Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thị thành ký

Cây xanh đô thị: Có động lực trồng cây nhưng thiếu nguồn lực chăm sóc

Hồng Lĩnh: Thứ hai 23/09/2024, 14:58 (GMT+7)

Giữa đô thị, những hàng cây xanh không chỉ đơn thuần là cảnh quan. Chúng mang đến sức sống, bóng mát và cảm giác bình yên. Chúng cũng là biểu tượng của cơ sở hạ tầng xanh, hữu ích cho việc thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, giữa những bức tường, mặt đường bê tông chật hẹp, chúng phải vật lộn để tìm kiếm không gian dinh dưỡng. Những thách thức đến từ việc chăm sóc, cắt tỉa cũng như sự phá hoại trực tiếp là lý do khiến cây xanh bị tổn thương. Do đó, cây xanh đô thị cần phải được cải thiện các điều kiện chăm sóc đến từ các nguồn lực cụ thể, trong đó bao gồm cả cư dân.

Sử dụng flycam để kiểm tra cây xanh tại công viên Tao Đàn sau sự cố nhánh cây rơi xuống khiến 5 người thương vong

Sử dụng flycam để kiểm tra cây xanh tại công viên Tao Đàn sau sự cố nhánh cây rơi xuống khiến 5 người thương vong

Trước và trong mùa mưa bão, cư dân đô thị vẫn thường có một nỗi lo canh cánh. Nỗi lo về những lão mộc già cỗi, có thể đang mang bệnh bên trong, sẽ ngã đổ bất cứ lúc nào. Hình ảnh những nhánh cây bất chợt đè lên mái nhà, xe cộ; gây thương vong cho những người đi đường, hoặc bật gốc nằm ngổn ngang, vẫn còn là nỗi ám ảnh.

Ngày 19/9, tại cuộc họp báo cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM, liên quan đến việc rà soát cây xanh trước mùa mưa bão, ông Hồ Hữu Hải, Phó trưởng phòng Công viên cây xanh, Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật (thuộc Sở Xây dựng TP.HCM) - đơn vị được giao quản lý 117.000 cây xanh, khẳng định với phóng viên VOV Giao thông:

“Về công tác rà soát xử lý cây xanh mất an toàn hoặc có nguy cơ mất an toàn, đã thực hiện thay thế 2.765 cây xanh hư hại, khiếm khuyết, chết khô. Thời gian qua, trung tâm đã phối hợp với Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh đưa xe nâng có chiều cao 40m vào để tăng năng lực chăm sóc cây xanh”.

Cây me bật gốc đè lên nhiều xe máy đang đậu trên vỉa hè

Cây me bật gốc đè lên nhiều xe máy đang đậu trên vỉa hè

Trưa hôm sau (20/9), trong cơn mưa kèm gió lớn, một cây me trên đường Nguyễn Du (quận 1, TP.HCM) bật gốc, đè lên nhiều xe máy đang đậu trên vỉa hè. Đáng chú ý, khi ngã đổ, cây me có dấu hiệu mục, rỗng.

Trước đó, cơn mưa lớn vào chiều 4/9 làm 39 cây ngã, 6 cây nghiêng và 23 cây gãy nhánh. Nhánh cây dầu tại đường An Dương Vương (phường 3, quận 5) bị gãy khiến một người phụ nữ đang chạy xe máy trên đường tử vong.

Như vậy, các giải pháp rà soát như hiện tại, dường như chưa đủ.

Thực tế cho thấy, chúng ta có động lực để trồng cây nhưng lại thiếu nguồn lực quản lý, chăm sóc.

Thực tế cho thấy, chúng ta có động lực để trồng cây nhưng lại thiếu nguồn lực quản lý, chăm sóc.

