Người già cần gì?
Việt Nam hiện đang là một quốc gia có tốc độ già hóa dân số rất nhanh. Số người trên 60 tuổi hiện đã đạt gần 17 triệu người. Dù vậy, câu hỏi: Người già cần gì? Vẫn khiến không ít người trong chúng ta bối rối.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Thế nhưng trong cuộc sống hàng ngày, vẫn còn có nhiều hành động vô ý của trẻ nhỏ làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Để rồi đến khi xảy ra tranh cãi hay để lại hậu quả thì, câu nói: “Trẻ con có biết gì đâu” lại được các ông bố bà mẹ đưa ra như 1 lời bao biện cho cách dạy con của mình.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, địa điểm đang trở thành hot trend trong những ngày qua của người dân thủ đô. Với kiến trúc hiện đại, hơn 150.000 hiện vật quý, trong đó có 4 Bảo vật quốc gia được trưng bày tại đây đã tạo nên sức hút mạnh mẽ với đông đảo người dân.
Trong những ngày đầu tiên mở cửa, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã đón tiếp một lượng lớn du khách từ khắp nơi đổ về. Đặc biệt trong những ngày cuối tuần vừa qua, theo thống kê, bảo tàng đã đón tới hơn 30.000 người tham quan.
Cứ ngỡ khi đến đây, người xem sẽ phải đắm mình trong không khí hào hùng của dân tộc giữa những hiện vật được trưng bày. Thế nhưng, nhiều hình ảnh xấu xí lại được ghi lại về những du khách chưa có ý thức khi vô tư leo trèo, làm ảnh hưởng đến các hiện vật được trưng bày.
Trong đó, nhiều bậc cha mẹ để trẻ em tranh nhau leo trèo lên xe tăng, máy bay, đu bám vào lòng pháo hay ngồi lên các mô hình sa bàn lịch sử. Thậm chí nhiều cha mẹ còn bồng bế con đứng lên các hiện vật để có được nhưng bức hình đẹp và độc.
Chứng kiến hình ảnh này, chị Bùi Thị Lan Anh (trú tại huyện Quốc Oai, Hà Nội) chi sẻ: “Sau khi xem được clip trẻ nhỏ nghịch phá ở bảo tàng mà bố mẹ không có động thái dạy dỗ, bản thân mình thấy rất bức xúc. Đầu tiên phải nói đến việc bảo tàng là nơi để thăm quan chứ không phải nơi vui chơi của trẻ em. Ở đây lưu trữ nhiều hiện vật lịch sử trong đó có cả bảo vật quốc gia. Nếu các bố mẹ nếu muốn đưa con đến thăm quan thì cần dạy dỗ các con có ý thức trân trọng và giữ gìn.
Bên cạnh đấy thì việc ứng xử văn minh ở nơi công cộng cũng chưa được bố mẹ làm gương hay giáo dục tốt. Hy vọng bảo tàng sẽ tăng cường thêm lực lượng an ninh, có dây chắn các khu trưng bày, nếu số lượng khách quá đông có thể phân làn như thăm quan lăng Bác hay rạp chiếu phim để đảm bảo trật tự. Các bậc phụ huynh có con nhỏ nếu không quản lý tốt được các con thì cũng không nên đưa con đến bảo tàng để tránh ảnh hưởng đến khách thăm quan”.
Còn theo chị Nguyễn Thị Thùy (trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng, bảo tàng là nơi để thăm quan và lưu giữ những mẫu vật vô giá. Mặc dù đã có nội quy "Không tì tay lên kính, không chạm tay hay trèo lên hiện vật" khi tham quan bảo tàng. Thế nhưng những hình ảnh xấu xí của nhiều người lại khiến 1 nơi trang nghiêm như Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trở nên lộn xộn, thậm trí có phần phản cảm và nhếch nhác.
Trẻ em leo trèo lên hiện vật thì có thể thông cảm vì còn và chưa nhận thức được đúng sai, thế nhưng khi thấy những điều sai trái mà bố mẹ không nhắc nhở các con trẻ mà còn có phần “tiếp tay” cho những hành động sai trái thì lại là điều đáng phải suy nghĩ: “Tôi thấy việc trẻ con nghịch phá ở bảo tàng mà bố mẹ không ngăn cản là hành động vô trách nhiệm từ các bậc làm cha mẹ. Phụ huynh nuông chiều con như thế sẽ tạo thói quen không tốt cho các con. Ở đây là bảo tàng quân sự, là nơi cất giữ bảo vật quốc gia, nơi công cộng, nhiều người đến. Nếu để việc này tiếp diễn tôi thấy chẳng mấy chốc mà hiện vật bị phá hỏng, người khác muốn thăm quan thì hiện vật bị phá hỏng sẽ không cảm nhận được không khí của bảo tàng, như thế rất vô ý thức. Tôi nghĩ ở đây phía bảo tàng cũn cần có biện pháp mạnh tay hơn nữa trong trường hợp có dấu hiệu phá hoại, hư hỏng hiện vật”.
Cũng theo chị Thùy, việc cha mẹ quá nuông chiều trẻ nhỏ cũng trở thành câu chuyện trong cuộc sống hàng ngày. Đơn cử như câu chuyện cô gái bị trẻ nhỏ làm đổ nước vào laptop khi làm việc tại quán café; trẻ con đùa nghịch ném đá vào người đi đường được người thân ra sức bênh vực thay vì trách phạt; hay trẻ con đánh động vật nhưng người lớn lại bênh vực các bé.
Mỗi khi có sự việc xảy ra hay để lại hậu quả liên quan đến những hành động của trẻ nhỏ, thì lại có những ông bố bà mẹ đứng ra đưa ra những lý lẽ để bênh vực trẻ nhỏ như muốn bao biện cách dạy con của mình:
“Việc bố mẹ bênh vực con quá mức thì lâu dần sẽ hình thành thói quen không biết nhận lỗi. sau này đi làm hay ra ngoài xã hội mà có va vấp thì trẻ con đã được bao bọc, khi lớn lên sẽ rất bảo thủ, luôn cho mình là đúng và không có ý định sửa sai. Sau này con lớn thì bố mẹ không thể kè kè bên cạnh con được, cho nên tôi nghĩ phụ huynh nào đang gặp phải tình trạng quá bênh vực con thì cần phải xem lại cách dạy con của mình, trẻ nhỏ còn dễ uốn nắn nhưng khi lớn sẽ rất khó sửa”.
Những hành động vô ý từ trẻ nhỏ và phản ứng của người lớn vẫn là câu chuyện gây tranh cãi bởi nhiều lý lẽ khác nhau. Nhiều người cho rằng trẻ con cần được dạy dỗ, kiểm soát tốt để có cách ứng xử đúng mực và trở thành người có văn hóa từ nhỏ.
Bố mẹ trẻ cũng phải chịu trách nhiệm với hành động của con và uốn nắn kịp thời trước khi trẻ vượt giới hạn cho phép. Nhiều người thì lại có quan điểm rằng trẻ con còn chưa đủ suy nghĩ và nhận thức nên cần được bao dung khi mắc lỗi.
Thế nhưng, bao dung khác với nuông chiều. Việc trẻ nhỏ được bao bọc quá mức hay nuông chiều sẽ khiến tâm lý ỷ lại, không đánh giá được đúng sai và sẽ tiếp tục thực hiện những hành động sai trái. Trên thực tế, câu nói “trẻ con có biết gì đâu” là chính xác, bởi các bé chưa thể nhận thức được những hành động của mình là đúng hay sai, tác hại đến đâu và sẽ gây hậu quả như thế nào cho người xung quanh.
Thế nhưng, những hành động của người lớn sẽ góp phần tạo nên suy nghĩ, hình thành nhận thức và định hình nhân cách của trẻ nhỏ.
Việt Nam hiện đang là một quốc gia có tốc độ già hóa dân số rất nhanh. Số người trên 60 tuổi hiện đã đạt gần 17 triệu người. Dù vậy, câu hỏi: Người già cần gì? Vẫn khiến không ít người trong chúng ta bối rối.
Từ ngày 11 đến 17/11, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vận hành thử nghiệm 100% công suất thiết kế với 14 đoàn tàu (thêm 3 đoàn tàu dự phòng). Đây là tín hiệu mừng chuẩn bị việc chạy chính thức vào đầu tháng 12/2024 và vận hành thương mại vào đầu năm 2023.
Tình trạng nhiều tài xế xe ôm công nghệ vi phạm giao thông đang diễn ra khá phổ biến ở Hà Nội, trong đó nhiều người điều khiển phương tiện phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, thậm chí là bất chấp nguy hiểm đi ngược chiều và đón trả khách tại các lối lên xuống vành đai, nguy cơ gây TNGT rất rao.
Hơn 1 tỷ trẻ em, thường xuyên phải đối mặt với các hình thức bạo lực. Cứ 4 phút, trên thế giới có 1 trẻ em tử vong vì bạo lực. Mỗi năm có khoảng 130.000 thanh thiếu niên dưới 20 tuổi bị cướp đi sinh mạng vì bạo lực.
1 tuần qua, người mua vàng miếng ở đỉnh một tuần trước nếu bán ra lúc này đã lỗ 9,5 triệu đồng/lượng, trong khi nếu mua vàng nhẫn 9999 lỗ 9,1 triệu đồng/lượng.
Hơn 17 triệu trẻ em nước ta hiện đang tham gia giao thông từ nhà đến trường 2 – 4 lượt mỗi ngày. Các em đi chung đường với các phương tiện khác, các em thiếu vỉa hè và không có hạ tầng dành riêng để đảm bảo an toàn.
Mức giá cho thuê nhà ở xã hội dự kiến dao động từ 5-10 triệu đồng/ tháng, mức giá này được đánh giá là cao so với khả năng chi trả của người thu nhập thấp – nhóm đối tượng chính mà nhà ở xã hội hướng tới.