Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Chế độ làm việc linh hoạt rơi vào “quên lãng”, ùn tắc quay trở lại

Hoàng Anh: Thứ sáu 22/07/2022, 08:18 (GMT+7)

Tại Singapore, giao thông đang trở nên đông đúc hơn đáng kể sau khi nước này dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân bởi những thay đổi về mô hình làm việc và mô hình di chuyển đã từng mang lại hiệu quả như trong thời điểm dịch COVID-19 căng thẳng đang dần bị “lãng quên”.

Theo số liệu từ Cơ quan Giao thông Vận tải Đường bộ Singapore, lưu lượng giao thông trên đường cao tốc đã đạt khoảng 95% so với mức trước trước dịch COVID-19 vào tháng 5, sau khi nới lỏng hầu hết các hạn chế vào ngày 26/4. Con số này đã tăng từ 90% vào tháng Giêng.

Các tài xế cho biết giao thông nhìn chung trở nên đông đúc hơn đáng kể kể từ khi dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch, bao gồm việc cho phép tất cả người lao động trở lại làm việc tại cơ quan.

Từ tháng 1 đến tháng 3, 50% nhân viên làm việc từ xa phải đến nơi làm việc, sau đó tỷ lệ này tăng lên là 75% và hiện tất cả người lao động đã quay trở lại làm việc trực tiếp.

Nhà kinh tế vận tải - PGS Walter Theseira của Đại học Khoa học Xã hội Singapore cho biết, như đã thấy ở các nước khác, lưu lượng giao thông thường tăng lên sau khi các hạn chế do chính phủ bắt buộc được nới lỏng. Điều này cho thấy suy nghĩ về việc tổ chức công việc theo cách linh hoạt sẽ giúp cuộc sống hiệu quả hơn hiện đã thay đổi.

Thông tin về tình trạng tắc nghẽn giao thông do công ty công nghệ định vị TomTom cung cấp từ tháng 2 đến giữa tháng 5 đã cho biết thêm chi tiết về cách mọi người di chuyển trong ngày.

Theo đó, dữ liệu không chỉ cho thấy rằng có nhiều phương tiện lưu thông trên đường hơn trong những tháng gần đây mà còn cho thấy phần lớn lái xe đã chọn đi vào buổi sáng.

Lưu lượng giao thông trên đường cao tốc tại Singapore đã đạt khoảng 95% so với mức trước trước dịch COVID-19 vào tháng 5. Ảnh: AFP

Lưu lượng giao thông trên đường cao tốc tại Singapore đã đạt khoảng 95% so với mức trước trước dịch COVID-19 vào tháng 5. Ảnh: AFP

Anh Lee Nian Tjoe, phóng viên chuyên trách về giao thông, phân tích: “Mọi người đang quay trở lại thói quen cũ. Buổi sáng, dậy sớm để đến nơi làm việc, chết dí tại điểm ùn tắc rồi chiều tối lại như vậy.

Tuy nhiên, so với trước dịch COVID-19, giờ cao điểm buổi sáng kéo dài hơn. Nó bắt đầu sớm hơn một chút vào khoảng 6h và kéo dài đến 8h sáng”.

Vào tháng 2, tình trạng tắc nghẽn bắt đầu giảm từ 7h sáng. Vào tháng 5, tình trạng kẹt xe tiếp tục kéo dài thêm một giờ trước khi cải thiện.

Nguyên nhân của sự thay đổi này có thể là do người tham gia giao thông đã thay đổi lịch trình đi lại của họ, rời đi sớm hơn hoặc muộn hơn so với thời gian họ muốn để tránh thời điểm tắc nghẽn tồi tệ nhất.

Bà Amy Lee, 49 tuổi, Giám đốc điều hành cấp cao trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, miêu tả việc lái xe vào buổi sáng là một "cơn ác mộng" trong những tuần gần đây. Bà đã thử các tuyến đường khác nhau nhưng chúng đều tắc nghẽn và hành trình thường kéo dài hơn.