TSKH.KTS Ngô Viết Nam Sơn chỉ ra, chuyện cây ngã đổ, gây thiệt hại về người và tài sản xảy ra nhiều trong thành phố nên phải có những giải pháp tổng thể hơn:

“Phải số hoá toàn bộ cây xanh có nguy cơ. Cần phải có bản đồ sức khoẻ của cây xanh trên toàn đô thị. Cây nào có nguy cơ cho cộng đồng thì phải đưa vào diện cảnh báo hay quan tâm theo dõi. Điều này giúp minh bạch trách nhiệm và ngăn ngừa sự cố”.

Ông cũng nói rằng, phải có góc tiếp cận khác về chuyện cây xanh nói riêng và không gian xanh nói chung, dựa trên ba nguyên tắc: thứ nhất là phải đảm bảo an toàn cho người dân, thứ hai là xử lý tình huống khi có sự cố, và cuối cùng là đảm bảo không gian xanh.

Chúng ta đều hiểu, cây môi trường đô thị chịu tác động khắc nghiệt từ các yếu tố bê tông hoá, ngập lụt, xung đột với cơ sở hạ tầng chứ không phải như cây rừng. Công tác chăm sóc cây phức tạp và cần phải kiểm tra, đánh giá định kỳ thường xuyên và khoa học.

Số hoá sẽ giúp minh bạch trách nhiệm và ngăn ngừa sự cố.

Số hoá sẽ giúp minh bạch trách nhiệm và ngăn ngừa sự cố.

Tiến sĩ La Vĩnh Hải Hà, Trưởng Bộ môn Lâm nghiệp Đô thị (Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM) chỉ ra:

“Công tác bảo tồn hoặc di dời cây xanh cần phải có sự tham gia của các nhà khoa học để đánh giá, xem xét hiện nay nên làm thế nào với công tác quản lý, bảo tồn cây xanh. Có những cây tạm gọi là “cây di sản” hay “cây bảo tồn”, chúng tôi chưa thấy có đánh giá khoa học nào nghiêm túc để có sự phân loại thấu đáo”.

Học giả Jim, chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch đô thị và bảo tồn không gian xanh đã phân tích về cuộc sống “sống nhanh chết trẻ” của những cây đường phố mới trồng, mặc dù tốc độ tăng trưởng ban đầu của chúng cao gần hơn bốn lần so với điều kiện nông thôn. Đây có thể coi là cuộc đời ngắn ngủi và khó khăn đối với những cây trong thành phố.

Theo TSKH.KTS Ngô Viết Nam Sơn, với một siêu đô thị như TP.HCM, cần thiết phải coi trọng công tác chăm sóc cây xanh và đảm bảo không gian xanh cho TP. Dưới góc độ quản lý, ông đề xuất, TP.HCM nên mạnh dạn thành lập Sở chuyên trách lo chuyện cây xanh, bởi khối lượng công việc liên quan rất “khổng lồ”. Ông nhấn mạnh:

“Sở này sẽ chịu trách nhiệm lập nên chiến lược phát triển không gian xanh công cộng cho thành phố và quy trình bảo vệ, đánh giá cây xanh; việc bồi thường khi cây xanh gây ngã đổ gây thiệt hại; hướng dẫn quy trình cho các đơn vị chuyên trách và người dân; giám sát và báo cáo tình trạng thực tế của các quận, huyện và chủ sở hữu những công trình có cây xanh trong khuôn viên”.

Ở một số quốc gia trên thế giới, song song với chính quyền, cư dân địa phương cũng có thể tham gia vào công tác chăm sóc cây xanh đô thị và chính quyền tạo điều kiện cho họ thực hiện công tác “đồng quản lý” này. Đáng kể như chiến dịch “Nhận nuôi một cây”, bảo vệ cây xanh đường phố được trao vương miện là “cây di sản”; khuyến khích cư dân tưới nước cho cây trong đợt hạn hán,....

