Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thiên lý hữu tình

Chuyện về những cô dâu Việt ở Đài Loan

Hải Hà: Thứ năm 28/12/2023, 20:00 (GMT+7)

Hiện có khoảng trên 400.000 người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc), trong số đó có khoảng 100 nghìn cô dâu Việt.

Cuộc sống nơi đất khách quê người có muôn vàn khó khăn do những bất đồng về ngôn ngữ, khác biệt về văn hóa và những áp lực về kinh tế, song nhiều cô dâu Việt vẫn từng ngày cố gắng gìn giữ và lan tỏa tiếng Việt, văn hóa Việt. Bởi tiếng Việt là niềm tự hào dân tộc và là điểm tựa vững chắc cho văn hóa truyền thống, giúp các thế hệ người Việt thứ hai, thứ ba hiểu và giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam.

Bên cạnh đó, nhiều chị em đã nỗ lực xây dựng các hội, nhóm, mạng lưới để hỗ trợ các cô dâu Việt ổn định cuộc sống, học nghề, làm kinh tế nhằm nâng cao vị thế của họ trong gia đình, xã hội.         

Người phụ nữ truyền lửa tình yêu tiếng Việt

Tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân nhưng khi đặt chân sang Đài Loan năm 1999, chị Phạm Mỹ Dung- Phó Chủ tịch Hội trưởng Hội phát triển quảng bá và phát triển văn hóa tân di dân tại Đài Loan., không thể tìm được công việc phù hợp với chuyên ngành đã học vì những bất đồng về ngôn ngữ.

Ban đầu, chị Dung chỉ làm trợ giúp cho một số trung tâm và đồn cảnh sát nhưng cũng từ đây, chứng kiến nhiều trường hợp người nước ngoài, trong đó có người Việt Nam bị kỳ thị.

Chị Dung luôn mong muốn có thể làm được một điều gì đó để nâng cao vị thế của người Việt ở Đài Loan: "Mình nghĩ phải làm gì đó để cải quan về cách nhìn của người bản địa đối với người nước ngoài tại Đài Loan và trong đó có người Việt.

Vì vậy, mình đã đi làm tình nguyện viên ở các trung tâm xã hội và những trường đại học cộng đồng. Trong quá trình đó, mình đã góp nhặt tất cả những cơ hội để có thể đứng trên bục giảng hay là đứng trên khán đài để truyền bá văn hóa, ẩm thực và ngôn ngữ  của Việt Nam".

Chị Phạm Mỹ Dung, Phó Chủ tịch, Hội trưởng Hội phát triển quảng bá và phát triển văn hóa tân di dân tại Đài Loan. 

Chị Phạm Mỹ Dung, Phó Chủ tịch, Hội trưởng Hội phát triển quảng bá và phát triển văn hóa tân di dân tại Đài Loan. 

Sau khi kết hôn với ông xã người Đài Loan, dù công việc gia đình bận rộn nhưng chị Dung vẫn dành thời gian đi dạy tiếng Việt cho cộng đồng.  Ròng rã suốt hàng chục năm trời, cứ đến cuối tuần, chị Dung cùng “bạn đồng hành” cô con gái nhỏ đi khắp nơi để dạy tiếng Việt.

Những buổi mẹ lên lớp, con ngồi kế bên học lên, nên nhờ đó tiếng Việt, văn hóa Việt đã thấm vào tâm hồn thơ trẻ một cách tự nhiên. Đến bây giờ, cậu con trai của chị Dung 14 tuổi nói tiếng Việt sõi và hát tiếng Việt rất hay.

Không chỉ dạy cho người Việt Nam, mà bất cứ khi nào có cơ hội, chị Dung và các cô dâu Việt đều tranh thủ dạy cho người bản địa những câu nói đơn giản bằng tiếng Việt. Vào những dịp cuối tuần hay các dịp lễ hội, các chị em sẽ tự tay nấu những món ăn của Việt Nam như nem rán, bún thịt nướng, phở … để mời những người bản địa. Cùng với đó, các cô dâu Việt còn tổ chức các hội nhóm Những người thích học tiếng Việt; Những người thích ẩm thực Việt, văn hóa Việt để cộng đồng người Việt giao lưu

Anh Hoàng Văn Lợi, một người đã có nhiều năm sống tại Đài Loan cho hay, trước đây, anh rất lo lắng về việc thế hệ con cháu sau này không còn nhớ tiếng Việt. Tuy nhiên, kể từ khi tiếng Việt chính thức được chính quyền sở tại cho phép được đưa vào giảng dạy trong các trường tiểu học và trung học cơ sở, cùng với sự miệt mài của các cô dâu Việt, anh Lợi tin rằng, tiếng Việt sẽ giúp các cháu nhớ về cội nguồn, nhớ về quê hương đất nước:

"Tôi phải nói rằng có một sự nỗ lực rất lớn trong việc bảo tồn và phát huy tiếng Việt. Bởi vì hiện nay,  có đến 90% các cô giáo tham gia giảng dạy tiếng Việt ở các trường trung học, tiểu học là các cô dâu Việt. Họ tham  gia giảng dạy tiếng Việt  xuất phát từ niềm đam mê đối với ngôn ngữ tiếng Việt và cũng mong muốn được giữ gìn tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ con cháu, các thế hệ về sau"

Để được đứng trên bục giảng dạy , hàng năm các cô dâu Việt sẽ phải vượt qua một kỳ thi tuyển. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam, đặc biệt Bộ Ngoại giao, Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn dành cho giáo viên là kiều bào tại nước ngoài. Bên cạnh đó, với những giáo viên không có cơ hội về Việt Nam nâng cao nghiệp vụ, chị Dung cùng các chị em ở Cao Hùng, Đài Nam mở nhiều lớp tập huấn, mời các giáo sư, giảng viên từ Việt Nam sang giảng dạy, chia sẻ phương pháp dạy học và sử dụng AI để làm giáo trình tiếng Việt.

Theo chị Dung, khi sinh sống và làm việc ở nước ngoài, điều quan trọng để gìn giữ những giá trị văn hóa của dân tộc cho thế hệ sau và khẳng định vị thế của người Việt ở trên thế giới chính là quảng bá văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam.

Chị Dung bày tỏ mong muốn: "Hiện tại, có một niềm vui rất lớn là tại Đài Loan, tiếng Việt đã được đưa vào sử dụng cho các trường học là một môn học lựa chọn. Đấy là một sự thành công sau những vất vả của tất cả những chị em người Việt nói chung là sang đi kết hôn và trong đó có mình. Chúng tôi rất mong Văn phòng Đài Bắc và Chính phủ Việt Nam ủng hộ về vấn đề giáo trình để cho giáo viên nước ngoài có được một giáo trình hoàn thiện hơn để giảng dạy".

Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, bà con người Việt lại dành thời gian để gặp gỡ, giao lưu trong dịp Xuân quê hương. Tuy nhiên, theo anh Lợi, năm nay, Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã tổ chức một hoạt động đặc biệt nhằm kỉ niệm ngày tôn vinh tiếng Việt, nhận được sự hưởng ứng cao: "Năm 2023, năm đầu tiên trong cộng đồng người Việt có tổ chức một cuộc thi Thuyết trình tiếng Việt và thu hút được rất nhiều các cháu từ tiểu học trung học, thậm chí là cả đại học tham gia thuyết trình về tiếng Việt và đó cũng là một cơ hội để các cháu có thể rèn luyện ngôn ngữ.

Và thông qua đó các cháu cũng hiểu biết nhiều hơn về văn hóa vì phong tục tập quán của người Việt Nam. Tôi đánh giá đấy là những nỗ lực rất lớn của các cô dâu Việt nói riêng và cộng đồng người Việt tại Đài Loan nói chung trong việc giữ gìn phát huy và giảng dạy tiếng Việt trong các cơ sở các trung tâm đào tạo tiếng Việt tại Đài Loan".          

Chủ cửa hàng làm đẹp đi lên từ vấp ngã

Hiện nay, số lượng người dân di dân đến Đài Loan ngày càng đông và cuộc sống của các cô dâu Việt đã có nhiều khởi sắc. Nhiều cô dâu đã có cơ hội lựa chọn những công việc phù hợp với khả năng và sở thích của mình, không ít người đã có những bứt phá thành công, như trường hợp chị Anh Kỳ, chủ một chuỗi cửa hàng làm đẹp và giáo viên dậy về làm đẹp.

Chị Anh Kỳ

Chị Anh Kỳ

Gặp chị Anh Kỳ trực tiếp, ít ai nghĩ rằng, người phụ nữ trẻ trung, xinh đẹp đã lên chức bà nội và không ai ngờ cuộc đời của chị đã trải qua nhiều biến cố, thăng trầm đến như vậy. Chị Kỳ kể, tình cờ gặp ông xã người Đài Loan trong một đám cưới em bạn tại Tp.HCM và nghe lời “dụ dỗ” Đài Loan nhiều cảnh đẹp nên sau hơn 1 năm tìm hiểu, chị đã theo chàng về dinh.