Giờ bà rời nhà muộn hơn so với hồi tháng 3. Mặc dù việc lái xe có thể thuận tiện hơn một chút, nhưng bà vẫn phải ở lại văn phòng muộn hơn để hoàn thành công việc trong ngày.

Giao thông trở nên đông đúc hơn đáng kể kể từ khi dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch, bao gồm việc cho phép tất cả người lao động trở lại làm việc tại cơ quan. Ảnh: Bloomberg

Giao thông trở nên đông đúc hơn đáng kể kể từ khi dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch, bao gồm việc cho phép tất cả người lao động trở lại làm việc tại cơ quan. Ảnh: Bloomberg

Trong khi đó, bà Chiam Chi Yee, 59 tuổi, Giám đốc một công ty đào tạo, chia sẻ bà bắt đầu đi làm từ 9h sáng, trong đại dịch bà chỉ mất chừng 10 – 15 phút để đến công ty thế nhưng từ tháng 5, mất gần 30 phút.

Vào những ngày có cuộc họp sớm, bà không có lựa chọn nào khác ngoài việc lái xe vào giờ cao điểm.

Theo bà Chiam Chi Yee, tình hình giao thông đang trở nên tồi tệ hơn trong những tháng gần đây, nếu không muốn nói là như ở mức trước COVID-19. Bà cho rằng một số người có thể đã không lái xe trong một thời gian dài và có vẻ không quen với đường xá.

Về nhà muộn hơn đồng nghĩa với việc dành ít thời gian hơn cho những đứa con đang tuổi đến trường và cần phải đi ngủ sớm.

Bà Amy Lee ngao ngán cho biết: “Bạn có thể thấy rất nhiều xe ô tô trên đường và nó đang tăng lên rất nhiều, các con đường thực sự đang rất tắc nghẽn trong những ngày này".

Dữ liệu cho thấy tắc nghẽn bắt đầu tăng cao từ 4 giờ chiều, tồi tệ hơn cho đến 6 giờ tối hoặc lâu hơn và tình hình giao thông chỉ cải thiện từ 7 giờ tối. Tình trạng ùn tắc cũng cao hơn vào buổi tối so với buổi sáng.

Phó Giáo sư Theseira cho biết ùn tắc vào giờ cao điểm có thể được giải quyết nếu mọi người chuyển sang phương tiện giao thông công cộng, đi xe đạp và đi bộ, cũng như giảm nhu cầu đi lại trong giờ cao điểm.

Ông Theseira nói thêm: “Dữ liệu cho thấy rằng sự sắp xếp công việc linh hoạt đơn giản là không đủ kiên trì hoặc hấp dẫn để cả người sử dụng lao động và người lao động gắn bó."

Còn tại Việt Nam, trong thời điểm đại dịch COVID-19 diễn ra căng thẳng, nhiều cơ quan, doanh nghiệp tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM đã thực hiện phương án cho người lao động làm việc từ xa. Điều dễ nhận thấy là đường phố trở nên thông thoáng hơn rất nhiều, tình trạng ùn tắc giảm đáng kể.

Tuy nhiên, hiện nay, tình hình dịch đã được kiểm soát, người dân quay trở lại với nhịp sống trước đây, lượng phương tiện lưu thông trên đường lại đông đúc gần như thời điểm trước đại dịch. Không chỉ giờ cao điểm, nhiều tuyến đường ùn tắc kéo dài cả ngày gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Các chuyên gia cho rằng để giải quyết tận gốc vấn đề ùn tắc, ngoài câu chuyện quy hoạch, hạ tầng giao thông hay linh hoạt giờ làm việc thì cần thay đổi được ý thức và thói quen sử dụng phương tiện giao thông của người dân, từ bỏ xe cá nhân để sử dụng giao thông công cộng. 

Hoàng Anh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.