nghĩa thế nào trong việc nâng cao an toàn giao thông trên cao tốc?

PGS.TS Phạm Thị Anh: Trên thế giới, có rất nhiều nghiên cứu về yếu tố kỹ thuật liên quan đến an toàn giao thông, nhưng dù yếu tố khoa học kỹ thuật công nghệ nào, chương trình nào thì cũng vì con người và cho con người.

Đặc biệt, đối với giao thông, con người lại là thành phần chính yếu, đóng vai trò cốt lõi. Cho nên các nghiên cứu về yếu tố con người, đặc biệt là tâm sin lý, hành vi của người lái xe, nói chung là “người sử dụng đường”, trong đó lái xe đóng vai trò quan trọng.

Ảnh minh họa: Autoday

Ảnh minh họa: Autoday

PV: Những biển báo trên các tuyến đường cao tốc của Việt Nam hiện đang có những bất cập nào gây ảnh hưởng đến tâm lý của người lái xe?

PGS.TS Phạm Thị Anh: Ở Việt Nam, hiện chưa có những nghiên cứu cụ thể về người lái xe sẽ đọc những biển báo trên cao tốc như thế nào. Trên thế giới, số liệu cho thấy, khi người lái xe đang lái xe trên cao tốc, các thông tin trên biển báo nhỏ hơn 7 thông tin/địa danh, thì chỉ nên là 1 biển báo.

Người ta cũng khuyến cáo khi thông tin quá nhiều hoặc trên nhiều biển báo thì sẽ tạo ra việc phản ứng chậm lại của người lái xe khi đang lái xe với tốc độ cao. Đó là một trong những yếu tố gây ra rủi ro khi lưu thông.

Bên cạnh đó, một số biển báo khi người lái xe vừa chạy tới thì mới thấy biển báo, như vậy, họ dễ dàng vi phạm luật giao thông.

Độ dài tuyến Bắc-Nam hơn 2.000 km, trong vòng 80 phút nếu người lái xe không được ngưng nghỉ sẽ ảnh hưởng đến sự mệt mỏi của tài xế và dẫn đến buồn ngủ.

PV: Bà có những đề xuất gì ở góc độ nghiên cứu?

PGS.TS Phạm Thị Anh: Về cơ sở hạ tầng, cần có những trạm dừng đỗ phù hợp. Trong báo cáo của tôi chỉ rõ, cả tuyến từ Long Thành - Giầu Dây; Dầu Giây - Phan Thiết; Cam Lâm - Vĩnh Hảo, thì chỉ có 1 trạm dừng ở vị trí cây số 41 và quá tải.

Việc quá tải ở trạm dừng sẽ làm mất thời gian, tâm lý ngại dừng xe, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường,…

Yếu tố truyền thông cũng rất quan trọng. Tôi nghĩ rằng, VOV Giao thông cùng các đơn vị có thể sản xuất một chương trình để khi người lái xe bắt đầu đi lên cao tốc thì sẽ có một cảnh báo hoặc bản tin ngắn để cảnh giác với người lái xe những yếu tố cần lưu ý.

PV: Trân trọng cảm ơn bà!

Mai Ngọc/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Nguy cơ tai nạn khi xe buýt vượt đèn đỏ

TP.HCM: Nguy cơ tai nạn khi xe buýt vượt đèn đỏ

Thời gian qua, nhiều tài xế điều khiển xe buýt trên địa bàn TP.HCM liên tục vi phạm luật giao thông, nhất là vượt đèn đỏ, gây bức xúc cho người dân và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. Từ đầu năm 2024 đến nay, đã có hàng trăm tài xế xe buýt vi phạm bị xử lý. 

Vì sao các tuyến QL phía Bắc hễ mưa là sạt lở, ngập lụt?

Vì sao các tuyến QL phía Bắc hễ mưa là sạt lở, ngập lụt?

Miền Bắc mới vào mùa mưa hơn 1 tháng, thế nhưng do ảnh hưởng của mưa lũ đã khiến cho nhiều tuyến đường bị sạt lở, ngập lụt, giao thông bị đình trệ, ảnh hưởng đến sản xuất và đi lại của người dân.

Hà Nội sống và yêu: Mùa hạ trong ký ức của ba

Hà Nội sống và yêu: Mùa hạ trong ký ức của ba

Ký ức mỗi người về mùa hè ở Hà Nội qua biến thiên thời gian có nhiều thứ để nói. Hà Nội bây giờ cũng khác xưa. Trải nghiệm một mùa hè nóng bức hơn cũng có nhiều đổi thay

Tổ chức lại giao thông, đường Cổ Linh hạ nhiệt

Tổ chức lại giao thông, đường Cổ Linh hạ nhiệt

Từ ngày 25/6, Sở GTVT đã thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông nút giao Cổ Linh - ngõ 541 Bát Khối (đoạn rẽ vào Trường THPT Thạch Bàn). Nút giao được đóng lại bằng dải phân cách cứng, các phương tiện chuyển hướng tại 2 điểm quay đầu xe rộng từ 11 - 14m, cách nút giao cũ từ 80 - 120m.

Xây dựng Luật Phòng bệnh, hành lang pháp lý vì sức khoẻ toàn dân

Xây dựng Luật Phòng bệnh, hành lang pháp lý vì sức khoẻ toàn dân

Chính phủ vừa thống nhất đưa dự án Luật Phòng bệnh vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2025, với mục tiêu góp phần nâng cao sức khoẻ về thể chất và tinh thần, chất lượng cuộc sống của người Việt Nam.Vậy, Luật Phòng bệnh đề cập những chính sách nào liên quan tới công tác phòng chống bệnh tật?

Rào chắn gầm cầu vượt Nguyễn Chí Thanh để thi công ga ngầm đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội

Rào chắn gầm cầu vượt Nguyễn Chí Thanh để thi công ga ngầm đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội

Ngày 6/7, dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội sẽ bắt đầu rào chắn đoạn dưới gầm cầu vượt nút giao Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã phục vụ thi công Dốc hạ ngầm khu vực C.

Bỏ đếm ngược đèn tín hiệu, liệu có làm gia tăng va chạm?

Bỏ đếm ngược đèn tín hiệu, liệu có làm gia tăng va chạm?

Vừa qua Sở GTVT TP.HCM cho biết đang tiến hành thí điểm không sử dụng đồng hồ đếm ngược tại một số nút giao lớn trên địa bàn thành phố. Đề xuất này đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận cũng như cộng đồng lái xe.