Nhưng cuộc sống không màu hồng như những gì tưởng tượng, sống ở một đất nước hoàn toàn xa lạ, không có người thân, ngôn ngữ bất đồng, cộng với việc, bị phụ thuộc kinh tế hoàn toàn vào gia đình chồng nên chị Kỳ rơi vào thế yếu và không nhận được sự tôn trọng từ chồng. Rạn nứt ngày càng cao nên chị Kỳ đã quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân 8 năm, một mình dắt con trai rời khỏi nhà chồng mà không có bất cứ tài sản nào.

 Với 2 bàn tay trắng, chị Kỳ đă bắt đầu bằng công việc sắp lá trầu rồi học làm nail, sau đó mở tiệm nail chung với bạn rồi từ từ tách ra. Nhớ lại những ngày đầu lập nghiệp với nghề làm móng tay, chị Kỳ cho biết, gặp khá nhiều khó khăn.

Nhưng nhờ tìm hiểu thị trường và dành thời gian về Việt Nam nâng cao tay nghề nên chị Kỳ đã lựa chọn một dịch vụ rất riêng của cửa hàng mình đó là  dịch vụ lấy khóe móng tay, chân- điều mà những cửa hàng bản địa không có. Ban đầu chỉ có 1, 2 khách là người bản địa, nhưng nhờ dịch vụ, kỹ thuật tốt, cửa hàng nail Anh Kỳ ngày càng đông khách và không ngừng mở rộng thêm lĩnh vực phun xăm, làm mặt. 

Sau 15 lập nghiệp, đến nay chị Kỳ đã  nhượng quyền 2 cơ sở làm đẹp và trực tiếp quản lý 1 cơ sở có doanh thu hàng 100 nghìn tệ mỗi tháng. Chị Kỳ cũng đồng thời tham gia giảng dạy tại các khoa, chuyên ngành làm đẹp tại một số trường, cơ sở giáo dục.  Sở dĩ, chuỗi cửa hàng làm đẹp do người Việt làm chủ là nhờ có giá dịch vụ rẻ và tay nghề của thợ rất vững, khéo léo. 

Tuy nhiên, điều chị Kỳ mong muốn là có thể hướng dẫn, dậy nghề cho nhiều cô dâu Việt hay những phụ nữ Việt đang sinh sống ở Đài Loan có một nghề ổn định, giúp họ có thể ổn định cuộc sống và thành công. Đối với những học viên người Việt, chị Kỳ luôn dành sự ưu đãi về học phí bằng non nửa so với bình thường.

Bởi chị Kỳ mong muốn được dìu dắt người Việt tại Đài Loan nói chung và cô dâu Việt nói riêng có công việc, tự chủ kinh tế để có cuộc sống tốt hơn và thế hệ thứ 2, 3 sau này có vị thế và tiếng nói ở quốc gia bản địa.

Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là mối đe dọa đối với nhiều ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt. Hiện nay, tiếng Việt là 1 trong 7 ngôn ngữ của các nước Đông Nam Á được giảng dạy tại các trường tiểu học và trung học tại Đài Loan.

Tuy nhiên, để tiếp tục giữ gìn và phát huy tiếng Việt, đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của chị Dung, chị Kỳ mà còn cần sự chung tay của các cô dâu Việt khác và cộng đồng người Việt Nam trên toàn cầu.

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Trong các ngày 25 và 26/7/2024, trên địa bàn TP.Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Người dân Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội phản ánh về tình trạng bụi bặm, đường xá ngổn ngang do công trình cải tạo, chỉnh trang lại vỉa hè, hệ thống thoát nước và chiếu sáng trên QL21B đoạn qua thị trấn Vân Đình đang triển khai thi công, ảnh hưởng đến đi lại và đời sống.

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Năm 2023, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam vào khoảng 600 nghìn tấn, bằng 63% lượng đường của các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cờ vỉa

Cờ vỉa

Với cánh mày râu, có một món ăn tinh thần vẫn tồn tại lâu nay trong cuộc sống, đó là thú chơi cờ tướng vỉa hè. Nếu bộ hàng ngang qua những vỉa hè trên phố, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng nhóm người tụ tập xung quanh bàn cờ tướng kèm theo những âm thanh nhộn nhịp cả một góc phố.

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Tại Hà Nội, nhiều tuyến đường đã được đầu tư từ lâu để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thế nhưng các tuyến đường này vẫn chưa cho thấy hiệu quả hoạt động của nó. Đơn cử như tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, phần đường đáng ra được dành riêng cho người đi bộ, thì nay đã trở thành bãi đỗ xe…

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Sau giai đoạn ủy thác ban đầu, việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương quản lý quốc lộ là một bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hành chính, không chỉ giúp giảm tải gánh nặng cho trung ương mà còn phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong việc quản lý và bảo trì quốc lộ.