Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thiên lý hữu tình

Câu lạc bộ thiện nguyện Đồng Cảm

Hồng Nhung: Thứ ba 24/10/2023, 10:14 (GMT+7)

Dù tuổi tác, công việc khác nhau nhưng giống nhau ở tấm lòng đồng cảm với những người có hoàn cảnh khó khăn, họ đã gặp nhau tại câu lạc bộ thiện nguyện “Đồng cảm” do chị Nguyễn Thị Hồng Hoa sáng lập, để giúp đỡ các bệnh nhân nghèo và những người yếu thế trong xã hội.

Ghé thăm địa chỉ 61 Thanh Nghị quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng bạn sẽ bắt gặp quán cơm 2K cứ vào trưa thứ 3, 7 hàng tuần và ngày rằm mùng 1tấp nập người xếp hàng chờ mua suất cơm với giá 2 nghìn đồng, đa phần họ là những người có thu nhập thấp, các bệnh nhân cùng người nhà có hoàn cảnh khó khăn.

Đó là lý do chị Nguyễn Thị Hồng Hoa đặt cho quán là Đồng Cảm.

Câu lạc bộ thiện nguyện “Đồng cảm” giúp đỡ các bệnh nhân nghèo và những người yếu thế trong xã hội

Câu lạc bộ thiện nguyện “Đồng cảm” giúp đỡ các bệnh nhân nghèo và những người yếu thế trong xã hội

Chị Hoa chia sẻ: "Mình thành lập CLB là do mình từng nằm 6 tháng ở bệnh viện nhi chăm con nhỏ, mình đã từng ăn những tô cháo, ổ bánh mì, những bữa cơm từ thiện của các mạnh thường quân. Xuất phát từ đó minh thành lập CLB mang tên Đồng Cảm. CLB ban đầu chỉ có 4 chị em với nhau nhưng sau đó mình mở rộng ra các thanh viên và tình nguyện viên cỡ 5 chục người. Đa số các thành viên trong nhóm công chức có, buôn bán có, nghề tự do có. Mới đầu tháng 1 lần sau đó mình thấy nhu cầu bệnh nhân quá đông, các mạnh thường quân gần xa họ cũng theo dõi FB của mình đóng góp hỗ trợ để mình tiếp tục thực hiện các công việc cho các bệnh nhân, bệnh nhi ở các bệnh viện"

Vậy là từ đó đến nay đã gần 1 năm nơi đây không chỉ trở thành địa chỉ giúp các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn mà còn giúp đỡ cả những lao động nghèo tiết kiệm chi phí và được đón nhận sự sẻ chia, yêu thương đồng cảm đến từ những bữa ăn được chính các thành viên của CLB Thiện Nguyện Đồng Cảm tự tay vào bếp nấu với tiêu chí “món ngon nhà làm” nhưng chỉ với giá 2 nghìn.

Chị Thủy thành viên CLB kiêm bếp chính chia sẻ: "7h sáng các chị Quý, Hiền chuyên nấu cơm. Tất cả các khâu chuẩn bị mấy chị hội viên làm rau, củ, quả, thịt, cá. 8h hoặc 8h kém mình vô nấu tuốt tới 11h là bắt đầu có cơm lên khay, lên mâm cho người nhà bệnh nhân ăn trước rồi mang về cho bệnh nhân, cả mấy anh lao động thợ hồ, thờ xây, bán vé số…Bữa cơm nào cũng kiểu cơm nhà nấu chứ không có nghĩ nấu cho người nghèo. Mình ăn sao thì mình nấu cho họ y như vậy đó"

Chia sẻ vì sao lại là cơm 2.000 đồng chứ không phải miễn phí, chị nói: "Việc thu 2.000 đồng/suất ăn là để mọi người không có cảm giác bị ái ngại khi đến ăn. Mọi người trả tiền và chúng tôi có trách nhiệm phục vụ tử tế.

Nói về câu lạc bộ Thiện Nguyện Đồng Cảm đến nay thành lập được 9 năm với hoạt động chính là thường xuyên di chuyển đến các bệnh viện trao quà thiện nguyện, phát cơm miễn phí. Nhưng nhận thấy không chỉ riêng các bệnh nhân mà trong cuộc sống còn quá nhiều hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ, các thành viên nhóm quyết định mở thêm một quán cơm 2.000 đồng cố định, bán vào trưa thứ 3, thứ 7.

Không những vậy, bếp của quán còn phục vụ cơm chay vào ngày rằm và mồng Một âm lịch hàng tháng: "Lịch hoạt động của quán là thứ 3, 7, ngày rằm và mùng 1. Hay là bệnh viện họ muốn hỗ trợ thì anh chị em sẽ nấu thêm. Mình có một tổ hậu cần, anh chị em sẽ chia ra, ví dụ như mình mua đồ tươi sống sáng đó sẽ nhập, còn đồ khô trước đó một ngày anh chị em chia ra nhận về quán cơm để mai nấu. Thiện nguyện Đồng Cảm rất là may mắn tất cả anh chị em của Đồng Cảm cỡ hai chục người có thể nấu bữa chính cho bệnh nhân và người nghèo. Nên anh chị em CLB đều tự mình nấu".

Các suất ăn được chuẩn bị rất chu đáo

Các suất ăn được chuẩn bị rất chu đáo

Chính bởi sự tân tâm của bếp Đồng Cảm nên dù là cơm với giá siêu rẻ nhưng các suất ăn này được chuẩn bị rất chu đáo. Phần cơm đầy đủ thịt, canh, rau... đủ chất cho các bệnh nhân và xoa dịu bớt nỗi nhọc nhằn của những phận đời khốn khó. Bởi vậy mà cứ đến lịch bếp đỏ lửa là các thành viên trong nhóm tự mình thu xếp ổn thỏa công việc cá nhân, gia đình để chung tay nấu cơm, nấu đồ ăn đổi món phục vụ thực khách.

Chị Thủy cho biết: "Tất nhiên có sự trợ giúp của gia đình chứ. Mỗi lần mình đi làm thì chồng con cũng hỗ trợ. Buổi trưa chồng mình tự dàn xếp cơm nước với con cái để cho mình lên quán nấu cơm. Trong lòng rất nhiệt huyết hân hoan nên công việc mình sắp xếp thấy nhẹ nhàng, vui vẻ. Vì mình tới đó thấy bệnh nhân và những người vất vả họ có bữa cơm trưa".

Quán mở cửa là khách đến rất đông nhưng không xô bồ, người đến ăn tự giác xếp hàng để mua, họ vui vẻ nhường nhau từng chỗ ngồi, từng cốc nước.. Mỗi người chỉ phải trả 2.000 đồng kèm nụ cười để lấy suất ăn mà theo nhiều thực khách chia sẻ để có được suất cơm như vậy họ phải trả gấp hơn 10 lần như thế thì may ra mới đủ.

Người này truyền người kia nên trung bình mỗi buổi mở cửa quán đón khoảng 150 lượt khách. Mỗi người mỗi hoàn cảnh, họ đều vất vả mưu sinh để gồng gánh gia đình.  

Ngon và rẻ là những gì mà thực khách nhận xét về cơm 2K. Mà cách bán ở đây cũng lạ, ăn xong  chẳng ai thu tiền cả, mà mọi người sẽ tự giác bỏ tiền vào chiếc thùng đặt ở góc quán. Người có ít thì bỏ 2.000 đồng theo đúng giá niêm yết, người có nhiều thì 3.000, 5.000 mà ai không có thì cũng chẳng sao bởi quán tên là “ Đồng Cảm” mà.

---

Các bạn thân mến.

Thiên lý hữu tình hôm nay xin được khép lại tại đây. Nếu bạn có những câu chuyện hữu tình trên các cung đường của cuộc sống, hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected]. Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông.

Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast; Google Podcast với từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình. 

Hồng Nhung/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hóa đơn xăng dầu điện tử: Người mua không biết, người bán không giới thiệu

Hóa đơn xăng dầu điện tử: Người mua không biết, người bán không giới thiệu

Theo chỉ đạo của Chính phủ, các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu đến ngày 31/3/2024 không thực hiện quy định về hóa đơn điện tử sẽ bị xem xét xử lý, kể cả việc tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Bắt đầu nghỉ lễ, xe cộ nối đuôi nhau ở cửa ngõ TP.HCM

Bắt đầu nghỉ lễ, xe cộ nối đuôi nhau ở cửa ngõ TP.HCM

Theo ghi nhận của PV VOV Giao thông, ở cửa ngõ phía Đông, đoạn từ bến xe miền Đông (mới) đến nút giao thông Tân Vạn, lượng phương tiện tăng cao từ 17h ngày 26/4.

Sân bay Tân Sơn Nhất chuẩn bị phục vụ dịp Lễ và cao điểm hè 2024 thế nào?

Sân bay Tân Sơn Nhất chuẩn bị phục vụ dịp Lễ và cao điểm hè 2024 thế nào?

Theo dự báo của ngành hàng không, kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 tới đây các cảng hàng không sẽ rất sôi động với lượng hành khách tăng cao đột biến so với ngày thường, riêng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, dự kiến sẽ có khoảng 700.000 lượt hành khách đi và đến trong dịp này.

Thiên đường thể dục

Thiên đường thể dục

Khi tạm biệt một “Thành phố mưa phùn” của mùa xuân mới, Hà Nội lại đón cơn mưa rào chớm hạ khiến bước chân bộ hành thêm vội vã. Nhưng điều đó càng khiến vùng đất trở nên đáng nhớ khi mang nhiều sắc thái khác biệt vào mỗi mùa trong năm và mỗi thời điểm trong ngày.

Đèn tín hiệu đường Võ Chí Công không hiện số giây: Ý tưởng mới nhưng cần điều chỉnh nhịp nhàng

Đèn tín hiệu đường Võ Chí Công không hiện số giây: Ý tưởng mới nhưng cần điều chỉnh nhịp nhàng

Sáng 27/4, đèn tín hiệu giao thông trên trục đường Võ Chí Công (Hà Nội) đã được khôi phục đèn đếm ngược, sau một thời gian tạm ngắt theo phương án thí điểm của ngành chức năng Hà Nội để áp dụng hệ thống đèn giao thông thông minh trên một số nút giao trên tuyến đường này.

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng

Ngày 27/4/2024, tại Ga Sài Gòn, Tổng công ty ĐSVN đã tổ chức Lễ ra mắt đoàn tàu chất lượng cao SE21/22 (Sài Gòn – Đà Nẵng).

Những công trình biểu tượng của Thủ đô

Những công trình biểu tượng của Thủ đô

Hà Nội có nhiều công trình không chỉ mang tính lịch sử mà còn là giá trị tinh thần. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, có công trình được phục dựng hoàn toàn, một phần, có công trình được giữ gần như nguyên trạng, nhưng mỗi lần thay đổi diện mạo, thường đem đến những cảm xúc trái ngược với người dân Thủ đô...