Tại Munich, Đức, cư dân thành phố có thể ký thoả thuận để duy trì diện tích cây xanh thường xuyên bằng cách tưới nước, nhổ cỏ dại và dọn rác. Trong khi đó ở Melbourne, Úc, sự tham gia liên tục của cộng đồng là yếu tố cần thiết để duy trì chất lượng rừng đô thị.

Tuy nhiên, không phải mọi cách tiếp cận đều phù hợp. Thực tế cho thấy, chúng ta có động lực để trồng cây nhưng lại thiếu nguồn lực quản lý, chăm sóc.

Để cộng đồng làm việc cùng nhau cải thiện điều kiện sống cho cây xanh đô thị, thì cần có sự thảo luận kỹ lưỡng và tích hợp những giải pháp này vào các kế hoạch quản lý ngay từ đầu.

Hồng Lĩnh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hầm chui qua đường cho người đi bộ sạch sẽ, thoáng đãng nhưng vẫn 'ế'?

Hầm chui qua đường cho người đi bộ sạch sẽ, thoáng đãng nhưng vẫn "ế"?

Dọc các tuyến đường lớn, nhiều phương tiện qua lại như Nguyễn Xiển, Trần Duy Hưng, Phạm Hùng,... được bố trí hệ thống hầm chui cho người đi bộ. Theo khảo sát của PV VOV Giao thông, các hầm chui này đều được dọn dẹp sạch sẽ, có hệ thống đèn chiếu sáng và có lao công quét dọn, canh gác.

Để PCCC không còn là tiết học ngoại khóa

Để PCCC không còn là tiết học ngoại khóa

Nhờ các buổi tuyên truyền, và các tiết học về PCCC tại nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Sóc Sơn, mà kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn đã trở thành phản xạ của mỗi học sinh ở mọi lúc, mọi nơi.

Để không lợi bất cập hại

Để không lợi bất cập hại

Việc thưởng tiền báo tin vi phạm giao thông được coi là một trong những biện pháp nhằm huy động người dân báo tin vi phạm, tăng khả năng giám sát của cơ quan chức năng đối với các hành vi vi phạm giao thông.

7.500 tấn kết cấu thép nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất được lắp đặt thế nào?

7.500 tấn kết cấu thép nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất được lắp đặt thế nào?

Mới đây, Ban Quản lý Dự án nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất cùng các bên liên quan đã kết thúc 120 ngày lắp đặt kết cấu thép cho nhà ga và chuyển sang giai đoạn 90 ngày hoàn thiện phần mái, mặt dựng và đóng điện toàn bộ công trình quan trọng này.

TP.HCM: Đường Nguyễn Công Trứ xuống cấp nặng, chắp vá nham nhở

TP.HCM: Đường Nguyễn Công Trứ xuống cấp nặng, chắp vá nham nhở

Thời gian vừa qua, hotline và panpage của kênh VOV Giao thông liên tục nhận được rất nhiều phản ánh của thính giả về tuyến đường Nguyễn Công Trứ (phường 19, quận Bình Thạnh) xuống cấp, ngập nước, ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, cuộc sống sinh hoạt - kinh doanh của người dân.

Xây dựng nhà ở, công trình cần tính toán thích ứng thiên tai

Xây dựng nhà ở, công trình cần tính toán thích ứng thiên tai

Trong điều kiện biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan ngày càng nhiều, mô hình nào cho các công trình nhà ở, trường học ở các vùng có nguy cơ thiên tai, hạn chế những thiệt hại về người và chủ động hơn trong ứng phó với thiên tai?

Luật Đất đai 2024 đi vào cuộc sống và những dấu hiệu khởi sắc trong giải phóng mặt bằng

Luật Đất đai 2024 đi vào cuộc sống và những dấu hiệu khởi sắc trong giải phóng mặt bằng

Luật Đất đai 2024 đã chính thức có hiệu lực và ngay lập tức tạo ra những cú hích trong công tác giải phóng mặt bằng, đền bù tái định cư tại nhiều dự án trọng điểm tại TP.HCM.