Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thị thành ký

Trạm sạc kèm võng ngủ trưa: “Thiên đường” cho tài xế xe ôm chạy điện

Chu Đức: Thứ ba 12/11/2024, 10:01 (GMT+7)

“Miễn phí trà đá, wifi, combo sạc hai tiếng kèm võng ngủ điều hòa với chi phí rất hợp lý”. Giữa trưa nắng gắt và đầy khói bụi, đó quả thực là những thứ ao ước với các tài xế xe ôm công nghệ chạy xe điện.

Ở phố Trương Định, quận Hoàng Mai (Hà Nội), có một trạm sạc kèm ngủ trưa đáp ứng hiệu quả nhu cầu đó, trong bối cảnh lực lượng “xe ôm điện” đã và đang gia tăng lên tới con số chục nghìn, và vấn đề sức khỏe tài xế cũng ngày càng được quan tâm.

Giữa trưa, anh Ngô Văn Trinh, tài xế xe ôm công nghệ tranh thủ trả khách ở khu vực gần bến Giáp Bát rồi di chuyển về con ngõ cuối phố Trương Định để tiếp cận trạm sạc chuyên phục vụ xe máy điện.

Anh Ngô Văn Trinh, tài xế xe ôm công nghệ chạy điện trú ở Nam Từ Liêm, đang sử dụng dịch vụ trạm sạc kèm võng nghỉ trưa điều hòa tại phố Trương Định, quận Hoàng Mai.

Anh Ngô Văn Trinh, tài xế xe ôm công nghệ chạy điện trú ở Nam Từ Liêm, đang sử dụng dịch vụ trạm sạc kèm võng nghỉ trưa điều hòa tại phố Trương Định, quận Hoàng Mai.

Nếu di chuyển về nhà trọ ở quận Nam Từ Liêm, anh sẽ mất hơn nửa tiếng để vượt 11 cây số giữa giờ cao điểm. Trong khi đó, các lựa chọn sạc nhờ ở quán nước hay trung tâm thương mại đều có sự bất tiện về diện tích và sự thoải mái.

“Sạc mất 2 tiếng, hết có 25.000-30.000 gì đó, cũng khá hợp lý với anh em tài xế. Mình đỡ hẳn thời gian, ví dụ xe gần hết điện, còn khoảng 30%, nếu về phòng sẽ mất gần 1 tiếng. Trong khi đó, vào đây tiện đường mình sạc, thời gian chờ sạc mình còn được nằm võng nghỉ ngơi”, anh Ngô Văn Trinh cho biết.

Mô hình trạm dịch vụ tích hợp bảo dưỡng,sửa chữa xe, kèm trà đá, chỗ nghỉ trưa và trạm sạc cho các tài xế xe ôm điện hiện còn khá hiếm hoi ở Hà Nội.

Mô hình trạm dịch vụ tích hợp bảo dưỡng,sửa chữa xe, kèm trà đá, chỗ nghỉ trưa và trạm sạc cho các tài xế xe ôm điện hiện còn khá hiếm hoi ở Hà Nội.

Anh Nguyễn Đức Vinh, trú tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, vừa gia nhập đội ngũ hàng chục nghìn “xe ôm điện” trên Thủ đô được một tuần. Với những người ở ngoài thành phố Hà Nội như anh, đi làm nửa buổi rồi trở về nhà sạc nửa chừng là bất khả thi.

Theo anh Vinh, sự xuất hiện của mô hình trạm sạc, nghỉ trưa dành riêng cho tài xế xe ôm công nghệ cực kỳ hữu ích: “Những anh em có nhà, thuê trọ ở Hà Nội thì không cần lắm. Nhưng những người ở xa như mình thì rất cần các trạm thế này. Sạc cái xe này mất nhiều thời gian, chi phí tiền điện nữa.

Sạc nhờ ở các hàng quán, trà đá rất khó, mà sạc ở các trạm sạc trong hầm xe thì cũng bất tiện, đông, chả có chỗ nghỉ ngơi, chờ 2-3 tiếng rất lâu. Đây lại có chỗ để nằm nữa. Thiết kế đơn giản, đáp ứng nhu cầu đi ngủ, có quạt, có điều hòa”.

Anh Ngô Tiến Đạt ở huyện Phú Xuyên thường làm việc từ sáng đến tối ở trung tâm Hà Nội và rất quý trọng giấc ngủ trưa

Anh Ngô Tiến Đạt ở huyện Phú Xuyên thường làm việc từ sáng đến tối ở trung tâm Hà Nội và rất quý trọng giấc ngủ trưa

Một giấc ngủ trưa ngắn 20-30 phút có thể giúp tái tạo năng lượng, sức lao động hiệu quả. Đó là chia sẻ của anh Ngô Tiến Đạt, tài xế ở huyện Phú Xuyên, sáng đi tối về trên cung đường ra vào trung tâm Hà Nội.

