Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thành phố tôi yêu

Chim đã quay lại với rừng!

Kim Loan: Thứ sáu 14/04/2023, 09:05 (GMT+7)

Như một quy luật, vào độ tháng 4, tháng 5, khắp các cánh rừng rộng lớn ở ĐBSCL đón hàng trăm đàn chim di cư bay về làm tổ. Mùa hè năm nay, nhiều cánh rừng ghi nhận số lượng cá thể quay về sinh sản tăng cao, như một tín hiệu lạc quan về môi trường đã trong lành hơn.

 

"So với mọi năm thì năm nay chim quay về nhiều, đặc biệt con Quắm đen quay lại làm tổ sinh sản. Xưa nay con Quắm đen bay về kiếm ăn chứ không làm tổ. Nay chúng quay về để sinh sản", ông Trần Bình Lộc – Giám đốc Ban quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ ven biển Bạc Liêu cho biết.

Cũng theo ông Trần Bình Lộc thì năm nay, khu rừng đặc dụng Bạc Liêu đã có “sức sống” mới khi những loài chim quý đã bắt đầu làm tổ sinh sôi.  Khu bảo tồn sinh cảnh Vườn chim Bạc Liêu rộng 380 hecta, có đến 60.000 cá thể chim, cò, 150 loài động vật, 109 loài thực vật. Đây là Khu bảo tồn nằm trong nội ô thành phố. Thời gian qua, những hoạt động sản xuất khói bụi và năng lượng đã phần nào làm cho các các thể chim cò bỏ đi nơi khác.

2023 được đánh giá là năm có nhiều cá thể chim, cò quay lại rừng vì môi trường sống đã cải thiện. Ảnh: An Tran Photography

2023 được đánh giá là năm có nhiều cá thể chim, cò quay lại rừng vì môi trường sống đã cải thiện. Ảnh: An Tran Photography

Ông Trần Bình Lộc – Giám đốc Ban quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ ven biển Bạc Liêu cho biết thêm: "Lý do chim quay lại là không có tác động bên ngoài. Trước đây vùng đệm của rừng là khu công nghiệp, ban đêm đốt đèn, quạt điện…nhiều tác động con người đã khiến các cá thể bỏ đi. Mấy năm nay, dân bỏ đi làm xa, ao trống nên sự tác động bên ngoài đã ít dần đi."

Tương tự tại vườn quốc gia Tràm Chim Tam Nông (Đồng Tháp) các cá thể cũng quay về nhiều hơn mọi năm để sinh sản. Vườn quốc gia Tràm Chim có diện tích gần 7.500 hecta, thực vật có khoảng 130 loài, hàng trăm loài động vật có xương sống, hàng chục loài cá và hơn 198 loài chim nước, chiếm khoảng ¼ số loài chim có ở Việt Nam.

Ông Phạm Văn Hiệp, ngụ tại ấp Cà Dăm, xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông, Đồng Tháp_ người đã sống nhiều năm gần vùng đệm của vườn quốc gia Tràm Chim Tam Nông cho biết, năm nay Cò Ốc quay lại giúp ông tiêu diệt thiên địch trên cánh đồng của mình: "Cò ốc bên đây nhiều lắm luôn, chỉ có con Sếu là không có thôi. Có năm có về mấy con, lâu lâu Sếu mới về 1 lần chứ còn mấy loại chim cò khác thì còn nhiều lắm."

Biến đổi khí hậu chỉ là một trong những nguyên nhân khiến chim bay đi mất, chủ yếu là công tác quản lí, tuyên truyền về ý thức chung tay xây dựng giữ gìn hệ sinh thái vẫn chậm đổi mới nên ngày càng có nhiều hành vi gây bất lợi cho công tác bảo tồn.

Nhiều loài chim hiện đã quay lại làm tổ

Nhiều loài chim hiện đã quay lại làm tổ

Ông Trần Bình Lộc - Giám đốc Ban quản lí Rừng đặc dụng phòng hộ ven biển tỉnh Bạc Liêu cho rằng, giải pháp để giữ các cá thể chim ở lại rừng hằng năm rất cần đến quy chế phối hợp giữa các ngành để quản lí, xử lí vi phạm về bảo vệ rừng, đột vật hoang dã… cộng với áp dụng biện pháp lâm sinh:

"Những nơi chim đậu thì thảm thực vật nơi đó bị cạn kiệt thì ta bảo tồn, tiến hành gieo ươm và trồng các loài cây bản địa thích hợp cho việc cư trú và sinh sản của chim. Điều tra, giám sát các loài chim để thống kê lại từng loài nhiều hay ít mà mình lập đề xuất các giải pháp bảo tồn. Quan trọng là công tác tuyên truyền ở cộng đồng dân cư và người dân vùng đệm, tuyên truyền chưa tới, dân chưa hiểu nên sẽ có động thái sắn bắt nên chim nó ở không được bắt buộc phải tìm nơi khác cư trú thôi."

Năm nay, Vườn quốc gia Tràm Chim Tam Nông sẽ đón nhận thêm cá thể Sếu đầu đỏ để nuôi dưỡng và phục hồi hệ sinh thái khu bảo tồn. Chim tự nhiên cũng quay về làm tổ là tín hiệu lạc quan về khí hậu mà môi trường sống của những loài động vật hoang dã đần cải thiện.

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn