Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thời Sự

Chuyên gia ADB: TP. HCM xoay xở với ngập lụt và ách tắc để bắt kịp tốc độ tăng trưởng

Mai Ngọc: Thứ tư 12/10/2022, 09:59 (GMT+7)

Với gần 13 triệu dân, TP.HCM vẫn đang phải xoay xở với ngập lụt và quá tải đô thị trong nỗ lực bắt kịp tốc độ phát triển nhanh chóng mặt của chính mình.

Tại đường Tô Ngọc Vân đoạn qua phường Linh Đông (quận Thủ Đức, TP.HCM), nước từ con kênh lớn chảy ra đường gây ngập lút bánh xe.

Tại đường Tô Ngọc Vân đoạn qua phường Linh Đông (quận Thủ Đức, TP.HCM), nước từ con kênh lớn chảy ra đường gây ngập lút bánh xe.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã xếp hạng TP. HCM là một trong 10 thành phố có nguy cơ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Mặc dù tình trạng ngập lụt tại đây vẫn chưa quá nghiêm trọng như ở thủ đô Bangkok (Thái Lan) hay Jakarta (Indonesia), nhưng úng ngập do mưa to và thủy triều vẫn đang xảy ra ở nhiều nơi trong thành phố.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây do tờ South China Morning Post, tờ báo tiếng Anh lâu đời nhất của Hong Kong (Trung Quốc) thực hiện, ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam nhận định rằng: “Cần phải phân loại những vấn đề của TP.HCM thành hai loại thách thức. Một là các vấn đề đô thị hóa thường gặp như ô nhiễm, tắc đường, tiếp cận các dịch vụ công cộng và hạ tầng nhà ở. Nhóm còn lại là các thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu, mà giờ đây đã trở nên đặc biệt rõ rệt. Hai loại thách thức này sẽ liên đới nhau và cùng tạo ra những hậu quả nặng nề.”

Sức ép hạ tầng của đô thị hơn 10 triệu dân

Dân số thực tế của TP.HCM gia tăng nhanh với bình quân mỗi năm tăng khoảng 200.000 người, trung bình cứ mỗi 5 năm gia tăng thêm khoảng một triệu người. Tốc độ gia tăng dân số kéo theo những áp lực lớn lên quản lý đô thị, đầu tư hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, nhất là hệ thống thoát nước và ngăn triều của thành phố. Trong khi đó, một loạt dự án chống ngập của thành phố vẫn đang treo lơ lửng do vướng mắc về vốn và mặt bằng.

Các chuyên gia cảnh báo tình trạng chậm tiến độ các dự án hạ tầng lớn nhằm giảm tắc đường và ngập lụt sẽ gây ra nhiều vấn đề trong tương lai.

Nổi bật nhất là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM nối vùng trung tâm thành phố với khu vực ngoại thành phía Đông vào năm 2018. Tuyến đường này do chính phủ Nhật Bản tài trợ và đã khởi công từ năm 2012, tuy nhiên, ngày thông tuyến đã phải đẩy lùi tới cuối năm 2023 do đội vốn và chậm tiến độ. Xa hơn nữa là sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay này hiện đã quá tải công suất, nhưng dự án xây dựng nhà ga T3 vẫn bị trì hoãn.

Cho đến nay, hệ thống phòng chống ngập lụt do thuỷ triều vẫn chưa có ngày vận hành chính thức.

Mặc dù tình trạng ngập lụt tại TP.HCM vẫn chưa đến mức độ thảm họa như Bangkok hay Jakarta, úng ngập do mưa to và thủy triều đã đang là “chuyện thường ngày” ở nhiều nơi trong thành phố.

Nếu tình trạng các dự án chậm tiến độ tiếp tục tiếp diễn, điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên công tác phòng chống ngập lụt và khó có thể bắt kịp được với tốc độ đô thị hóa của thành phố trong tương lai.

---

---

Chịu ảnh hưởng nặng nề trước biến đổi khí hậu

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã xếp hạng TP.HCM là một trong 10 thành phố có nguy cơ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Một trong những lý do chính là vị trí địa lý đặc biệt của thành phố, khi mà 40-45% diện tích đất ở đây chỉ cao khoảng từ 0-1m so với mực nước biển, 15-20% diện tích cao từ 1-2m và rất ít diện tích ở độ cao hơn 4m.

Bên cạnh đó, các thách thức về đô thị hoá và gia tăng dân số cũng là nguyên nhân khiến TP.HCM đặc biệt dễ tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Theo Báo cáo "TP.HCM - Thích nghi với biến đổi khí hậu" của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các thành phố vệ tinh phía Nam xung quanh TP.HCM, đặc biệt là các thành phố nằm về phía Tây Nam và Đông Nam của thành phố, có khả năng thường xuyên bị ngập lụt. Dự báo đến năm 2050, sẽ có 265 phường trên địa bàn thành phố bị ảnh hưởng bởi tình trạng ngập cực đoan, tương đương với 71% diện tích TP.HCM.

Đại diện Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Việt Nam mới đây trong cuộc phỏng vấn với tờ South China Morning Post cũng nhận định:“Quan trọng nhất là cần đảm bảo an toàn khi cùng lúc có nhiều sự kiện hiểm họa cùng xảy ra, như mưa lớn trong lúc thủy triều dâng và các sông suối đang chảy mạnh. Nếu như không nắm bắt được khả năng xảy ra và tác động của những sự kiện này thì không một hệ thống nào có thể phòng chống được ngập lụt hoàn toàn, và ngập lụt vẫn sẽ tiếp diễn.”

Biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra nhanh hơn với nhiều tác động tiêu cực trên toàn thế giới, và TP.HCM không nằm ngoài những tác động này. Tuy nhiên, vẫn còn thời gian để thực hiện các giải pháp phù hợp để dần thích nghi, với bước đầu tập trung vào các dự án phòng chống ngập lụt và ngăn triều cường.

Ảnh: AFP

Ảnh: AFP

Xây dựng tương lai

“Nếu như không có ý chí chính trị đủ mạnh để đối mặt với các vấn đề ngay bây giờ, sẽ rất khó để xử lý cùng vấn đề đó của 20 năm sau khi thành phố ngày càng đông dân hơn và mật độ xây dựng cũng như ách tắc còn trầm trọng hơn", ông Jeffries (ADB) nhận xét.

Việt Nam là một nền kinh tế năng động, nhưng nếu không đưa ra các giải pháp kịp thời, thách thức kép gồm tốc độ đô thị hóa nhanh chóng mặt cùng với tác động khôn lường của biến đổi khí hậu có thể khiến kìm hãm tốc độ tăng trưởng của thành phố.

Phòng chống ngập lụt là một phần tối quan trọng trong quá trình phát triển lâu dài và là cơ hội để xây dựng mô hình phát triển đô thị của thành phố.

Các chuyên gia đồng ý rằng TP.HCM cần phải hành động cương quyết để phòng chống ngập lụt nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người dân trong tương lai.

Trong khi đó, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á cho rằng: Năng lực quy hoạch, chọn thầu và giám sát của chính quyền địa phương vẫn còn hạn chế.

Ông Hiệp cho biết: “Vẫn còn vấn đề trong việc triển khai và thực hiện. Năng lực quy hoạch, chọn thầu và giám sát của chính quyền địa phương vẫn còn hạn chế, vì vậy mặc dù có kinh phí thì vẫn gặp vấn đề về kém chất lượng, chậm tiến độ hay tham nhũng, dẫn đến cơ sở hạ tầng yếu kém.”

 

Mai Ngọc/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.