Anh cảm thấy hài lòng về sự xuất hiện của một dịch vụ chăm sóc tài xế xe ôm công nghệ. Giải pháp này đảm bảo cho các tài xế có trạm dừng nghỉ, không bị vạ vật chờ đợi ở những nơi không đảm bảo an toàn, tránh hiện tượng làm việc quá sức: “Nhiều lúc mình không tỉnh táo thì không làm việc được, chỉ 1 giây thôi là xảy ra tai nạn. Em hy vọng sẽ có nhiều điểm hơn nữa như thế này để anh em có chỗ sạc, nghỉ trưa. Em thấy cơ sở vật chất ở đây tốt, hệ thống điện đi dây gọn gàng, hệ thống phòng cháy chữa cháy ổn, anh em không phải suy nghĩ gì”.

Các tài xế xe ôm tranh thủ ngả lưng miễn phí tại trạm dịch vụ này.

Các tài xế xe ôm tranh thủ ngả lưng miễn phí tại trạm dịch vụ này.

Mô hình trạm sạc này được anh Nguyễn Kim Trường, cựu nhân viên của một công ty xe điện sáng lập.

Nhận thấy nhu cầu sạc và sửa chữa, bảo dưỡng xe điện ngày một tăng cao, cùng với những khó khăn và các tài xế xe ôm công nghệ đang gặp phải, anh Trường đã quyết định mở một trạm dịch vụ đa năng dành cho các bác tài.

Tầng 2 có phòng điều hòa riêng để họ chợp mắt, nghỉ ngơi trong thời gian chờ sạc đầy pin trung bình khoảng 2 tiếng. Toàn bộ quy trình này chỉ mất phí chừng 30 nghìn đồng.

Tầng 2 có phòng điều hòa riêng để họ chợp mắt, nghỉ ngơi trong thời gian chờ sạc đầy pin trung bình khoảng 2 tiếng. Toàn bộ quy trình này chỉ mất phí chừng 30 nghìn đồng.

Trung bình mỗi ngày có khoảng 40-50 khách sử dụng dịch vụ này. Có nhiều khách vào một lần, sau đó vào hàng ngày sử dụng dịch vụ tại trạm. Những khách ruột của anh Trường đều là những tài xế xe ôm ở các huyện ngoại thành hoặc ngoài Hà Nội.

“Tôi mở mô hình để khi sạc xe, họ có thể ngủ nghỉ, uống nước, nói chuyện với nhau về công việc hàng ngày để giải tỏa, thoải mái tâm lý. Họ có chỗ ngả lưng, có quạt, điều hòa, mà như thế thôi đã thích rồi, họ được tái tạo năng lượng”.

Cơ sở trạm sạc, nghỉ trưa cho tài xế đáp ứng đủ các yêu cầu về hệ thống điện và phòng cháy chữa cháy

Cơ sở trạm sạc, nghỉ trưa cho tài xế đáp ứng đủ các yêu cầu về hệ thống điện và phòng cháy chữa cháy

Trạm nghỉ trưa này có diện tích trên 100m2, tầng 1 làm nơi sửa chữa, bảo dưỡng, sạc và khu vực uống nước chè, tầng 2 có không gian trải đệm, mắc võng cho tài xế ngả lưng. Công tác đảm bảo an toàn nguồn điện, phòng cháy chữa cháy đương nhiên nhận được sự quan tâm đặc biệt.

“Ở đây, chúng tôi xây dựng mô hình điện chỉn chu, có nhiều áp-tô-mát, đi dây to, chắc chắn. Điện thì mình đi mấy công tơ để đi điện cho thoải mái trong sử dụng. Chúng tôi cũng lắp hệ thống báo cháy tự động, báo khói, bình cứu hỏa, giấy phép kinh doanh đầy đủ”.

Anh Nguyễn Kim Trường, cựu nhân viên công ty xe điện, là nhà sáng lập mô hình trạm sạc, nghỉ trưa cho tài xế xe ôm

Anh Nguyễn Kim Trường, cựu nhân viên công ty xe điện, là nhà sáng lập mô hình trạm sạc, nghỉ trưa cho tài xế xe ôm

Theo phân tích của anh Nguyễn Kim Trường, lý tưởng nhất là cứ 10km có một trạm dịch vụ dành cho “xe ôm điện”. Anh mong sẽ có nhiều mô hình chuyên dụng như vậy hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu rất cao của khoảng chục nghìn tài xế hiện nay.

Những người đang thực sự gặp khó khăn với vấn đề tìm chỗ dừng chân nghỉ ngơi cho bản thân và phương tiện của mình./.

Chu Đức/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn