Sửa đổi quy định về đèn xanh, đèn vàng từ 2025
Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Trước cổng Bệnh viện K Tân Triều, mặc dù cách cầu bộ hành không xa, nhưng nhiều người vẫn chọn cách luồn lách qua dòng phương tiện để băng qua đường
Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có khoảng 70 cầu vượt đi bộ được đầu tư, khai thác ở các nút giao cắt và khu vực gần bệnh viện, trường học, nơi có mật độ giao thông đông đúc nhằm đảm bảo an toàn cho người đi bộ.
Tuy nhiên, trong quá trình đưa vào sử dụng lại không nhận được sự quan tâm của người dân như kỳ vọng, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, thời gian qua các công trình này không được phát huy hết công dụng vốn có.
Theo ghi nhận của PV tại nhiều khu vực có đặt cầu bộ hành vẫn xảy ra tình trạng người dân đang “ngó lơ” sự tồn tại của cây cầu này để vô tư di chuyển dưới lòng đường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.
Trước cổng Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (đường Cầu Bươu, huyện Thanh Trì), chưa đầy 15 phút, dễ dàng bắt gặp hàng trăm trường hợp bệnh nhân, người nhà bệnh nhân vô tư băng qua đường ngay giữa dòng xe cộ, bất chấp hiểm nguy có thể ập tới.
Dù cầu bộ hành được xây dựng cách đó không xa nhưng tình trạng bệnh nhân, người nhà bệnh nhân bất chấp nguy hiểm băng qua đường diễn ra thường xuyên. Chị Ngọc Hoa (Thuận Thành, Bắc Ninh) cho rằng: “Đi lên cầu thang bộ xa và lâu hơn nên đi luôn dưới đường như vậy cho nhanh”.
Người dân đi bộ sang đường mặc cho cho các phương tiện khác đang di chuyển với tốc độ cao dẫn đến xung đột giao thông và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Ông Ngô Văn Hữu (Phủ Lý, Hà Nam) - bệnh nhân tại bệnh viện K chia sẻ: "Cầu này rất thuận tiện cho người đi bộ, tôi vừa có thể vận động một chút mà lại đảm bảo an toàn cho cả người già cũng như bệnh nhân. Chứ dưới đường rất nhiều xe tải to, vào giờ tan tầm thì đông lắm tôi không thể vẫy tay xin sang đường được”.
Mặt khác, thời gian gần đây cây cầu vượt đi bộ tại nút giao Mai Dịch (Quận Cầu Giấy, Hà Nội) và cầu vượt trước cổng Học viện An Ninh (đường Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội) đang dần biến thành tụ điểm vui chơi về đêm của nhiều bạn trẻ.
Vào mỗi buổi tối, hai cây cầu vượt này lại xuất hiện đám đông tấp nập đến tụ tập. Không gian của cầu bị tận dụng cho các hoạt động vui chơi, ca hát và thậm chí cả ăn uống.
Khu vực này tập trung nhiều trường đại học như Đại học Quốc gia, Thương mại, Sư phạm, Học viện Báo chí và tuyên truyền… Bạn Minh Thư (sinh viên trường ĐH Thương mại) chia sẻ: “Buổi tối mình thường lên cầu ngồi chơi cùng bạn bè hóng gió và ngắm xe cộ qua lại. Sinh viên như chúng mình thì lên đây là lựa chọn tiết kiệm nhất so với quán cafe hay rạp chiếu phim”.
Các đám đông này ngồi lê lết trên cầu, chiếm dụng cả lối đi, khiến cho việc di chuyển của những người đi bộ gặp nhiều khó khăn. Chị Dung (người dân sinh sống trên đường Hồ Tùng Mậu) bức xúc chia sẻ: “Đi thể dục tôi rất ngại qua cây cầu này. Các bạn thanh niên thường xuyên tụ tập ăn uống, đánh bài, hát hò, thậm chí còn tổ chức sinh nhật,...không còn lối cho người đi bộ. Nhiều hôm nhìn lên cầu thấy đông quá nên tôi đi dưới đường luôn”.
Người dân gần cầu đi bộ cho biết những nhóm thanh thiếu niên này tụ tập đông người có khi từ lúc chập tối đến 3 - 4h sáng. Tiếng ồn từ các hoạt động ca hát, nói chuyện ầm ĩ kéo dài cả đêm, ảnh hưởng đến cuộc sống, an ninh trật tự của khu vực xung quanh.
Trước thực trạng trên, ngoài tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành nghiêm chỉnh của người đi bộ, các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm ngặt những hành vi vi phạm nhằm bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông.
Có như vậy, cầu vượt bộ hành mới thực sự được sử dụng đúng mục đích, đúng chức năng.
Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về tín hiệu đèn giao thông từ 1/1/2025.
Khoảng 15 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thời điểm này các nhà vườn tại làng đào Nhật Tân và làng quất Tứ Liên, quận Tây Hồ (Hà Nội) đang tất bật vận chuyển đào, quất phục vụ thị trường tết.
Trong năm qua, liên tiếp xảy ra tình trạng tài xế bị đột quỵ khi đang điều khiển phương tiện giao thông. Đây là tình trạng rất đáng lo ngại, bởi nếu là tài xế xe khách hoặc chở hàng cồng kềnh mà bị đột quỵ giữa hành trình sẽ gây nguy hiểm đến tín mạng nhiều người khác khi cùng tham gia giao thông.
Ngoài những người xấp xỉ tuổi nghỉ hưu thì hầu hết công chức, viên chức dôi dư đều sẽ bắt đầu tìm kiếm công việc mới bởi họ còn tuổi lao động và còn nhiệt tình cống hiến.
Nghị định 168 quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2025, với nhiều lỗi giao thông bị xử phạt nghiêm.
Sau 2 tháng khẩn trương triển khai, 1 quần thể công viên rộng lớn liền cạnh công viên Bờ sông Sài Gòn đã hoàn thành và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân TP.Thủ Đức nói riêng, TP.HCM nói chung.
Vừa qua, Kênh VOV Giao thông đã phát sóng bài viết “Bị chặn lối thoát nạn, hàng chục hộ dân số 9 Nguyễn Xiển kêu cứu”, phản ánh về những bức xúc của hàng chục hộ dân tại phường Thanh Xuân Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) khi lối thoát nạn của họ bị chiếm dụng.